Từ 1/4/2021: Chỉ một loại hình công ty có thể trở thành doanh nghiệp Quốc phòng – An ninh

Chủ đề   RSS   
  • #570239 13/04/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Từ 1/4/2021: Chỉ một loại hình công ty có thể trở thành doanh nghiệp Quốc phòng – An ninh

    Doanh nghiệp Quốc phòng - An ninh - Minh họa

    Đây là quy định mới tại Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020 được ban hành vào ngày 1/4/2021 và có hiệu lực thi hành kế từ ngày ký. Nghị định này thay thế cho một số văn bản, trong đó có Nghị định 93/2015/NĐ-CP về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.

    Trước đây, quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 93, Doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh phải bảo đảm các điều kiện sau:

    - Là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

    - Có ngành, lĩnh vực hoạt động quy định tại Phụ lục về Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh ban hành kèm theo Nghị định này.

    - Được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ổn định, thường xuyên bằng nguồn lực của Nhà nước hoặc nguồn lực của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đầu tư, thành lập doanh nghiệp.

    Khi quy định này còn hiệu lực, khái niệm “doanh nghiệp nhà nước” trải qua hai giai đoạn:

    - Trước khi Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có 100% vốn chủ sở hữu thuộc về nhà nước

    - Khi Luật doanh nghiêp 2020 có hiệu lực (từ 1/1/201), doanh nghiệp nhà nước bao gồm những doanh nghiệp chỉ có từ 50% vốn chủ sỡ hữu thuộc về nhà nước.

    Theo những khái niệm kể trên, Doanh nghiệp nhà nước có thể là nhiều loại hình khác nhau, tuy nhiên theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 47 vừa được ban hành, Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh cần đảm bảo các điều kiện sau:

    - Là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.

    - Có ngành, lĩnh vực và địa bàn hoạt động quy định tại Phụ lục 1 về Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh kèm theo Nghị định này.

    - Được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bằng nguồn lực của Nhà nước hoặc nguồn lực của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đầu tư, thành lập doanh nghiệp.

    Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay chỉ còn 1 loại hình doanh nghiệp có thể trở thành doanh nghiệp Quốc phòng – an ninh theo quy định của pháp luật.

    Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định công nhận doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trên cơ sở đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ 05 năm.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 14/04/2021 08:16:10 SA
     
    1449 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (14/04/2021) ThanhLongLS (13/04/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận