Chào bạn ta.luatsaoviet.
" về tố tụng: Mỗi người tham gia tố tụng chỉ với một tư cách" Điều mới nghe thì đúng đấy, nhưng bạn thử kiểm tra lại điều luật xem có chỗ nào quy định vậy không hay chúng ta hiểu tinh thần như vậy thôi.
Vấn đề đặt ra thảo luận tất nhiên là chưa có quy định rõ ràng nhưng việc hiểu và làm đúng quy định là điều bắt buộc chứ không phải chỉ "hiểu theo tinh thần" được. Vấn đề này đã từng xãy ra trong thực tế: luật sư đề nghị được "đóng hai vai": người đại diện và người bảo vệ quyền lợi.
Yêu cầu trên không được chấp nhận với lý do: mỗi tư cách tham gia tố tụng có quye2n và nghĩa vụ khác nhau, không thể nhập nhằn được. Tôi thấy ý kiến này là hợp lý vì:
- Điều 24. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử sẽ không được thực hiện vì không thể tự tranh tụng.
- Không thể biết khi nào ông A ứng xử với tư cách là nguyên đơn, khi nào là bị đơn vì có thể sau này ông A nói "tôi thực hiện hành vi X nào đó là không đúng vì chỉ có bị đơn mới được thực hiện mà tôi là nguyên đơn." ví dụ: rút đơn khởi kiện. Nếu ông A 2 lần không đến theo quyết định của TA thì sẽ đình chỉ vụ án (nguyên đơn vắng mặt) hay xét xử vắng mặt bị đơn?
"Về nội dung: chỉ bồi thường khi có lỗi; ông A gây thương tích cho ông A là "tự gây thương tích" nên không có lỗi không phải bồi thường." về lỗi thì ông A hoàn toàn có thể rơi vào trường tự gây thương tích cho mình do lỗi của mình chứ (ví dụ như: chạy xe nhanh quá tự đâm vào gốc cây) nên ông A hoàn toàn đáp ứng được khả năng có lỗi.
Lỗi là hành vì trái pháp luật đối với người khác: chạy xe nhanh quá tự đâm vào gốc cây là có lỗi đối với cơ quan quản lý về hành vi "chạy nhanh", chứ không phải lỗi vì tự té ngã bị thương tích.