Chào bạn!
Mình xin được tư vấn về câu hỏi của bạn như sau :
Kế tóa viên cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do chịu bị phụ thuộc và chi phối kinh tế từ Người sử dụng lao động hoặc đôi khi do sự sai sót vô ý trong chuyên môn dẫn đến các sai phạm mà từ đó là hậu quả một số kế toán viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt lên đến 20 năm tù.
Sau đây mình sẽ liệt kê một số hành vi trong lĩnh vực kế toán có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện, người đồng phạm để các kế toán viên lưu ý nhằm tránh các vi phạm đáng tiếc.
1. Tội trốn thuế Điều 161 BLHS 1999 – Sửa đổi bổ sung 2009
Chủ thể của tội phạm này là những người mà theo quy định phải nộp thuế như doanh nghiệp phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp; cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân,…nhưng không thực hiện đúng và đủ theo quy định của pháp luật.
Kế toán viên tuy không thể là chủ thể trực tiếp của tội này nhưng họ có thể là bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tư cách đồng phạm trong vai trò tổ chức, xúi giục, hay giúp sức với người có trách nhiệm nộp thuế bởi để thực hiện được hành vi trốn thuế đòi hỏi người thực hiện phải có một lượng kiến thức chuyên môn nhất định.
2. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước theo Điều 164a BLHS 1999- SĐBS 2009
Chủ thể phạm tội này đã được Thông tư 10/2013 liệt kê, cụ thể bao gồm:
-Cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc người của tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
-Người của tổ chức nhận in hoặc đặt in hóa đơn.
- Cá nhân hoặc người của tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ.
Do nội dung công việc của kế toán viên là các vấn đề liên quan đến chế độ kế toán, báo cáo thuế và trực tiếp xử lý số liệu thông qua hóa đơn, chứng từ. Các hóa đơn này thường do các kế toán viên phụ trách viết, xuất cho bên thứ ba hoặc tham mưu ý kiến cho chủ doanh nghiệp. Vì vậy, đối với Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước, kế toán viên khi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tư cách chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm hoặc là người đồng phạm khác (với vai trò: người tổ chức, người xúi giục, hay người giúp sức)
3. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước theo Điều 164b BLHS 1999 – SDDB2 2009
Bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ ở đa số các doanh nghiệp là nhiệm vụ trực tiếp của kế toán viên vì vậy trong trường hợp vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hoặc cho người khác thì kế toán viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tư cách chủ thể trực tiếp thực hành hoặc là người đồng phạm khác trong vai trò người tổ chức, người xúi giục, hay người giúp sức,..
Trân trọng !