Từ 01/7/2020: Những thay đổi về số tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT cần biết

Chủ đề   RSS   
  • #532917 14/11/2019

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Từ 01/7/2020: Những thay đổi về số tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT cần biết

    >>> Bảng lương của Công an, Quân đội, Bác sĩ, Giáo viên áp dụng từ 01/7/2020

     

     

    >>> Đã thông qua Nghị quyết tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/ tháng

     

     

    >>> Bảng lương dành cho cán bộ, công chức áp dụng năm 2020

     


    Việc thông qua Nghị quyết thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01/7/2020 có tác động to lớn đến nhiều vấn đề trong đó có BHXH, BHYT.

    Những thay đổi đó là gì, mời bạn xem nội dung dưới đây:

    Bảo hiểm xã hội:

    - Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

    = 1.600.000 x 8% = 128.000 đồng/ tháng

    - Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

    = Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm + Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

    - Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.  (1.600.000)

    - Tiền lương tháng tối đa đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở đối với Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy + người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

    = 20 x 1.600.00 = 32.000.000

    Bảo hiểm y tế:

    - Số tiền đóng BHYT đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

    = 1.600.000 x 4.5% = 72.000 đồng/tháng.

    (trong đó UBND xã đóng 3%; người lao động đóng 1,5%)

    - Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ (trừ Bộ Quốc phòng), ngành, địa phương;

    = 4,5% tiền lương tháng theo ngạch bậc + các khoản phụ cấp chức vụ,

    phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

    - BHYT theo hộ gia đình:

    Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được giảm mức đóng như sau:

    a) Người thứ nhất đóng bằng mức quy định = 4.5% x 1.600.000 = 72.000.000

    b) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất.

    <=>  Người thứ hai: 70% * 72.000 = 50.400 đồng/tháng

    <=> Người thứ ba: 60% * 72.000  = 43.200 đồng/tháng

    <=> Người thứ tư: 50% * 72.000  = 36.000 đồng/tháng

    c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

    <=> 40% * 72.000 = 28.800 đồng/tháng

     

    Căn cứ:

    - Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế

    - Luật BHXH 2014

    - Văn bản hợp nhất 46/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế do Văn phòng Quốc hội ban hành

     

     
    5776 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    admin (15/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận