Từ lớp 12, học sinh bắt đầu được học môn Luật quốc tế

Chủ đề   RSS   
  • #482856 20/01/2018

    ThanhLongLS
    Top 500
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (244)
    Số điểm: 8120
    Cảm ơn: 28321
    Được cảm ơn 594 lần


    Từ lớp 12, học sinh bắt đầu được học môn Luật quốc tế

    Ngày 20/01/2018, Bộ Giáo dục đã chính thức công bố Toàn văn Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông và dự kiến chương trình này sẽ đựơc thông qua vào tháng 04/2018, trong đó, đáng chú rằng các môn học liên quan đến kinh tế, đặc biệt là pháp luật được đưa vào Chương trình môn Giáo dục Công dân để nhận biết cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân cũng như hệ thống chính trị và pháp luật Việt Nam, cụ thể như sau:

    I. Ở cấp tiểu học:

    Lớp 1: Nội quy trường học, lớp học

    Lớp 2: Tuân thủ Luật lệ nơi công cộng

    Lớp 3: Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông

    Lớp 4: Quyền và bổn phận trẻ em

    Lớp 5: Phòng tránh lạm dụng, xâm hại và bạo lực về thể xác, tinh thần trẻ em

    II. Ở cấp THCS:

    Lớp 6:

    - Công dân nước CHXHCN Việt Nam

    - Quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và tham gia của trẻ em Việt Nam

    Lớp 7:

    - Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS

    - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong giao đình

    Lớp 8:

    - Phòng chống tệ nạn xã hội

    - Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

    Lớp 9:

    - Phòng ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

    - Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

    III. Ở cấp THPT:

    Lớp 10:

    - Hệ thống chính trị nước CHXHVN Việt Nam

    - Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam

    - Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam

    Lớp 11:

    - Quyền bình đẳng của công dân

    - Quyền và nghĩa vụ của công dân về chính trị

    - Quyền và nghĩa vụ của công dân về dân sự

    Lớp 12:

    - Pháp luật quốc tế

    - Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế

    - Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa, xã hội

    Có một điều không bao giờ thay đổi, đó là " Mọi thứ đều thay đổi"

     
    13177 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn ThanhLongLS vì bài viết hữu ích
    duongtruongan (25/03/2018) binhqs73 (22/01/2018) ThyThy2901 (20/01/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #482876   20/01/2018

    tuantulaw
    tuantulaw
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2017
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 2847
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 34 lần


    Minh rất hoan nghênh dự thảo này, đây là một cách rất hay để đưa luật pháp đến gần với các em nói riêng và người dân nói chung. Có thể qua môn học này thì các em sẽ hiểu rõ luật pháp hơn, thông qua đó sẽ hướng tới gia đình các em. Tuyệt vời!

     
    Báo quản trị |  
  • #482888   21/01/2018

    ductho20995
    ductho20995

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 2920
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 53 lần


    Khi mà pháp luật đến với các bạn học sinh gần gũi hơn làm phát sinh một số vấn đề lớn như:

    - Thường những người học luật thì thấy đâu đâu cũng có hành vi phạm pháp. Đây là điều tốt, tuy nhiên các hành vi phạm pháp thì không ai xử lý hết, các bạn học sinh có dẫn đến việc "coi thường" pháp luật không nhỉ?

    - Nếu các bạn tiếp cận với pháp luật sớm, hiểu luật sơm thì đòi hỏi các nhà lập pháp khi ban hành quy định cần có tính logic chặt chẻ chứ các em mà bắt bẻ thì Thầy cô cũng khó "dạy"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ductho20995 vì bài viết hữu ích
    duongtruongan (25/03/2018)
  • #482900   21/01/2018

    Thật ra để các em làm quen sớm với pháp luật cũng là một chuyện hay, chỉ lo là các em còn quá nhỏ và không hiểu được hoặc là hiểu không đúng mà thôi. Đối với học sinh tiểu học thì thông thường mỗi lớp có một thầy/cô chủ nhiệm và dạy tất cả các môn, đến cấp 2 và cấp 3 thì mỗi môn học có thầy/cô chuyên dạy về môn đó, đối với môn giáo dục công dân thì hầu như không có giáo viên chuyên dạy về môn này. Nếu tích hợp việc giáo dục pháp luật vào môn giáo dục công dân thì có vẻ quá tải, quá tải ở đây chủ yếu là người dạy môn này. Xưa nay, các bài học của môn giáo dục công dân đa số là về đạo đức, mỗi thầy cô đều có thể tự nghiên cứu và giảng dạy được cho học sinh. Nhưng còn chuyện dạy luật, nên có một người am hiểu về luật để dạy cho các em thì sẽ hiệu quả hơn.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn ThyThy2901 vì bài viết hữu ích
    ninh2407 (21/01/2018) binhqs73 (22/01/2018) duongtruongan (25/03/2018)
  • #482967   21/01/2018

    Luật quốc tế muốn học và hiểu được thực sự rất khó, đối với môn luật quốc tế ở đại học cũng chỉ là học cho biết thôi chứ không áp dụng được. Theo mình học luật quốc tế ở lớp 12 là không cần thiết, vì nó quá chuyên sâu và rắc rối cho những người mới bắt đầu, kết quả của việc học luật quốc tế này sẽ không có gì cả vì ở lớp 12 chưa nắm được luật trong nước tốt mà học luật quốc tế thì hơi khó. Nên dạy môn luật dân sự thay vì quốc tế sẽ hợp lý hơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ninh2407 vì bài viết hữu ích
    duongtruongan (25/03/2018)
  • #482973   21/01/2018

    zich-nt
    zich-nt

    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2016
    Tổng số bài viết (110)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    vậy là tuyển cử nhân Luật để dạy môn giáo dục công dân chứ?

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn zich-nt vì bài viết hữu ích
    zing_zin_zz (21/03/2018) duongtruongan (25/03/2018)
  • #487613   21/03/2018

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


    zich-nt viết:

    vậy là tuyển cử nhân Luật để dạy môn giáo dục công dân chứ?

    mình cũng hy vọng vậy.... hihi... hi vọng tuyển cử nhân luật.... chứ cữ nhân luật tụi mình giờ ra trg thất nghiệp nhiều lắm đó.... làm giáo viên dạy giáo dục công dân cũng khá thích hợp....

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn zing_zin_zz vì bài viết hữu ích
    duongtruongan (25/03/2018)
  • #482979   22/01/2018

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Mình thấy ý kiến này nên tạm thời chưa được thông qua, việc đào tạo hay chỉ nói đơn giản là cho các em nắm bắt cơ bản về pháp luật Việt Nam đang là một mối lo rồi chưa nói đến việc cho học pháp luật quốc tế dù là cơ bản đi chăng nữa thì mình thấy chưa cần thiết. Nêu tập trung ưu tiên pháp luật Việt Nam, xu hướng hiện nay là tầng lớp giới trẻ vi phạm pháp luật ngày càng có hướng phát triển mạnh - trẻ hóa tội phạm, nguyên nhân do đâu? một trong các nguyên nhân là chưa nắm rõ pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giangmoom vì bài viết hữu ích
    duongtruongan (25/03/2018)
  • #482980   22/01/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 36 lần


    Việc phổ biến pháp luật ngay từ khi các em còn học ở các cấp dưới là một điều rất được hoan nghênh, mình rất ủng hộ quy định này. Các em bây giờ nhiều khi còn được học nhiều thứ hơn mình ngày xưa, hiểu biết về pháp luật giúp các em nhận thức được đúng đắn các hành vi của mình hơn và định hình trong đầu mình được một số nội dung cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

    Nhưng riêng đối với môn Luật quốc tế thì mình nghĩ chưa nên đưa vào chương trình giáo dục phổ thông. Vì môn này khá khó đòi hỏi người học phải có kiến thức cơ sở về pháp luật và phải nắm chắc được các kiến thức đó. Đồng thời môn này cũng cần các em phải có sự nhanh nhạy và phân tích nữa.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thambui94 vì bài viết hữu ích
    duongtruongan (25/03/2018)
  • #482981   22/01/2018

    Thuongtommy92
    Thuongtommy92

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2017
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 1117
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 39 lần


    Theo mình, trước khi học luật quốc tế học sinh nên học các môn học cơ bản trước, ví dụ như đầu tiên phải hiểu về bộ máy nhà nước, hình sự, dân sự....Đặc biệt là hình sự. Luật quốc tế là môn học rất khó, nên có những nắm bắt cơ bản về nhà nước là gì, bộ máy nhà nước gồm những gì....

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thuongtommy92 vì bài viết hữu ích
    duongtruongan (25/03/2018)
  • #482983   22/01/2018

    Loando1107
    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Phải chăng đây là một cánh cửa nghề nghiệp mới được mở ra cho cử nhân luật? Đăng kí một khóa nghiệp vụ sư phạm rồi xin vào các trường cấp 3 dạy môn giáo dục công dân nghe cũng có vẻ hợp lý đấy mọi người nhỉ!?

    Cử nhân luật ra trường không lo thất nghiệp nữa rồi 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Loando1107 vì bài viết hữu ích
    zing_zin_zz (24/03/2018) duongtruongan (25/03/2018)
  • #487585   21/03/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Mình nghĩ không nên áp dụng cho học sinh lớp 12 học môn luật quốc tế. Vì nó đòi hỏi người học phải có kiến thức cơ sở về pháp luật và phải nắm chắc được các kiến thức đó. Trong khi trên thực tế luật uốc tế cũng ít được áp dụng. Có chăng  thì chỉ nên đan xen vào trong chương trình môn giáo dục công dân thôi

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thuytrangak vì bài viết hữu ích
    zing_zin_zz (21/03/2018) duongtruongan (25/03/2018)
  • #487612   21/03/2018

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


    thuytrangak viết:

    Mình nghĩ không nên áp dụng cho học sinh lớp 12 học môn luật quốc tế. Vì nó đòi hỏi người học phải có kiến thức cơ sở về pháp luật và phải nắm chắc được các kiến thức đó. Trong khi trên thực tế luật uốc tế cũng ít được áp dụng. Có chăng  thì chỉ nên đan xen vào trong chương trình môn giáo dục công dân thôi

    mình cũng đồng tình giống bạn... luâtj quốc tế rộng lắm gồm cả tư pháp, công pháp, thường mại quốc tế.... mới lớpd 12 mà phải học thì có vẻ hơi cao rồi.... bây giờ đến tận sinh viên chuyên ngành luật mà đến năm 3-4 mới phải học..... mà giờ mới có năm lớp 12 mà phải học hơi nặng nha...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn zing_zin_zz vì bài viết hữu ích
    duongtruongan (25/03/2018)
  • #487844   24/03/2018

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


     

    zing_zin_zz viết:

     

     

    thuytrangak viết:

     

    Mình nghĩ không nên áp dụng cho học sinh lớp 12 học môn luật quốc tế. Vì nó đòi hỏi người học phải có kiến thức cơ sở về pháp luật và phải nắm chắc được các kiến thức đó. Trong khi trên thực tế luật uốc tế cũng ít được áp dụng. Có chăng  thì chỉ nên đan xen vào trong chương trình môn giáo dục công dân thôi

     

    mình cũng đồng tình giống bạn... luật quốc tế rộng lắm gồm cả tư pháp, công pháp, thương mại quốc tế.... mới lớp 12 mà phải học thì có vẻ hơi cao rồi.... bây giờ đến tận sinh viên chuyên ngành luật mà đến năm 3-4 mới phải học..... mà giờ mới có năm lớp 12 mà phải học hơi nặng nha...

     

     

    mà không cái này còn nhẹ.... tiêu đề chỉ mới nói là lớp 12 phải học luật quốc tế... mình mới coi chi tiết dự thảo rồi... lớp 10 mà phải học luật ngân sách nhà nước kìa... theo mình giả sử vì tình hình trẻ hóa tội phạm nếu có nâng cao thì cùng lắm dựa trên cơ sở nội dung của các học phần/môn học của chương trình đại học các khối không chuyên như pháp luật đại cương, hay cao lắm là cỡ nội dung các môn lý luận nhà nước và pháp luật thôi... đằng này mới có lớp 10, 11, 12 mà bị bắt học nào là hệ thống chính trị, thuế và luật ngân sách nhà nước, tín dụng,.... lao động, luật quốc tế, thương mại quốc tế.... khủng khiếp thật... chỉ còn thiếu luật đất đai cho đủ bộ nữa thôi....

     

    Cập nhật bởi zing_zin_zz ngày 24/03/2018 09:54:22 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn zing_zin_zz vì bài viết hữu ích
    duongtruongan (25/03/2018)
  • #487615   21/03/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Nếu bình tĩnh xem xét ngành Giáo dục sẽ dễ dàng phát hiện ra một lỗi rất lớn, đó là "tính phổ cập" rất đáng sợ, cứ như học là chuyện ai cũng làm được và đều làm được như nhau, trong khi từ hàng ngàn năm trước, các nhà Triết học vĩ đại nhất hành tinh như Platon, Aristotle... đã chỉ rõ việc học phải tùy người chứ không phải ai cũng học được. Có lẻ chỉ riêng tại Việt Nam chúng ta qui luật đó đã bị phá vỡ.

    Gian lận trong học hành, thi cử là nguyên nhân chủ yếu. Thử tưởng tượng, nếu Trường đại học Luật TPHCM, với cách tuyển sinh năm 2017 đã khiến nhiều thí sinh thi "2 trong 1" được tới 24, 25 điểm mà vẫn không vào được Trường này thì ở nhiều cơ sở đào tạo Cử nhân Luật khác chỉ cần thi "2 trong 1" được 15 điểm - điểm sàn để đậu THPT - là đã được trúng tuyển. Phải nói thẳng với nhau rằng, trong điều kiện thi cử bình thường (tức nghiêm túc, không gian lận) thì chỉ số IQ của người thi 24, 25 điểm khác với người chỉ được 15 điểm. Thế nhưng dù 15 hay 25 điểm sau đó đều là Cử nhân Luật thì liệu những anh, chị 15 điểm kia có đủ "IQ" để học Luật chương trình đại học hay họ phải gian lận để qua môn, có tấm bằng nhưng thực chất thì họ học không nổi, kiến thức trống rỗng ?

    Bây giờ lại định cho học trò THPT học Luật quốc tế ! Cải cách liền liền, năm nào cũng có cải cách giáo dục, thi cử....thế nhưng càng cải cách thì chất lượng giáo dục lại càng thấp, tỷ lệ nghịch với số lượng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiền sĩ.... Tôi nói thật, ngay cả những vị soạn thảo dự thảo cải cách giáo dục này mà cho học Luật quốc tế chưa chắc đã học được huống hồ học trò lớp 12.

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (23/03/2018) zing_zin_zz (24/03/2018)
  • #487646   21/03/2018

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Sự triển khai giảng dạy như vậy đối với hệ thống giáo dục thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là không mới. Có chăng chỉ ở nhân lực và phương pháp thực hiện ở thực tiễn. Hay nói cách khác: Giảng cái giáo viên có hay giảng điều học sinh cần biết?

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhlong3110 vì bài viết hữu ích
    duongtruongan (25/03/2018)
  • #495396   29/06/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Khung chương trình thì thấy thiết thực đấy nhưng chưa biết nội dung lý thuyết và thực hành thực tế như thế nào. Nhớ lại hồi học lớp 12 học về pháp luật Việt Nam mà thầy cho làm bài trắc nghiệm đánh đố về khả năng ghi nhớ. Bởi vì thầy đưa ra điều luật và đáp án đưa những từ tương tự nhau như ”nhiệm vụ", “trách nhiệm”, “nghĩa vụ”, “chức năng”. Một kiểu làm đúng là không thể vô nghĩa hơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #495436   29/06/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Đọc qua thông tin mà chủ bài viết gửi đến mình cảm thấy rất hoan nghênh với nội dung dự thảo. Tuy nhiên, còn một nội dung mà mình thấy chưa đề cập hay là đề cập một cách sơ sài đó là GIÁO DỤC GIỚI TÍNH. Quan điểm của mình thì đây là một nội dung rất quan trọng giúp trẻ em định hình được bản thân mình cũng như tự tin hơn trong cuộc sống, tự bảo vệ được mình và dễ dàng tiếp thu mọi thứ hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #497405   20/07/2018

    thengoc26
    thengoc26

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2016
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 12 lần


    Nếu mà học như này thì Hệ Đại học Luật ko cần dạy lại các môn đó cho thế hệ sinh viên mới nữa, tập trung dạy và học sâu Chuyên ngành như Dân sự/Hình sự/thương mại/... là oki :) mất tầm 3 năm để trau dồi kiến thức chuyên ngành sau đó có kiến thức cơ bản thì năm 4, nhà trường chủ động liên kết với khối doanh nghiệp, các văn phòng, hoặc công ty luật v...v cho sinh viên đăng ký đi thực tập trải nghiệm và làm báo cáo tốt nghiệp. Vừa rút ngắn được thời gian đào tạo, vừa giúp cho thế hệ sinh viên được tiếp cận trực tiếp với kiến thức sống và được thực hành thường xuyên trong môi trường thực tế! 

    Mọi chi tiết xin liên hệ email: lsthengoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #497414   20/07/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Tôi rất ủng hộ sự ra đời của dự thảo này. Giúp cho các em nhận biết sớm được quyền và nghĩa vụ của bản thân, của công dân nước Việt Nam. Nhận thức sớm được việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Từ cái nền đó, có khả năng tự tìm hiểu và nghiên cứu nhiều các luật khác phục vụ cho bản thân trong tương lai.

     
    Báo quản trị |  
  • #497439   21/07/2018

    minhchau96
    minhchau96

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/06/2017
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 665
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 10 lần


    Các nội dung giáo dục đạo đức, giá trị sống, kĩ năng sống, kinh tế, pháp luật là những nội dung chính ở cả ba cấp học trong chương trình môn GDCD mới. Nội dung được xây dựng theo hướng đồng tâm và phát triển tuyến tính, mở rộng và nâng cao dần từ tiểu học và THCS đến THPT.

    Những chủ đề nội dung môn học thiết thực, hiện đại, gắn với thực tiễn, với các sự kiện có tính thời sự trong đời sống đạo đức, pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hoá của địa phương, đất nước và thế giới.

    Chương trình nhằm tạo sự chuyển biến cho người học và người dạy về ý thức tự bảo vệ các giá trị, các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, quyền và tự do của người khác; ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ công dân... góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững của đất nước.

    Tuy nhiên, để dự thảo chương trình được hoàn thiện thêm, ban soạn thảo nên điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp hơn với lứa tuổi HS.

     
    Báo quản trị |