Từ 1/11/2011 thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc

Chủ đề   RSS   
  • #132214 20/09/2011

    nganle89
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2010
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 7167
    Cảm ơn: 34
    Được cảm ơn 120 lần


    Từ 1/11/2011 thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định 82/2011/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Theo đó, kể từ ngày 1/11/2011, người bị THA từ hình sẽ bị tiêm thuốc gây mê, thuốc làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp và thuốc ngừng hoạt động của tim.

       
    Có thể tiêm đến 3 lần    


    Theo quy định của Chính phủ, thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án (THA) tử hình bao gồm: thuốc dùng để gây mê (Sodium thiopental); thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp (Pancuronium bromide); thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim (Potassium chloride). Nghị định 82 cũng quy định: một liều gồm cả 3 loại thuốc nêu trên. Thuốc sử dụng cho THA tử hình do Bộ Y tế cấp  theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

    kể từ ngày 1/11/2011, người bị THA từ hình sẽ bị tiêm thuốc gây mê
    Kể từ ngày 1/11, người bị THA từ hình sẽ bị tiêm thuốc độc.

    Trang bị, phương tiên phục vụ cho THA tử hình gồm có giường nằm có các đai dùng để cố định người bị THA; ống dẫn, kim tiêm và máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển; máy kiểm tra nhịp đập của tim; màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình THA; các dụng cụ và trang thiết bị khác.

    Quy trình thực hiện tiêm thuốc độc được Nghị định quy định khá chi tiết. Theo đó, người bị đưa ra THA tử hình được hưởng tiêu chuẩn ăn, uống bằng 5 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết quy định đối với người bị tạm giam; người bị THA tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.


    Cán bộ trực tiếp THA tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau: chuẩn bị đủ 3 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng); xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm, trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng THA tử hình để yêu cầu bác sỹ hỗ trợ xác định tĩnh mạch; đưa kim tiếm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo trình tự sau: Bước 1: tiêm 5 grams Sodium thiopental, sau mũi tiêm gây mê này, cán bộ chuyên môn thực hiện THA tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu thấy chưa bị mê thì tiếp tục thực hiện tiêm gây mê cho đến khi mê; Bước 2: tiêm 100 miligrams Pancuronium bromide; Bước 3: tiêm 100 grams Potassium chloride. Sau khi thực hiện các bước trên, cán bộ trực tiếp THA tử hình kiểm tra hoạt động tim của người bị THA tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau 10 phút mà người bị THA tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng THA để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện tiêm lần thứ hai.


    Trường hợp đã tiêm hết hai liều thuốc mà người bị THA vẫn chưa chết thì Đội trưởng Đội THA phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng THA ra lệnh tiêm lần thứ ba.


    Chế độ đối với người tham gia thi hành án tử hình


    Tham gia THA tử hình là một công việc mang tính đặc biệt, bởi vậy Chính phủ cũng có những chế độ, chính sách đãi ngộ đối với bộ phận những cán bộ trực tiếp tham gia vào công việc này. Cụ thể: người tham gia Đội THA tử hình và bác sỹ xác định tĩnh mạch được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hai lần mức lương tối thiểu chung cho mỗi lần thi hành án và được nghỉ dưỡng 10 ngày theo quy định chung về chế độ nghỉ dưỡng đối với cán bộ, chiến sỹ Công an nhân  dân, Quân đội nhân dân.


    Người tham gia Hội đồng THA tử hình, bác sỹ pháp y, cán bộ chuyên môn, người thực hiện lăn tay người THA tử hình, khâm liệm, an táng tử thi được hưởng chế được bồi dưỡng bằng một lần mức lương tối thiểu chung quy định cho mỗi lần thi hành án. Những người tham gia khác được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một phần hai mức lương tối thiểu cho mỗi lần THA.


    Cũng theo Nghị định 82, người bị THA tử hình được hưởng chi phí mai táng, gồm 1 quan tài bằng gỗ thường, 1 bộ quần áo thường, 4m vải liệm, hương, nến, rượu, cồn để làm vệ sinh khi liệm tử thi và các chi phí mai táng khác. Trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị kết án tử hình được nhận tử thi về mai táng thì phải tự chịu chi phí đưa di chuyển tử thi và phải cam kết chấp hành đúng quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự...

    theo phapluatvn.vn

    Đông Quang

    Ms Ngan,

    Mail: sally.hcmlaw@gmail.com

    H/P: 0948 899 067

    Skype/Yahoo/Twitter: nganle89

    -----------

     
    10241 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nganle89 vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (20/09/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #132231   20/09/2011

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    #0072bc;">nganle89  cập nhật tin tức nhanh nhỉ!
    Nhấn nút thanks #0072bc;">nganle89  đây!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #132338   20/09/2011

    nganle89
    nganle89
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2010
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 7167
    Cảm ơn: 34
    Được cảm ơn 120 lần


    hi!
    Thông tin này cũng được bàn tán lâu rồi, nhưng giờ báo giới mới đưa tin, nên đưa lên cho mọi người cùng tham khảo và bàn luận.

    Hình thức tiêm thuốc có lẻ giảm đau đớn và ít gây tâm lý nặng nề cho những cán bộ thi hành án tử hơn so với hình thức xử bắn như từ trước đến giờ. Xét về tính nhân đạo thì tiêm thuốc cũng có phần nhân đạo hơn.
     Nhưng phải đợi lúc Nghị định này được thực thi, hình thức này được áp dụng vào cuộc sống, ta mới thấy những đặc điểm ưu việt, bất cập của nó.

    Ms Ngan,

    Mail: sally.hcmlaw@gmail.com

    H/P: 0948 899 067

    Skype/Yahoo/Twitter: nganle89

    -----------

     
    Báo quản trị |  
  • #132360   20/09/2011

    hoaanhdao192
    hoaanhdao192

    Male
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 10 lần


    Hình thức tiêm thuốc độc có nhân đạo hơn thật,nhưng không biết ai sẽ là người đảm bảo cho là người bị tử hình hay người bị tiêm đã chết.Nếu thuốc giả thì sao nhỉ,hay thì hay thật nhưng có lễ phải chặt chẽ hơn thì mới đảm bảo sự rắn chắc và minh bạch của  pháp luật.Luật nước ta còn hay sửa đổi,nhiều điều vô lý và kẽ hở còn nhiều quá.Mong Đảng và nhà nước nhanh chóng hoàn thiện để nước ta thực sự la một nước có vị thế trên trường quốc tế.
     
    Báo quản trị |  
  • #132462   20/09/2011

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Chết thật hay chết "giả", thuốc thật hay thuốc giả đã có bác sỹ lo. Bạn lo quá.

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #132467   20/09/2011

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    À mà cho mình hỏi cái này:
    Nếu hồi đó xử bắn mà không chết thì mình nghe nói có phải là được trả tự do hoàn toàn phải không(xem như làm lại cuộc đời)?

    Nếu tiêm lần thứ 3 mà không chết thì có phải được trả tự do hoàn toàn không?
     
    Báo quản trị |  
  • #132484   21/09/2011

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần


    cái vấn đề này em cũng nghe nói lâu lắm rồi, nhưng mà quan điểm của em khá đơn giản đường nào cũng giết người ta, bằng cách này hay cách khác thì cuối cùng người ta cũng chết. đành rằng chúng ta nói về vấn đề nhân quyền... nhưng em thấy không quan trọng lắm 
     
    Báo quản trị |  
  • #132498   21/09/2011

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Không có gì mờ ám, biết rằng mình là con người thì cũng phải die một lần, nhưng nghe đến cũng sởn da gà.
    Thực ra người tiêm thuốc mà biết rằng thuốc đó làm cho người ta chết thì run hơn nhiều người cầm súng bắn (có thể có giá đỡ, chỉ việc nhắm mắt bóp). Còn cầm mũi tiêm mà run tay thì chưa biết chích vào bộ phận nào của cơ thể, nếu gây liệt thì nguy.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #132514   21/09/2011

    nganle89
    nganle89
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2010
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 7167
    Cảm ơn: 34
    Được cảm ơn 120 lần


    Chào kyhuuphat123 garan!
    Thông tin xử bắn à không chết thì được trả tự do bạn nghe ở đâu nhỉ? Thông tin này không chính xác đâu bạn à.
    Bạn có hiểu nhân quyền (quyền con người) là gì không? Đó là những quyền cơ bản nhất của con người, quyền này được ghi nhận lần đầu tiên trong Tuyên ngôn độc lập của Mĩ năm 1776, được tiếp tục khẳng định một lần nữa trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1789, được mở rộng hơn nữa trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 và được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt nam dân chủ cộng hòa - đấy là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc... Quyền này không bị tước bỏ bởi bất cứ một ai, một Chính phủ nào.
    Nhưng khi một người phạm tội, thì đã vi phạm đến nhân quyền của người khác, vi phạm các trật tự xã hội. Và để đảm bảo quyền của của người khác, các trật tự xã hội thì mỗi quốc gia có những biện pháp riêng tùy thuộc vào điều kiện, văn hóa của mỗi quốc gia.
    Trong bộ Luật hình sự, trong các nguyên tắc của nó, còn có nguyên tắc nhân đạo nhằm đảm bảo quyền con người nữa đấy bạn à. Đặc biệt khi Việt nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, những quy định của pháp luật phải được thượng tôn, thì việc thi hành đúng các quy định của Luật là hết sức cần thiết.
    Việc tiêm thuốc độc, giúp cho người bị tử hình giảm được đau đớn, giảm được tâm lý lo sợ, thì từ một góc độ nào đấy cũng có thể xem là đảm bảo nhân quyền đấy bạn ạ!

    Chúc bạn vui.

    Thân chào!

    Ms Ngan,

    Mail: sally.hcmlaw@gmail.com

    H/P: 0948 899 067

    Skype/Yahoo/Twitter: nganle89

    -----------

     
    Báo quản trị |  
  • #132524   21/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Tiêm thuốc độc cũng như người bắn phát đạn cuối cùng. Tâm lí căng thẳng vô cùng, liệu ai sẽ có đủ can đảm để thực hiện tốt việc này? Bắn phát đạn cuối cùng mà trật là chuyện có thể xảy ra, đồng nghĩa với việc thuôc tiêm có thể không có hiệu quả làm chết người, không biết có tử tù nào miễn dịch với thuôc độc không nhỉ?

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #132536   21/09/2011

    nganle89
    nganle89
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2010
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 7167
    Cảm ơn: 34
    Được cảm ơn 120 lần


    @ caythongnoel!
    Tiêm thuốc độc thì con người không trực tiếp tiêm mà có máy tiêm tự động, chỉ cần ấn nút thôi. Như vậy cũng góp phần giảm áp lực tâm lý cho những người trong Hội đồng thi hành án tử hình. Còn việc có tên tử tù nào miễn dịch thuốc hay không thì khi vào thực thi mới biết. Và khi đó, Hội đồng thi hành án tử ắt sẽ có biện pháp riêng.

    Ms Ngan,

    Mail: sally.hcmlaw@gmail.com

    H/P: 0948 899 067

    Skype/Yahoo/Twitter: nganle89

    -----------

     
    Báo quản trị |  
  • #132624   21/09/2011

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Híc, người to, người nhỏ, người cao, người thấp, người gầy, người mập, người đẹp, người không đẹp .... máy tiêm chính xác không ta?

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #132639   21/09/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    nguyenkhanhchinh viết:
    Híc, người to, người nhỏ, người cao, người thấp, người gầy, người mập, người đẹp, người không đẹp .... máy tiêm chính xác không ta?


    Chính xác chứ bạn, nó được quy định ngay trong nghị định này mà:

    Điều 7. Trang bị, phương tiện sử dụng cho thi hành án tử hình

    1. Công an cấp tỉnh; đơn vị Quân đội cấp quân khu có trách nhiệm xây dựng nhà thi hành án tử hình và các phòng làm việc của Hội đồng thi hành án, để thực hiện việc thi hành án tử hình theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

    2. Trang bị, phương tiện phục vụ cho thi hành án tử hình bao gồm:

    a) Giường nằm có các đai dùng để cố định người bị thi hành án;

    b) Ống dẫn, kim tiêm và máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển;

    c) Máy kiểm tra nhịp đập của tim;

    d) Màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án;

    đ) Các dụng cụ và trang thiết bị khác.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #132658   21/09/2011

    minhds32c
    minhds32c

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2011
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 6 lần


    Ai sinh ra rồi cũng phải chết. Tuy nhiên cái chết của những phạm nhân phạm tô%3ḅi tử hình mang đến nhiều cảm xúc khác nhau. Những người thi hành án tử hình cũng chịu rất nhiều áp lực, nhất là áp lực từ lương tâm mình. Tiêm thuốc đô%3ḅc là mô%3ḅt biê%3ḅn pháp hay thể hiê%3ḅn sự tiến bô%3ḅ hơn trong quá trình lâ%3ḅp pháp của Viê%3ḅt Nam. Tuy nhiên cho em hỏi nếu em là mô%3ḅt phạm nhân chịu hình phạt tử hình thì em có thể xin hiến bô%3ḅ phâ%3ḅn cơ thể mình sau khi chết cho y học để y học nghiên cứu, hay để ghép tạng chẳng hạn ? Dù sao cũng chết nhưng chết rồi mà phần còn lại của mình được sử dụng có ý nghĩa thì cũng thấy an ủi phần nào. Nhưng nếu tiêm thuốc đô%3ḅc rồi thì xác đấy còn có thể sử dụng được không ?
    Cập nhật bởi minhds32c ngày 21/09/2011 01:04:44 CH

    Một kẻ cô đơn còn sót lại giữa đời

     
    Báo quản trị |  
  • #132722   21/09/2011

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Thiệt kô pác Bachthanh, ở đâu chứ ở VN nhiều khi thấy quy định một đàng làm một nẽo nhiều lắm. Pác coi cẩn thận, nếu có một ngày pác gặp người nào đó đã bị tuyên án tử hình còn đi lang thanh ở ngoài đường  là hết hồn đó nghen!
    Cập nhật bởi nguyenkhanhchinh ngày 21/09/2011 02:22:36 CH

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #132830   21/09/2011

    nganle89
    nganle89
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2010
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 7167
    Cảm ơn: 34
    Được cảm ơn 120 lần


    Chào minhds32c!
    Việc hiến bộ phận cơ thể được chứ bạn, nhiều người kêu gọi các tử tù hiến bộ phận cơ thể vì các bộ phận cơ thể của những tử tù thường còn khỏe mạnh, có thể cứu được mạng sống của nhiều người khác. Vấn đề hiến bộ phận cơ thể ở Việt Nam mình cũng đã có Luật, nhưng việc Hiến bộ phận cơ thể chưa diễn ra phổ biến. Có lẻ do người Việt Nam quan niệm rằng, sống hay chết cũng phải được toàn vẹn cơ thể.
    Chào nguyenkhanhchinh!
    Việc làm khác các quy định của pháp luật tuy có diễn ra, nhưng có lẻ không quá phổ biến như bạn nói đâu nhỉ? Vì khi làm sai những quy định của pháp luật, hậu quả khá nặng nề đấy bạn à.
    Đó là lý do tại sao khi tranh chấp, khi có vấn đề pháp lý gì những nhà không chuyên luật mới nhờ đến Luật sư đấy bạn.

    Thân chào!

    Ms Ngan,

    Mail: sally.hcmlaw@gmail.com

    H/P: 0948 899 067

    Skype/Yahoo/Twitter: nganle89

    -----------

     
    Báo quản trị |  
  • #132880   21/09/2011

    minhds32c
    minhds32c

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2011
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 6 lần


    Ý của em là khi một phạm nhân xin hiến ghép nội tạng khi còn sống thì có thực hiện tiếp tục thi hành án tử hình nữa không ?
    Nếu phạm nhân đó hiến tạng hết tất cả các bộ phận cơ thể mình thì cơ sở nhân hiến tạng có thể nhân hết cả cơ thể sống đó và lấy dần các bộ phận để ghép tạng không ? 
    Và nếu tiêm thuốc độc rồi thì xác đó còn dùng để ghép tạng được nữa không khi mà tiêm cả một lượng độc tố vào người ?
    Cập nhật bởi boyluat ngày 22/09/2011 01:07:28 SA

    Một kẻ cô đơn còn sót lại giữa đời

     
    Báo quản trị |  
  • #132954   22/09/2011

    nganle89
    nganle89
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2010
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 7167
    Cảm ơn: 34
    Được cảm ơn 120 lần


    Chào minhds32c!
    Theo mình biết thì tử tù nào có nguyện vọng hiến bộ phận cơ thể thì khi người tử tù vừa được xử tử xong, các bác sĩ mới tiến hành lấy ngay các bộ phận cơ thể mà người tử tù có nguyện vọng hiến tặng.
    Thân chào!

    Ms Ngan,

    Mail: sally.hcmlaw@gmail.com

    H/P: 0948 899 067

    Skype/Yahoo/Twitter: nganle89

    -----------

     
    Báo quản trị |  
  • #133004   22/09/2011

    maiphuong1974
    maiphuong1974

    Female
    Mầm

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2011
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 545
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 2 lần


    Em là dân ngoại đạo LUẬT nhưng em thấy phương pháp tiêm thuốc độc thì có tính nhân đạo hơn xử bắn nhưng ví như tội ác của thằng Lê Văn Luyện nếu trên 18 tuổi mà chỉ bị tiêm cho chết thì nhẹ nhàng quá. Đằng này nghe dư luận mà nó chỉ bị 18 năm tù thì sau này khi mãn hạn nó mới gần 36 tuổi thì có lẽ nó phải cướp thêm vài vụ giết thêm bao nhiêu người nữa rồi bị tiêm 1 mũi thôi sao?
     
    Báo quản trị |