Chào bạn chiakinguyen.
Tôi không đồng ý với bạn về ý kiến này, cụ thể như sau:
"Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ nhiều năm về trước khi chúng ta bắt đầu bị ép buộc đội nón bảo hiểm, đó là khoảng thời gian mà mình thấy được rất nhiều sự phản đối của dư luận, nào là ở nước ngoài áp dụng được, còn Việt Nam thì không, bởi đường sá, bởi mật độ dân số…sẽ làm cản trở khi tham gia giao thông.
Nhưng cốt yếu của việc đưa ra quy định này đó là để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, để hạn chế tai nạn, vì nếu có va quẹt nhau, té xe, thì dù gì, nón bảo hiểm cũng bảo vệ được cái đầu.
Sau đó, người thì áp dụng đúng theo quy định pháp luật, người thì không, và cũng có người áp dụng theo kiểu mang tính đối phó…Điểm lại cũng gần 10 năm kể từ khi áp dụng việc buộc đội nón bảo hiểm, người dân bây giờ cũng xuôi lòng theo, và chỉ còn rất rất ít người không áp dụng…bởi bây giờ, họ bắt đầu cảm thấy sự quan trọng của việc đội nón bảo hiểm, còn không thì cũng sợ bị phạt, không ít thì nhiều cũng được mấy bữa ăn sáng…"
Tại thời điểm diễn ra ý kiến phản đối thi loại mũ bảo hiểm nữa đầu chưa phổ biến, nên việc mang chiếc mũ chụp cả đầu gây cản trở cho việc quan sát trong quá trình điều khiển phương tiện rất nhiều.
Vấn đề cần giải quyết chính là đường xá quá xấu; người điều khiển phương tiện giao thông có bằng nhưng không biết luật; người vi phạm giao thông không bị xử phạt nghiêm mà chỉ "làm luật" là xong. . . đều là những vấn đề thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhưng họ lại "đổ thừa" trách nhiệm của người dân là không đội nón bảo hiểm nên số người chết vì tai nạn giao thông tăng: nhìn ngọn chứ không phải từ gốc. Hiện này số người chết vì tai nạn giao thông (dù có đội nón) cũng chứa có giảm.
"Rồi kế đến là câu chuyện mua BHYT, nếu để tất thảy mọi người được quyền tự nguyện mua BHYT thì chắc sẽ có rất ít người mua, nhưng khi bắt buộc thì số lượng người tham gia BHYT tăng lên nhiều. Việc bắt buộc mua BHYT với mục đích là để người dân có thể san sẻ cho nhau những rủi ro, để lỡ có bệnh thì có kinh phí hỗ trợ để chi trả khi đi khám chữa bệnh.
Nếu như bạn chưa từng bị mắc bệnh hiểm nghèo, phải bỏ ra nhiều tiền chữa trị, chắc bạn chưa biết được giá trị của việc tham gia BHYT.
Cho nên, việc buộc tham gia BHYT đó là quyền lợi bảo vệ sức khỏe chính đáng của người dân."
Tại thời điểm có ý kiến phản đối, người dân không mua BHYT tự nguyện, thậm chí có mua cũng không sử dụng vì chính thái độ của ngành y tế: Phân biệt đối xử đối với người dùng thẻ BHYT, phục vụ không tốt, thậm chí có hiện tượng vòi vỉnh, đòi tiền người khám BHYT nên nhiều người thuộc diện mua BHYT bắt buộc cũng không muốn sử dụng dù có thẻ, nên buộc cả hộ phải mua là vô lý. Chính nhờ sự phản biện đó mà ngành y tế đã có sự chấn chỉnh; Hiện nay, thái độ và phương thức phục vụ đã tốt hơn nên nhiều người mua BHYT, chứ kg phải vì chủ trương bắt buộc; trái lại, nhiều người hiện nay muốn mua BHYT nhưng không được vì nhiều người trong gia đình thu nhập thấp không có tiền mua nên người muốn mua hoặc phải mua giùm người khác hoặc kg được mua luôn.
"Cuối cùng, là câu chuyện mà mấy bữa nay dư luận đang xôn xao đó là buộc chủ thuê bao di động phải chụp ảnh chân dung của mình khi đăng ký sử dụng dịch vụ. Có lẽ, chưa tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, mọi người đã vội vàng kết luận cho là tốn kém chi phí, rồi rắc rối, khó khăn cho người dân và gây khó cho người bán sim điện thoại di động.
CMND thì có thể lấy của người khác để mà đăng ký thông tin, nhưng chụp ảnh chân dung kèm với CMND có vẻ đảm bảo thông tin chính xác hơn. Khi cần thiết sẽ phục vụ cho việc truy tìm thông tin của người sử dụng thuê bao, nhất là trong 1 số nghiệp vụ điều tra…
Đó còn đảm bảo minh bạch thông tin của người dân, giống như mỗi người đều phải có CMND hay thẻ căn cước công dân vậy…"
"CMND thì có thể lấy của người khác để mà đăng ký thông tin" Là một nhận định thiếu cơ sở: Rất nhiều thông tin trên CMND dùng để phát hiện ra sự thiếu trùng khớp nếu người khác mang ra sử dụng; đây là chức năng chính của CMND mà.
Việc mua sim để sử dụng là một giao dịch dân sự thông qua hợp đồng; hợp đồng này vốn hợp pháp, đúng quy định của pháp luật tại thời điểm giao kết, nên việc sửa đổi, bổ sung phải từ các bên giao kết hợp đồng chứ không phải từ một mệnh lệnh hành chính: nếu quy định từ đầu thì có thể tôi đã quyết định không sử dụng điện thoại di động và các doanh nghiệp viễn thông có thể đã phá sản chứ không tồn tại đến ngày nay mà có quy định mới.
Với quy định này sẽ phát sinh hiện tượng mới là nhờ đứng tên giùm thì càng phức tạp và khó khăn cho công tác quản lý.
Nói tóm lại, theo quan điểm của mình, bất kỳ quy định nào được đưa ra đều nhằm mục đích tốt, có thể ban đầu nhận nhiều sự phản đối của người dân bởi sự ép buộc đó, nhưng sau khi áp dụng rồi thì mới bắt đầu cảm thấy có lợi, tốt cho mình.
Giống như một đứa trẻ có cha, có mẹ, cha thì không ép buộc nó làm thứ này thứ kia, nhưng mẹ thì luôn buộc phải làm đủ thứ. Tất nhiên đứa trẻ sẽ theo cha mà không phải theo mẹ, mặc dù những điều ép buộc đó là tốt cho nó. Đến khi chúng lớn thì mới hiểu được.
Người dân không phải ai cũng là "đứa trẻ" mà không biết nhận thức đúng, sai.
Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 22/06/2017 09:22:26 SA