Từ 9/2/2021: Nghị định mới thay đổi nhiều quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Chủ đề   RSS   
  • #567775 11/02/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Từ 9/2/2021: Nghị định mới thay đổi nhiều quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

    Thay đổi nhiều quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng trong công tác quản lý chi phí

    Thay đổi nhiều quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng trong công tác quản lý chi phí

    Từ ngày 09/02/2021, Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng có hiệu lực thi hành và thay thế Nghị định 68/2019/NĐ-CP. Nhiều quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư trong công tác quản lý chi phí đầu tư, xây dựng đã được thay đổi.

    Cụ thể, theo quy định cũ tại Nghị định 68, quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư như sau:

    Về quyền:

    - Quyết định sử dụng chi phí dự phòng đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

    - Thuê các tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để thực hiện lập, thẩm tra, kiểm soát, quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

    - Được quyền đòi bồi thường hoặc khởi kiện ra tòa án theo quy định của pháp luật đòi bồi thường các thiệt hại do việc chậm trễ của cơ quan thanh toán vốn đầu tư đối với phần vốn ngân sách nhà nước;

    - Chấp thuận các thay đổi biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật do nhà thầu đề xuất nhưng phải đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường theo các thỏa thuận của hợp đồng đã ký kết. Kiểm soát các thay đổi trong quá trình thi công xây dựng công trình có liên quan đến thay đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình hoặc đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình;

    - Chấp thuận các đề xuất về thay đổi vật tư, vật liệu xây dựng theo đề xuất của tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu thi công xây dựng nhưng phải đảm bảo về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng, tiến độ xây dựng trên cơ sở các thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết và mục tiêu của dự án;

    - Được thực hiện một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định;

    - Các quyền khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Về nghĩa vụ:

    - Tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình; trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư điều chỉnh;

    - Tổ chức lập dự toán xây dựng, dự toán xây dựng điều chỉnh trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;

    - Tổ chức xác định các định mức xây dựng mới hoặc điều chỉnh của công trình, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

    - Tổ chức xác định giá xây dựng công trình; chỉ số giá xây dựng cho công trình, gói thầu xây dựng;

    - Tạm ứng, thanh toán và quyết toán hợp đồng theo các quy định trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu;

    - Tổ chức kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định;

    - Quyết định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của giá trị đề nghị cơ quan thanh toán vốn đầu tư thanh toán vốn cho nhà thầu;

    - Tổ chức lập Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình hoàn thành theo đúng quy định tại Điều 27 Nghị định 68;

    - Mua bảo hiểm công trình đối với các công trình có quy định phải mua bảo hiểm hoặc ủy quyền cho nhà thầu mua bảo hiểm thông qua hợp đồng xây dựng;

    - Các nghĩa vụ khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy định khác của pháp luật có liên quan;

    - Cung cấp thông tin dữ liệu của dự án theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước; phối hợp hoặc tổ chức thu thập thông tin quản lý chi phí theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

    Quy định mới tại Điều 37 Nghị định 10 chỉ bao gồm 8 nội dung:

    1. Thực hiện quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư tại Điều 68 Luật Xây dựng và thẩm quyền quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan.

    2. Chấp thuận các đề xuất về thay đổi vật tư, vật liệu xây dựng, biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật theo đề xuất của tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu thi công xây dựng nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường theo các thỏa thuận của hợp đồng xây dựng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng và mục tiêu của dự án.

    3. Quản chặt chẽ, sử dụng nguồn vốn bố trí cho dự án đúng mục đích; kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định, đảm bảo tiến độ, hiệu quả của dự án.

    4. Thực hiện một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định.

    5. Cung cấp thông tin dữ liệu của dự án theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước; phối hợp hoặc tổ chức thu thập thông tin quản lý chi phí theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

    6. Tạm ứng, thanh toán và quyết toán hợp đồng theo các quy định trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu.

    7. Mua bảo hiểm công trình đối với các công trình có quy định phải mua bảo hiểm hoặc ủy quyền cho nhà thầu mua bảo hiểm thông qua hợp đồng xây dựng.

    8. Thực hiện nộp phạt khi bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng từ nguồn chi phí quản lý dự án.

    Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 12/02/2021 08:46:10 SA Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 11/02/2021 06:45:24 CH
     
    1960 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ChuTuocLS (12/02/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận