Từ 01/01/2021: Bị sếp mắng chửi, xúc phạm NLĐ được nghỉ việc mà không phải báo trước

Chủ đề   RSS   
  • #565104 22/12/2020

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Từ 01/01/2021: Bị sếp mắng chửi, xúc phạm NLĐ được nghỉ việc mà không phải báo trước

    Bị sếp mắng chửi, xúc phạm NLĐ được nghỉ việc mà không phải báo trước

    Nghỉ việc mà không phải báo trước

    Đây là nội dung được quy định tại khoản 2, Điều 35 Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021, theo đó nếu người lao động bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động thì có quyền nghỉ việc mà không phải báo trước

    Bên cạnh đó, nếu thuộc các trường hợp sau người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước:

    - Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

    - Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật luật lao động;

    - Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

    - Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

    - Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

    - Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

    Đây là quy định mới so với Bộ luật lao động 2012, theo đó hiện hành tại Bộ Luật lao động 2012 quy định NLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng phải tuân thủ thời gian báo trước, riêng hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng còn phải đảm bảo có lý do chính đáng quy định tại tại Điều 37 BLLĐ 2012.

     
    3060 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    admin (23/12/2020) ThanhLongLS (22/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #565931   31/12/2020

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Trên phương diện người sử dụng lao động thì đôi khi mình nghĩ vui rằng, đây là Bộ luật “người” lao động, chứ không dành cho NSDLĐ. Bởi các điều khoản dần thay đổi trên cơ sở rất bảo về quyền lợi cho NLĐ. Bảo vệ đến từng chi tiết, công việc, thương thưởng, đời sống cá nhân, tinh thần… Thời buổi bây giờ thấy người lao động có giá lắm mọi người ạ, Công ty phải nâng niu, níu kéo nhân sự luôn ấy (tất nhiên là đối với nhân sự tốt)

     

     
    Báo quản trị |