Tử tù "được chết" như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #550445 29/06/2020

    Tử tù "được chết" như thế nào?

    Sáng 17-6, sau hơn một ngày xét kháng cáo và nghị án, TAND cấp cao tại Hà Nội đưa ra phán quyết với 9 bị cáo trong vụ nữ sinh giao gà tại Điện Biên bị bắt cóc, cưỡng bức rồi sát hại. TAND cấp cao tại Hà Nội bác toàn bộ kháng cáo kêu oan và xin giảm nhẹ hình phạt của bốn bị cáo trong vụ án sát hại thiếu nữ giao gà sau một ngày xét xử. Theo đó, tòa vẫn giữ nguyên án tử hình ở bản án phúc thẩm.

    Khi bản án có hiệu lực, thủ tục thi hành án tử hình được thực hiện như sau:

    Theo quy định của Luật thi hành án hình sự 2019 và Nghị định 43/2020/NĐ-CP việc thi hành án tử hình như sau:

    Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.

    Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.

    Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:

    a) Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng);

    b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;

    c) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:

    Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.

    Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.

    Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.

    Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

    d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;

    Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;

    Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.

    Việc thực hiện các bước có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp.

    Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.

    Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.

    Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.

    Việc giải quyết các thủ tục sau khi người bị thi hành án đã chết thực hiện theo quy định tại các điểm e, g và h khoản 4 Điều 82 và Điều 83 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

     
    11181 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #550454   29/06/2020

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của ad. Mình từng đọc một số tác phẩm theo chân hành trình của những người tử tù thì họ thường chia sẻ rằng họ sợ nhất là tiếng bước chân của cán bộ trại giam trong đêm vì không biết bị đem bắn lúc nào...cơ mà bây giờ tử hình bằng tiêm thuốc thì chắc là khác rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #550637   30/06/2020

    HNP1997 viết:

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của ad. Mình từng đọc một số tác phẩm theo chân hành trình của những người tử tù thì họ thường chia sẻ rằng họ sợ nhất là tiếng bước chân của cán bộ trại giam trong đêm vì không biết bị đem bắn lúc nào...cơ mà bây giờ tử hình bằng tiêm thuốc thì chắc là khác rồi.

    Theo mình dù là hình thức xử bắn hay tiêm thuốc độc, thì theo mình họ cũng không biết đến khi nào mình bị đưa ra thi hành án do ở Việt Nam hiện thuốc dùng để tử hình cũng còn hạn chế và có trường hợp tử tù bị biệt giam đến 11 năm chờ đến ngày có thuốc để thi hành án.

     
    Báo quản trị |  
  • #550461   29/06/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Cảm ơn thông tin mà bạn cung cấp về trình tự thi hành án tử hình. Qua đó có thể thấy được các bước tiến hành thi hành án bằng việc tiêm thuốc độc. Hiện tại áp dụng biện pháp tiêm thuốc độc này cũng 1 phần giúp tử tù được ra đi êm ái hơn, giảm nhẹ được áp lực đối với những cán bộ thi hành án so với trước đây là xử bắn.

     
    Báo quản trị |  
  • #550638   30/06/2020

    TranThao0902 viết:

    Cảm ơn thông tin mà bạn cung cấp về trình tự thi hành án tử hình. Qua đó có thể thấy được các bước tiến hành thi hành án bằng việc tiêm thuốc độc. Hiện tại áp dụng biện pháp tiêm thuốc độc này cũng 1 phần giúp tử tù được ra đi êm ái hơn, giảm nhẹ được áp lực đối với những cán bộ thi hành án so với trước đây là xử bắn.

    Theo mình, thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc chỉ giảm nhẹ đau đơn hơn so với hình thức xử bắn, nhưng tính nhân đạo vẫn không giảm vì đối với người trực tiếp tiêm thuốc và trường hợp đã tiêm 3 lần nhưng vẫn không chết.

     
    Báo quản trị |  
  • #550464   29/06/2020

    hosyhieu20
    hosyhieu20
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2020
    Tổng số bài viết (210)
    Số điểm: 1710
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    Tử hình là hành vi tước đoạt mạng sống của những kẻ tội phạm. có nhiều ý kiến cho rằng nếu sau khi thực hiện hết 3 mũi tiêm mà tên tội phạm chưa chết thì sẽ được miễn tử hình. ĐIều này là hoàn toàn sai vì đây là là hành vi tước bằng đưuọc mạng sống và sau mỗi mũi tiêm mà chưa đạt được hiệu quả thì sẽ tiêm thêm mũi giũ phòng cho đến khi phạm nhân chết hoàn toàn.

     
    Báo quản trị |  
  • #550785   30/06/2020

    hosyhieu20 viết:

    Tử hình là hành vi tước đoạt mạng sống của những kẻ tội phạm. có nhiều ý kiến cho rằng nếu sau khi thực hiện hết 3 mũi tiêm mà tên tội phạm chưa chết thì sẽ được miễn tử hình. ĐIều này là hoàn toàn sai vì đây là là hành vi tước bằng đưuọc mạng sống và sau mỗi mũi tiêm mà chưa đạt được hiệu quả thì sẽ tiêm thêm mũi giũ phòng cho đến khi phạm nhân chết hoàn toàn.

     

    Nếu tử tù tiêm 3 lần thuốc độc nhưng vẫn sống cũng có khả năng thuốc tiêm là thuốc giả. Theo quy định trong thi hành án hình sự, tử tù sau khi được tiêm mũi tiêm cuối cùng sẽ được pháp y kiểm tra. Nếu thật sự tử tù vẫn sống cơ quan chức năng phải kiểm tra nguồn thuốc độc được tiêm có bị đánh tráo hay không, nếu thuốc chuẩn thì không bao giờ xảy ra điều đó. Khi tử tù không chết, khi đó có thể sẽ mọc ra một vụ án khác về thuốc là giả.

     
    Báo quản trị |  
  • #550472   29/06/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11411
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 203 lần


    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin. Tiêm thuốc được xem là biện pháp nhân đạo hơn so với việc thi hành án tử bằng súng, tử tù sẽ ra đi êm ái hơn so với bị bắn súng. Ngoài ra, còn một vấn đề mà mọi người hay lầm tưởng cứ nghĩ rằng nếu sau 3 mũi tiêm mà không chế sẽ được tha, theo quy định pháp luật thì không có việc tha như vậy.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #550724   30/06/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Nước ta đã chuyển đổi hình thức thi hành án tử hình từ bắn súng sang tiêm thuốc. Tuy tốn kém hơn rất nhiều so với hình thức cũ nhưng mình thấy đây là nổ lực của nhà nước để tạo tính khoán dung, nhân đạo cho các tử tù. Điều này giúp họ bớt cảm thấy đau đớn cũng như nguyên vẹn sau khi thi hành án. Mặt khác, nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi áp dụng hình thức này, từ chi phí cho đến cơ sở vật chất thực hiện.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #550791   30/06/2020

    MewBumm viết:

    Nước ta đã chuyển đổi hình thức thi hành án tử hình từ bắn súng sang tiêm thuốc. Tuy tốn kém hơn rất nhiều so với hình thức cũ nhưng mình thấy đây là nổ lực của nhà nước để tạo tính khoán dung, nhân đạo cho các tử tù. Điều này giúp họ bớt cảm thấy đau đớn cũng như nguyên vẹn sau khi thi hành án. Mặt khác, nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi áp dụng hình thức này, từ chi phí cho đến cơ sở vật chất thực hiện.

     

    Mình đồng ý với ý kiến của bạn, đúng là chuyển qua hình thức tử hình sang tiêm thuốc độc sẽ tốn nhiều cơ sở vật chất hơn và tốn kém hơn, do đó, vẫn có trường hợp tử tù bị biệt giam hơn 10 năm vẫn chưa được thị hành án.

     
    Báo quản trị |  
  • #550747   30/06/2020

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Hình thức tiêm thuốc độc là hình thức tử hình nhân đao nhất rồi nhưng cần phải có một khoản kinh phí lớn và khâu chuẩn bị, tổ chức cũng công phu hơn rất nhiều. Hiện thuốc Bộ y tế cũng phải nhập về. Trong thời gian tới, Bộ sẽ nghiên cứu sản xuất thuốc trong nước để phục vụ kịp thời việc thi hành án tử hình

     

     
    Báo quản trị |  
  • #550872   30/06/2020

    vyvy2409 viết:

    Hình thức tiêm thuốc độc là hình thức tử hình nhân đao nhất rồi nhưng cần phải có một khoản kinh phí lớn và khâu chuẩn bị, tổ chức cũng công phu hơn rất nhiều. Hiện thuốc Bộ y tế cũng phải nhập về. Trong thời gian tới, Bộ sẽ nghiên cứu sản xuất thuốc trong nước để phục vụ kịp thời việc thi hành án tử hình

     

    Mình đồng ý với quan điểm của bạn, đây cũng được xem là hình thức tử hình nhân đạo nhất, để thi hành án một tử tù thì cần 1 số tiền rất lớn và có khi cũng không có thuốc để thi hành án, nên vẫn có một số trường hợp bị biệt giam trên 10 năm để chờ thi hành án tử hình.

     
    Báo quản trị |  
  • #553693   31/07/2020

    Cảm ơn về bài chia sẻ hữu ích của bạn. Có các ý kiến cho rằng đã phạm tội đến mức cần loại bỏ hoàn toàn cho xã hội thì nên “bắn bỏ” để khỏi lãng phí tiền bạc, nhưng hiện tại vấn đề nhân đạo trong pháp luật cũng được các nước quan tâm, do đó nước ta chuyển đổi sang hình thức tiêm thuốc độc tử hình để đảm bảo có sự phù hợp trong quá trình hội nhập.

     
    Báo quản trị |