Ông Điệp chết năm 1992 để lại di sản thừa kế là một phần Quyền sử dụng đất 500m2 do ông Điệp và bà Đằng đứng tên hợp pháp. Lúc sinh thời Ông Điệp không để lại di chúc.
Những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất của ông Điệp gồm có: Bà Đằng vợ ông Điệp và 05 người con của ông Điệp ( Cha và mẹ của ông Điệp chết trước ông Điệp).
Hiện nay (năm 2009), Bà Đằng và 05 người con thống nhất để bà Đằng nhận toàn bộ di sản thừa kế do ông Điệp để lại.
Tuy nhiên, hiện nay 05 người con của Ông Điệp (01 người định cư ở nước ngoài, 02 người ở miền Nam, 02 người còn lại sống cùng với bà Đằng trên mãnh đất nêu trên tại Quảng Bình, do đó rất khó để có mặt cùng lúc tại Quảng Bình để lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản, và 05 người con cũng không thể lập văn bản từ chối nhận di sản thừa kế do đã quá thời gian 06 tháng kể từ ngày mở thừa kế.
Vậy kính nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi:
1/. Mỗi người con có thể lập văn bản có xác nhận của UBND xã nơi người đó cư trú hoặc hợp pháp hóa lãnh sự tặng cho bà Đằng phần di sản được hưởng.
2/. Các người con của bà Đằng bị thất lạc hết giấy khai sinh, vậy có thể dùng lý lịch Đảng viên của cháu nội bà Đằng làm cơ sở chứng minh hàng thừa kế thứ nhất được không?.
3/. Sau khi được đứng tên một mình, Bà Đằng muốn lập di chúc giao mảnh đất nói trên cho người con định cư ở nước ngoài quản lý làm nơi thờ tự ông bà. Vậy người con ở nước ngoài (không hồi hương) có được đứng tên quyền sử dụng đất nói trên, nếu được người con đó có được phép thế chấp, chuyển nhượng, tặng cho người khác ngoài mục đích làm nơi thờ tự được không?.
4/. Nhờ luật sư chỉ cho cách tối ưu để Bà Đằng được đứng tên một mình và làm cách nào để người hưởng thừa kế từ di chúc của bà Đằng không thể thế chấp, chuyển nhượng hoặc tặng cho người khác ngoài mục đích thờ tự.
Xin chân thành cảm ơn, chúc quý vị sức khỏe và hạnh phúc