Theo qđ26/2006/QĐ-NHNN Thì bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
Người bị kiện: căn cứ vào quy định trên được hiểu khi B không thực hiện đúng theo hợp đồng với A thì bên ngân hàng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho B. Như vậy, người bị kiện sẽ là C, D. Cá nhân tôi chưa thấy quy định nào quy định về việc tổ chức ko phải là pháp nhân thì không có tư cách đương sự trong tố tụng dân sự. Tại điều 63, khoản 3 BLTTDS có quy định: Trường hợp đương sự là tổ chức không phải là pháp nhân…. Như vậy, được hiểu đương sự vẫn có thể là tổ chức mà không phải là pháp nhân. Tuy nhiên, về mặt cá nhân tôi cho rằng, khi kiện, bạn nên kiện Ngân hàng C, D chứ ko nên kiện chi nhánh C, D.
Người khởi kiện: Như trên đã trình bày thì người khởi kiện vẫn có thể là chi nhánh, tuy nhiên, để chặt chẽ hơn thì đương sự nên là tổng công ty A.
Thẩm quyền giải quyết có thể là trụ sở của chi nhánh hoặc trụ sở của Ngân hàng C, D. bạn đọc khoản B, điều 36BLTTDS 2011 sửa đổi bổ sung nhé.
Kiến thức còn có hạn, mong mọi người chỉ giáo thêm. thankss
Cập nhật bởi trantulaw16 ngày 29/06/2012 02:07:01 CH
Tư vấn miễn phí trong khả năng:
Liên hệ: 097-3339-112
Biết thì trả lời-không biết thì tìm hiểu tiếp tục trả lời- tìm hiểu cho đến khi trả lời được thì thôi.
Văn phòng