Từ 05/3/2020: Những điểm mới về “quy tắc viết hoa” so với quy định trước đây

Chủ đề   RSS   
  • #541243 16/03/2020

    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần


    Từ 05/3/2020: Những điểm mới về “quy tắc viết hoa” so với quy định trước đây

    Từ 05/3/2020: Những điểm mới về “quy tắc viết hoa” so với quy định trước đây

    Nghị định 30/2015/NĐ-CP quy định về công tác văn thư có hiệu lực ngày 5/3/2020. Nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung mới so với trước đây trong đó có QUY TẮC VIẾT HOA TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH. Mình đã so sánh một số nội dung mới so với quy định trước đây tại Nghị định 09/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư được hướng dẫn tại Thông tư 01/2011/TT-BNV.

    Nội dung

    so sánh

    Thông tư

    01/2011/TT-BNV

    Nghị định

    30/2020/NĐ-CP

    Viết hoa

    vì phép

    đặt câu

    Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và khi xuống dòng.

    Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.

    => Như vậy, chỉ khi dùng 4 loại dấu câu này thì người viết mới phải viết hoa, còn các dấu khác thì viết chữ cái đầu bình thường.

     Viết hoa

     tên địa lý 

    Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội.

    Trường hợp viết hoa đặc biệt ngoài Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

     

    => Bổ sung thêm trường hợp viết hoa đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh.

    Viết hoa

    các trường

    hợp khác

    Không có Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt

    Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước.

    => Bổ sung so với quy định cũ là danh từ thuộc trường hợp đặc biệt

    Viết hoa

    các trường

    hợp khác

    (Tên các

    loại văn bản)

    Trường hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm

    Ví dụ:

    - Căn cứ Điều 10 Bộ luật Lao động…

    - Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Luật Giao dịch điện tử…

     

    Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.

    Ví dụ:

    - Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự.

     

    => Quy định hiện hành: viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.

     

     

    Viết hoa

    các trường

    hợp khác

    (Tên gọi

    các tôn giáo,

    giáo phái,

    ngày lễ

    tôn giáo)

    Hướng dẫn viết hoa tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo

    bỏ quy tắc bắt buộc viết hoa trong tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo trong các văn bản hành chính.

    => Bỏ quy tắc bắt buộc viết hoa trong tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo.

    Xem thêm:

    Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính áp dụng từ 05/3/2020             

    Hướng dẫn đóng dấu, ký tên đúng chuẩn pháp luật áp dụng từ 05/03/2020

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    19149 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    thetongcongty36 (18/03/2020) doanduyhao1010@gmail.com (17/03/2020) khanhngo1402 (16/03/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận