Tư cách của nguyên đơn và bị đơn trong tố tụng

Chủ đề   RSS   
  • #192669 09/06/2012

    iuah1911

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Tư cách của nguyên đơn và bị đơn trong tố tụng


    Tôi có một vụ việc như sau rất mong sự giúp đỡ của mọi người:

    Chi nhanh ( giám đốc chi nhánh là đại diện theo ủy quyền)của Tổng công ty cổ phần A ký 2 hợp đồng với Công ty B.
    Hợp đồng 1 được Chi nhánh ngân hàng C tại Hải Dương ( trụ sở tại Hà Nội) phát hành Bảo lãnh thanh toán cho công ty B.
    Hợp đồng 2 được Chi nhánh ngân hàng D tại Hà Nội ( trụ sở tại Hà Nội) phát hành Bảo lãnh thanh toán cho CT B.

    Hết thời hạn thanh toán, công ty B không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán cho Chi nhánh công ty A, Công ty A yêu cầu 2 ngân hàng trên thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình. Tuy nhiên 2 ngân hàng trên không hợp tác, Công ty A quyết định nộp đơn khởi kiện ra tòa án.
     
    Tôi có một số vấn đề băn khoăn như sau:
    1. Nguyên đơn là Tổng công ty cổ phần A chứ không phải là Chi nhánh của Tổng công ty cổ phần A
    2. Bị đơn là  2 ngân hàng C và D chứ không phải là chi nhánh của 2 ngân hàng trên.
    ( căn cứ theo Luật doanh nghiệp thì : chi nhanh và văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân do đó, chi nhánh và văn phòng đại diện không có tư cách đứng đơn trong tố tụng trừ trường hợp chi nhánh độc lập với công ty mẹ)
    3. Tôi đang băn khoăn không biết tòa án nơi nào sẽ là nơi có thẩm quyền giải quyết? Trogn đơn khởi kiện, bị đơn là Ngân hàng C và Ngân hàng D có hợp lý không ?

    Rất mong sự giúp đỡ của các luật sư.

    Trân trọng,

     
    29464 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #192766   10/06/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Sao giống bài tập? Nhưng tình huống hay nên đưa ý kiến cá nhân ra thảo luận:
    - Nguyên đơn Tổng Cty A;
    - Bị đơn: Cty B;
    - Bên có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: 02 Ngân hàng.
    - Tòa án: Nơi Cty B có trụ sở.
    Có gì không phải, xin chém nhẹ tay!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    iuah1911 (10/06/2012)
  • #192776   10/06/2012

    iuah1911
    iuah1911

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Đây là tình huống thực tế bạn ạ,

    Mình đang suy nghĩ theo hướng kiện trực tiếp ngân hàng, chứ không kiện Công ty B
     
    Báo quản trị |  
  • #197594   29/06/2012

    trantulaw16
    trantulaw16

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2012
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 610
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 5 lần


     

    Theo qđ26/2006/QĐ-NHNN Thì bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

    Người bị kiện: căn cứ vào quy định trên được  hiểu khi B không thực hiện đúng theo hợp đồng với A thì bên ngân hàng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho B. Như vậy, người bị kiện sẽ là C, D. Cá nhân tôi chưa thấy quy định nào quy định về việc tổ chức ko phải là pháp nhân thì không có tư cách đương sự trong tố tụng dân sự. Tại điều 63, khoản 3 BLTTDS có quy định: Trường hợp đương sự là tổ chức không phải là pháp nhân…. Như vậy, được hiểu đương sự vẫn có thể là tổ chức mà không phải là pháp nhân. Tuy nhiên, về mặt cá nhân tôi cho rằng, khi kiện, bạn nên kiện Ngân hàng C, D chứ ko nên kiện chi nhánh C, D.

    Người khởi kiện: Như trên đã trình bày thì người khởi kiện vẫn có thể là chi nhánh, tuy nhiên, để chặt chẽ hơn thì đương sự nên là tổng công ty A.

    Thẩm quyền giải quyết có thể là trụ sở của chi nhánh hoặc trụ sở của Ngân hàng C, D. bạn đọc khoản B, điều 36BLTTDS 2011 sửa đổi bổ sung nhé.

    Kiến thức còn có hạn, mong mọi người chỉ giáo thêm. thankss

    Cập nhật bởi trantulaw16 ngày 29/06/2012 02:07:01 CH

    Tư vấn miễn phí trong khả năng:

    Liên hệ: 097-3339-112

    Biết thì trả lời-không biết thì tìm hiểu tiếp tục trả lời- tìm hiểu cho đến khi trả lời được thì thôi.

    Văn phòng

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trantulaw16 vì bài viết hữu ích
    thanhnhon24091987 (04/07/2012) iuah1911 (04/07/2012)
  • #197600   29/06/2012

    haituanacb
    haituanacb

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2011
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 12 lần


    Tôi đồng ý với ý kiến của nguyenkhanhchinh, Bị đơn là Công ty B, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng C và D, thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi Công ty B có trụ sở.

     
    Báo quản trị |  
  • #197706   29/06/2012

    trantulaw16
    trantulaw16

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2012
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 610
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 5 lần


    vậy theo bạn thư bảo lãnh của ngân hàng để làm gì ?

    Tư vấn miễn phí trong khả năng:

    Liên hệ: 097-3339-112

    Biết thì trả lời-không biết thì tìm hiểu tiếp tục trả lời- tìm hiểu cho đến khi trả lời được thì thôi.

    Văn phòng

     
    Báo quản trị |  
  • #198748   04/07/2012

    haituanacb
    haituanacb

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2011
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 12 lần


    Vì ngân hàng đã có thư bảo lãnh nên mới phải làm người liên quan. Trong trường hợp này, đáng ra ngân hàng phải đứng ra trả nợ thay cho Công ty B, sau đó ngân hàng mới đòi nợ Công ty B bằng một vụ kiện kinh doanh thương mại khác. Đằng này ngân hàng lại không thực hiện nghĩa vụ của mình, nhưng trong hợp đồng Công ty B là bên ký hợp đồng với chi nhánh Công ty cổ phần A, khi B không thanh toán thì A có quyền yêu cầu Tòa án buộc B phải trả nợ, nếu B không trả nợ thì ngân hàng phải trả nợ thay.

     
    Báo quản trị |  
  • #198760   04/07/2012

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


               Chào tất cả thành viên trường hợp trên tôi nghĩ nên xác định xem việc ký kết giứa Chi nhánh ngân hàng C tại Hải Dương (trụ sở tại Hà Nội) phát hành Bảo lãnh thanh toán cho công ty B. Hợp đồng 2 được Chi nhánh ngân hàng D tại Hà Nội ( trụ sở tại Hà Nội) phát hành Bảo lãnh . Hai hợp đồng bảo lãnh trên của hai chi nhánh ngân hàng C, D khi ký kết bảo lãnh cho Công ty B có được Văn bản ủy quyền ký kết hợp đồng bảo lãnh trên của ngân hàng C, D không? Về mặt pháp lý và xác định tư cách pháp lý trong hồ sơ khởi kiện về người khởi kiện, người bị kiện, tòa án có thẩm quyền tôi đồng ý với ý kiến .

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #198965   05/07/2012

    haituanacb
    haituanacb

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2011
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 12 lần


    Thông thường, khi bảo lãnh cho một khách hàng, ngân hàng sẽ phát hành một "thư bảo lãnh" chứ không ký hợp đồng với bên nhận bảo lãnh.

     
    Báo quản trị |  
  • #201654   18/07/2012

    iuah1911
    iuah1911

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn các ý kiến của các luật sư.

     
    Báo quản trị |  
  • #237835   07/01/2013

    Tôi cũng đang có một tình hướng thực tế đang vướng mắc, các bạn cho ý kiến, quan điểm nhé. Công ty TNHH A ( trụ sở Khánh hòa) khởi kiện Công ty Cổ phấn B(Trụ sở Huế,  có chi nhánh tại khánh Hòa) hoàn trả số tiền còn nợ trong hợp đồngmua bán hàng hóa. Vậy xác định tư cách nguyên đơn và bị đơn giups tớ.

    Theo tớ/: Nguyên đơn: Cty TNHH A - Đại diện theo Pháp luật: Ông H

                  Bị đơn: Công ty cổ phần B(công tytổng). Đại diện theo ủy quyền: Ông K

     

     
    Báo quản trị |  
  • #345264   18/09/2014

    thainguyen009
    thainguyen009

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/08/2014
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Mình có một thắc mắc là "thư bảo lãnh" của ngân hàng có phải là một dạng của HĐ không?! Nếu nó là một HĐ thì A có thể khởi kiện các chi nhánh hoặc ngân hàng này. Thư bảo lãnh nó vẫn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, quyền được yêu cầu thanh toán của công ty A đối với các ngân hàng khi cty B không trả nợ và nghĩa vụ của ngân hàng đối vứi A khi B không trả nợ...v..v. Nếu trường hợp A không đồng ý cho các ngân hàng đó bảo lãnh thì sao? thư bảo lãnh nhưng vẫn phải có sự đồng ý của bên nhận bảo lãnh chứ, nó xem như là một thỏa thuận giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh và làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Và nếu A yêu cầu mà chi nhánh của các ngân hàng không thanh toán thì họ đã vi phạm hợp đồng bảo lãnh, vì thế A có thể khởi kiện chi nhánh hoặc kiện trực tiếp ngân hàng.

    Tòa án nơi đặt chi nhánh của tổ chức hoặc nơi có trụ sở của tổ chức sẽ có thẩm quyền giải quyết theo yêu cầu của nguyên đơn (điểm b khoản 1 điều 36 BLTTDS sửa đổi bố sung)

     
    Báo quản trị |