[Từ A đến Z] Thủ tục đăng ký Sàn giao dịch thương mại điện tử - Phần 1/2

Chủ đề   RSS   
  • #428804 22/06/2016

    phanthanhtuan2013
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2013
    Tổng số bài viết (310)
    Số điểm: 2586
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 154 lần


    [Từ A đến Z] Thủ tục đăng ký Sàn giao dịch thương mại điện tử - Phần 1/2

    (Nguồn: Sưu tầm Facebook)

    Chào mọi người,

    Tạm gác lại một bên những tranh cãi của giới nghiên cứu luật và sự hoang mang của các bạn start-up (thường liên quan đến IT) về quy định tại Điều 292 Bộ Luật hình sự (BLHS) 2015 truy tố tội “Cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông”, tại bài viết này, mình mong muốn đưa ra giải pháp cho tình thế hiện tại bởi tranh cãi rồi cũng phải đến hồi kết và hoang mang rồi cũng phải bị xua tan đi để mọi người còn yên tâm làm ăn.

    1 trong số giải pháp đó là thực hiện đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử mà mình sẽ trình bày dưới đây để các bạn có thể dễ hình dung. Đối với app thì cũng tương tự về thành phần hồ sơ và thủ tục nhé.

    Bắt đầu:

    1)  Intro:

    Mình tạm chia công việc trong 1 start-up thành 2 nhóm là: (1) các công việc về kinh doanh (business) và (2) các công việc hậu trường (backup).

    • Đối với nhóm (1), công việc chủ yếu hướng đến việc làm sao phát triển sản phẩm, dịch vụ thật tốt hơn khách hàng và thậm chí là phải tìm mọi cách để có doanh thu. Trong chiến tranh, người ta thường gọi là “tiền tuyến”.
    • Đối với nhóm (2), công việc chủ yếu hướng đến là support cho nhóm (1) để nhóm (1) yên tâm trên “tiền tuyến”, ví dụ như: admin; tuyển nhân sự; set up văn phòng; lo giấy tờ, hợp đồng; thủ tục, … Trong chiến tranh, người ta thường gọi là “hậu phương”. Thủ tục đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử nằm ở nhóm (2) này nhé mọi người.

    Theo mình nhận thấy, nhóm (1) giống như đầu tàu, đóng vai trò chính yếu hơn nhóm (2) trong một dự án/công ty và các founder thường chú trọng các công việc nhóm (1) nhiều hơn vì họ luôn phải đau đáu suy nghĩ làm sao để có thể phát triển và đưa ra thị trường sản phẩm, dịch vụ thật tốt trước đã, rồi khi đó mới tính đến các công việc nhóm (2). Vì vậy, có thể sẽ không có nhiều thời gian cho founder để ý tới công việc nhóm (2) hoặc là đã biết rồi nhưng mà mặc nó vậy, để sau rồi tính.

    Đối với các start-up có liên quan đến website thương mại điện tử, khối lượng công việc rất rất nhiều. Founder sẽ phải giải quyết cả vấn đề về mảng content (định hướng website là gì, phát triển như thế nào, nội dung trên website ra sao, làm việc với các đối tác,…) và techique của website (đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, code web không bị bug, …). Nếu biết về việc phải đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử rồi thì thường sẽ giao cho người khác chứ khó có thể kham nổi, chưa kể là nếu không chuyên về luật và chưa tìm hiểu về việc phải đăng ký này. Một số có thể nghĩ là “ồ, thủ tục gì mà lên tận Bộ Công thương thế này, khó vậy sao mà làm”, hoặc là “Giấy tờ nhiều quá, đề án website là cái gì vậy”, …Đó là theo những gì mình quan sát được qua công việc hiện tại mình làm.

    Vậy, bây giờ muốn đăng ký website thương mại điện tử thì làm thế nào đây?

    1)  Tìm 1 đơn vị tư vấn để nhờ họ làm;

    2)  Tự làm

    Cho dù bạn chọn 1 trong 2 cách trên thì cũng có thể đọc phần tiếp theo dưới đây để nắm rõ hơn nhé.

    2)  Đăng ký website thương mại điện tử

    Cảm ơn bạn đã đọc và lướt đến phần này. Tại phần này, mình sẽ đề cập tới các bước để có thể đăng ký website thương mại điện tử. Tuy nhiên, mình sẽ không quá đi sâu vào phần thủ tục hành chính vì hiện tại trên Internet đã có nhiều bài viết về thủ tục này mà mình chủ yếu đi vào thực tiễn để triển khai công việc.

    Các bước như sau:

    • Bước 1: Định hình website;
    • Bước 2: Chuẩn bị nguồn lực để đăng ký

    2.1 Thông tin về hệ thống, nội dung website

    2.2 Nhân sự

    2.2 Giấy tờ, tài liệu

    • Bước 3: Thực tiễn thủ tục đăng ký

    ------------------------------------------------------

    Cụ thể:

    Bước 1: Định hình website:

    Website của bạn thuộc dạng nào? Có rất nhiều cách để phân chia các loại web. Trong phạm vi bài viết này, các loại web được phân chia theo tiêu chí như sau:

    1.1  Website chỉ bán/đăng tin/giới thiệu/quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của công ty

    Web loại này chỉ dành cho sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn thôi nhé. Ví dụ: Công ty Caselaw Việt Nam chỉ cung cấp dịch vụ Tra cứu bản án, Công ty Toshiba bán hàng của cty này thì chỉ cho lên web sản phẩm của Toshiba thôi nhé

    Đối với web loại này, bạn cần phải thực hiện thủ tục khá đơn giản là Thông báo website. Ngoài các nội dung không trái thuần phong mỹ tục và quy định của pháp luật, trên website của bạn cần có các nội dung sau:

    Điều khoản sử dụng website: Mình thấy đây là 1 trang cần phải có đối với 1 web cho nó chuyên nghiệp hơn. Trang này có thể coi là tuyên bố của chủ website đối với người truy cập là “à, web của tôi là thế này đây, anh vào nhà tôi thì phải theo quy định, hướng dẫn của tôi, nếu không tôi không chịu trách nhiệm”. Để có nội dung của trang Điều khoản sử dụng -> có thể đi copy ở website khác và sửa cho đúng với website của mình;

    Chính sách bảo mật: Tương tự như trang Điều khoản sử dụng

    + Logo + thông tin chủ sở hữu web ở phần Footer của web.

    1.2  Website bán/đăng tin/quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của đối tác

    Website dạng này có thể coi như là 1 kênh phân phối hoặc quảng cáo hoặc môi giới giùm, hoặc nói đúng bản chất hơn tí nữa là giống như 1 cái “chợ”. Bạn lập ra website này có nghĩa là bạn là Ban quản lý chợ. Do vậy, bạn phải đảm bảo rằng “chợ” này không được gây mất trật tự (không phát tán virut, đăng tin sai sự thật, đảm bảo an ninh,…);  không được bán hàng, dịch vụ bị cấm, mọi người vào “chợ” phải đăng ký, và quan trọng nhất  là phải đăng ký thành lập “chợ” với Bộ Công thương. 1 số trang thuộc lại này như: vatgia, muachung, nhommua, hotdeal, lazada,

    Đây chính là sàn giao dịch thương mại điện tử.

    1.3 Ngoài ra, 1 số website về dạng đăng tin lại, câu link từ website khác thì xin thêm cái Giấy phép Trang thông tin điện tử tổng hợp cho nó yên tâm nhé.

    Bước 2: Chuẩn bị nguồn lực để đăng ký

    ... Còn nữa 

    --------------------------------------------------------

    [Từ A đến Z] Triển khai đăng ký Sàn giao dịch thương mại điện tử - Phần 2/2:

    Bước 2: Chuẩn bị nguồn lực để đăng ký, gồm:
    2.1 Thông tin về hệ thống, nội dung website 
    2.2 Nhân sự 
    2.3 Giấy tờ, tài liệu
    Bước 3: Thực tiễn thủ tục đăng ký website sàn giao dịch TMĐT

    Tra cứu BẢN ÁN/ HỢP ĐỒNG MẪU tại https://caselaw.vn

     
    6277 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận