TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI TỰ SÁT KHÔNG THÀNH CÔNG

Chủ đề   RSS   
  • #456014 04/06/2017

    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI TỰ SÁT KHÔNG THÀNH CÔNG

    “Nam sinh tự tử vì bị bạn gái bỏ rơi”, “tự tử vì nợ nần cờ bạc” hay thậm chí là “Nam sinh lớp 11 tự tử vì bị giữ xe vi phạm an toàn giao thông”, ... Mức độ dày đặt của những mẫu tin, những bài viết tương tự ngày càng phổ biến trên phương tiện truyền thông cùng với những quan điểm trái chiều (thương cảm hay phẫn nộ). Nhưng nhìn chung thì “tự sát” rõ ràng là hành động mang tính tự nguyện của cá nhân, như vậy có gì phải bàn luận?

    Sau đây mình xin chào sân forum Dân Luật với một vài quan điểm ngắn gọn về vấn đề này (vì mình viết lách kém nên từ ngữ hạn chế, mong mọi người thông cảm )

    1/ Về mặt xã hội, mình có một cái nhìn hơi “máu lạnh”:

    Nếu một cá nhân thực hiện hành vi tự sát thành công, mọi mối quan hệ, quyền lợi và nghĩa vụ của họ đều kết thúc – điều này đúng, nhưng chỉ với bản thân họ.

    Mình chỉ xét về khía cạnh gia đình, mỗi người trong chúng ta đều có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Nói một cách thực dụng, đại đa số người trong chúng ta đều được cha mẹ nuôi dưỡng, giáo dục, … tất cả những việc đó ta có thể xét là một dạng đầu tư cho tương lai cho bạn và gia đình bạn. Vậy khi bạn tự sát tức là bạn rũ bỏ trách nhiệm của mình, bạn bỏ lại cha mẹ mình trong đau khổ, bi thương bởi sự mất mát “khoản đầu tư cả về tinh thần lẫn vật chất” là bạn.

    Thực tế và dễ nhìn thấy nhất: bạn tự sát thành công – chi phí mai táng của bạn do ai chi trả? Ai phụng dưỡng cha mẹ bạn lúc về già?

    2/ Về khía cạnh pháp luật Việt Nam:

    Theo pháp luật thì các quyền của con người như quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, … được quy định trong Hiến pháp; quyền nhân thân được quy định trong Luật dân sự; các quyền công dân khác được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Tuy nhiên, tuyệt không có quy định về “quyền được chết”.

    Cụ thể, căn cứ vào điều 19 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tướt đoạt tính mạng trái pháp luật”.
    Pháp luật quy định: cuộc sống của một người chỉ bị tước đoạt (hoặc được chết) thông qua việc Tòa án xét xử và cho thi hành án phạt tử hình.
    Căn cứ vào 2 căn cứ trên, việc một người tự kết liễu cuộc sống của mình rõ ràng là hành vi vi hiến và trái pháp luật. Vậy mà họ lại không chịu bất kỳ một hình phạt nào????

    Thậm chí điều 131 Bộ Luật hình sự 2015 cũng có quy định về tội “Xúi giục hoặc giúp người khác tự sát”.
    Theo quy định này thì người xúi giục hoặc giúp người khác tự sát là có tội, nhưng người trực tiếp gây ra tội (tự sát) lại không phải chịu trách nhiệm pháp lý nào????

    3/ Kết luận:

    Từ những luận điểm trên ta có thể thấy, rõ ràng pháp luật Việt Nam không cho phép một người có “quyền được chết” để chấm dứt cuộc sống của mình, cũng như dựa vào những hậu quả tiêu cực của việc tự sát đối với bản thân người tự sát, gia đình họ và xã hội; tại sao không hề có một hình phạt nào để răn đe những người có ý định tự sát hoặc là tự sát không thành công (vì dĩ nhiên ta không thể truy cứu trách nhiệm với người đã chết)???

    Mình biết vẫn còn vô số khía cạnh để khai thác về chủ đề này, nhưng do kiến thức hạn hẹp (và để tránh viết nhiều làm "phiền mắt" người đọc ) nên mình chỉ trình bày những nội dung mình cho là tiêu biểu. 
    Rất hy vọng nhận được sự bàn luận, góp ý sôi nổi của các anh chị, các bạn để ta có cái nhìn chi tiết, khách quan hơn về chủ đề này.

    Nguồn tham khảo: wikipedia, vnexpress.

    Best Regards!

    Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 04/06/2017 10:05:06 CH Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 04/06/2017 10:03:45 CH Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 04/06/2017 10:02:59 CH Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 04/06/2017 10:02:36 CH
     
    51816 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #456107   05/06/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Ý kiến của bạn khá là thú vị, nhưng mà mình nghĩ một khi đã tìm đường tự sát thì ngay cả cái chết họ còn không sợ, huống gì là mấy cái quy định xử phạt, đã tự sát không thành công rồi mà còn bị xử phạt nữa, họ đang bế tắc lại tuyệt vọng, họ lại tìm đường tự sát tiếp thì lại chết dở, nên trong những trường hợp này thì không nên xử phạt mà nên dùng biện pháp mềm mỏng để khuyên nhủ thôi

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn ntqn1993 vì bài viết hữu ích
    yenhuong94 (05/06/2017) TruongMinhToan (06/06/2017) letranphuongbrvt@gmail.com (04/07/2022)
  • #456230   06/06/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


     

    ntqn1993 viết:

     

    Ý kiến của bạn khá là thú vị, nhưng mà mình nghĩ một khi đã tìm đường tự sát thì ngay cả cái chết họ còn không sợ, huống gì là mấy cái quy định xử phạt, đã tự sát không thành công rồi mà còn bị xử phạt nữa, họ đang bế tắc lại tuyệt vọng, họ lại tìm đường tự sát tiếp thì lại chết dở, nên trong những trường hợp này thì không nên xử phạt mà nên dùng biện pháp mềm mỏng để khuyên nhủ thôi

     

     

    Mình đồng ý với ý kiến của bạn: mội người đã tìm đến cái chết thì không sợ chết. Họ đã muốn chết thì có muôn vàn cách mà ta không thể nào kiểm soát được.

    Tuy nhiên, theo như nội dung mình đã nêu trong bài viết, hành vi này có dấu hiệu vi phạm pháp luật và có ảnh hưởng xấu đến xã hội, do đó nếu “chẳng may” người đó trong qua trình tự sát được cứu hoặc bị ngăn chặn thì mình nghĩ một hình phạt để răn đe và công tác tư tưởng từ những người có kinh nghiệm, được đào tạo lại sẽ có tác dụng thực tế hơn là những biện pháp cảm tính.

    Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 06/06/2017 03:01:00 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TruongMinhToan vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (06/06/2017)
  • #456354   06/06/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    TruongMinhToan viết:

     

    ntqn1993 viết:

     

    Ý kiến của bạn khá là thú vị, nhưng mà mình nghĩ một khi đã tìm đường tự sát thì ngay cả cái chết họ còn không sợ, huống gì là mấy cái quy định xử phạt, đã tự sát không thành công rồi mà còn bị xử phạt nữa, họ đang bế tắc lại tuyệt vọng, họ lại tìm đường tự sát tiếp thì lại chết dở, nên trong những trường hợp này thì không nên xử phạt mà nên dùng biện pháp mềm mỏng để khuyên nhủ thôi

     

     

    Mình đồng ý với ý kiến của bạn: mội người đã tìm đến cái chết thì không sợ chết. Họ đã muốn chết thì có muôn vàn cách mà ta không thể nào kiểm soát được.

    Tuy nhiên, theo như nội dung mình đã nêu trong bài viết, hành vi này có dấu hiệu vi phạm pháp luật và có ảnh hưởng xấu đến xã hội, do đó nếu “chẳng may” người đó trong qua trình tự sát được cứu hoặc bị ngăn chặn thì mình nghĩ một hình phạt để răn đe và công tác tư tưởng từ những người có kinh nghiệm, được đào tạo lại sẽ có tác dụng thực tế hơn là những biện pháp cảm tính.

    :D Những vụ việc này thường là những hành động bộc phát cảm tính thôi mà, chúng ta cũng nên xét ở khía cạnh tâm tư tình cảm trong lúc bộc phát hành vi nữa, cứ chăm chăm áp dụng luật nhiều quá thì cũng hết sức không ổn, nhiều lúc không giải quyết được vấn đề trước mắt mà còn phát sinh thêm nhiều chuyện hơn, mình thấy cứu được mạng người ta đã là quý lắm rồi, qua vụ "hụt" người ta cũng nhận ra được nhiều điều khi đứng giữa ranh giới sinh tử, không nên quá đuổi cùng giết tận

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntqn1993 vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (07/06/2017)
  • #587343   04/07/2022

    Về mặt đạo đức xã hội...Mạng sống họ còn không thiết tha, họ đang tuyệt vọng chúng ta phải giúp đở, động viên họ mà thôi...Chẳng ai đành đoạn mà ra quyết định xử phạt hết.

     
    Báo quản trị |  
  • #456119   05/06/2017

    Nhưng có một số trường hợp nghĩ quẩn rồi nghĩ đến tự tử xong đứng giữa bờ vực cái sống và cái chết thì họ lại muốn sống nên đôi khi vì tự tử không chết họ sẽ không giám tự tử nữa đâu

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn yenhuong94 vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (06/06/2017) pqhacker (15/12/2023)
  • #456231   06/06/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    yenhuong94 viết:

    Nhưng có một số trường hợp nghĩ quẩn rồi nghĩ đến tự tử xong đứng giữa bờ vực cái sống và cái chết thì họ lại muốn sống nên đôi khi vì tự tử không chết họ sẽ không giám tự tử nữa đâu

    Nhất trí với bạn! Đưa ra quyết định tự tử lúc nào cũng dễ hơn thực hiện. Hiện nay mình nhận thấy một cơ số người (đặc biệt là các bạn trẻ) có khuynh hướng tự tìm đến cái chết một cách dễ dàng. Nếu được phát hiện hoặc ngăn chặn, ít nhất ta cũng có thể thực hiện các biện pháp công tác tư tưởng để giúp họ từ bỏ lối tư duy này.

     
    Báo quản trị |  
  • #456250   06/06/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Cá nhân mình không đứng về phía quan điểm này bởi:

    + Pháp luật hình sự không phải cứ tùy tiện thì cái gì cũng có thể đưa vào quy định được, chỉ nhưng hành vi nào có tình chất nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

    + Việc tự sát của một cá nhân đó là hành vi riêng của cá nhân họ và không có tác động hoặc ảnh hưởng đến người khác. Tính chất của nó không nguy hiểm đến mức phải đưa vào đó là một hành vi nguy hiểm và cần được trừng trị.

    Cá nhân tự sát đó là quyền của cá nhân, hiện nay rất nhiều quan điểm đang đề cào quyền được chết, đó cũng là một quyền của con người nên không thể xuy xét đến trách nhiệm trong trường hợp tự sát không thành.

    Trên đây là một số quan điểm trao dổi, mong được góp ý thêm

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn quytan2311 vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (06/06/2017) TruongMinhToan (07/06/2017) Sensen93 (11/06/2017)
  • #456256   06/06/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Trong trường hợp Bác sỹ hoặc người nào giúp đỡ người bệnh được an tử mà những hành vi của người này đã trực tiếp tước đi mạng sống của bệnh nhân theo như ý nguyện xin được chết của người bệnh thì hành vi tự sát gián tiếp này của người bệnh có được pháp luật điều chỉnh không hay hành vi đó của Bác sỹ hoặc người giúp đỡ sẽ bị cấu thành tội giết người được quy định tại điều 123 Bộ Luật Hình sự 2015. Và theo mọi người thì hành vi xin được chết của người bệnh có tương đồng với hành vi tự sát không?

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhlong3110 vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (11/06/2017)
  • #457021   11/06/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


     

    minhlong3110 viết:

     

    Trong trường hợp Bác sỹ hoặc người nào giúp đỡ người bệnh được an tử mà những hành vi của người này đã trực tiếp tước đi mạng sống của bệnh nhân theo như ý nguyện xin được chết của người bệnh thì hành vi tự sát gián tiếp này của người bệnh có được pháp luật điều chỉnh không hay hành vi đó của Bác sỹ hoặc người giúp đỡ sẽ bị cấu thành tội giết người được quy định tại điều 123 Bộ Luật Hình sự 2015. Và theo mọi người thì hành vi xin được chết của người bệnh có tương đồng với hành vi tự sát không?

     

     

    Chào bạn, 

    Luật pháp VN chưa cho phép hành vi "tước đi mạng sống" trong trường hợp này, do đó theo quan điểm của mình: việc bác sĩ đáp ứng ý nguyện được chết của bệnh nhân sẽ bị quy vào tội giết người.

    Còn về hành vi xin chết của người bệnh, mình nghĩ mấu chốt trong vấn đề này nằm ở việc luật sẽ quy định như thế nào về khái niệm "Tự sát". Với những cơ sở hiện tại mình nghĩ chưa thể xác định hợp lý được hành vi này. Cụ thể trong trường hợp này là "Xin được chết", liệu nó có nằm trong khái niệm tự sát hay không??????
     

    Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 11/06/2017 11:16:35 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #457026   11/06/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    minhlong3110 viết:

    Trong trường hợp Bác sỹ hoặc người nào giúp đỡ người bệnh được an tử mà những hành vi của người này đã trực tiếp tước đi mạng sống của bệnh nhân theo như ý nguyện xin được chết của người bệnh thì hành vi tự sát gián tiếp này của người bệnh có được pháp luật điều chỉnh không hay hành vi đó của Bác sỹ hoặc người giúp đỡ sẽ bị cấu thành tội giết người được quy định tại điều 123 Bộ Luật Hình sự 2015. Và theo mọi người thì hành vi xin được chết của người bệnh có tương đồng với hành vi tự sát không?

    Pháp luật hiện hành không có quy định nào cho phép một người "quyền được chết " cũng có nghĩa là không một ai được quyền tước đoạt mạng sống của người khác dù với bất kỳ lý do nào. Cho nên, trường hợp bác sĩ hay người thân trong một số trường hợp thể theo ý nguyện của người bệnh mà tạo điều kiện giúp đỡ họ đến với cái chết thì tùy vào dấu hiệu cụ thể của hành vi có thể bị truy cứu về tội giết người hoặc tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (11/06/2017)
  • #456359   06/06/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Mình thì thấy quy định này phù hợp với Hiến pháp nhưng không phù hợp với hình sự. Nếu đã muốn tự tử thì đã không còn tha thiết sống nữa thì không việc gì pháp luật phải quy định xử phạt, việc một người tự tử nếu không làm ảnh hưởng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng cho bất kỳ ai thì cũng không cần BLHS can thiệp vào. Trừ khi có hành vi giúp người khác tự tử thì nên bị xử lý hình sự thôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhvan312 vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (11/06/2017)
  • #456697   08/06/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Bạn đặt ra câu hỏi Hiến pháp quy định quyền được sống, chứ không quy định gì về quyền được chết! rất thú vị. Đọc nhiều mà không nghĩ đến việc này. Ý kiến mình thì pháp luật không nên truy cứu người muốn tự sát. Bởi, quyền và nghĩa vụ đi liền với nhau, khi một người đã muốn từ bỏ mạng sống thì tức là họ đã từ bỏ "quyền" của mình của mình (pháp luật cho mà không nhận), như vậy họ không có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về "quyền" mà mình không nhận. 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (11/06/2017) NPMTh (29/06/2020)
  • #457025   11/06/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    thuychichu viết:

    Bạn đặt ra câu hỏi Hiến pháp quy định quyền được sống, chứ không quy định gì về quyền được chết! rất thú vị. Đọc nhiều mà không nghĩ đến việc này. Ý kiến mình thì pháp luật không nên truy cứu người muốn tự sát. Bởi, quyền và nghĩa vụ đi liền với nhau, khi một người đã muốn từ bỏ mạng sống thì tức là họ đã từ bỏ "quyền" của mình của mình (pháp luật cho mà không nhận), như vậy họ không có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về "quyền" mà mình không nhận. 

    Chào bạn, mình đồng ý là việc khi họ có thể từ bỏ "quyền". Tuy nhiên trong bài viết mình đã nêu, việc từ bỏ quyền của họ có những ảnh hưởng tiêu cực về cả tinh thần lẫn vật chất đến gia đình, tạo tác động tiêu cực đến xã hội. 

    Và việc truy cứu trách nhiệm chính là cách để "bắt" cơ quan nhà nước can thiệp trực tiếp nhằm răn đe là phụ, mục đích chính là để công tác tư tưởng cho gia đình cũng như bản thân người tự sát.

     
    Báo quản trị |  
  • #456800   09/06/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Pháp luật quy định con người có quyền được sống, đã là quyền thì con người có thể từ bỏ quyền. Một người đã nghĩ đến việc tự tử là đã từ bỏ quyền được sống của mình. Và mình nghĩ một người đã muốn tự tử là do quá bế tắc với cuộc sống rồi nếu tự tử không thành mà còn bị xử phạt nữa thì chẳng khác gì lại đẩy họ vào bế tắc hơn. Nên có những biện pháp tư vấn để họ nghĩ thông suốt và bỏ ý định tự tử đi.

    Cập nhật bởi lamthanhtruc ngày 09/06/2017 08:27:20 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lamthanhtruc vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (11/06/2017) Sensen93 (12/06/2017)
  • #457030   11/06/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    TruongMinhToan viết:

    3/ Kết luận:

    Từ những luận điểm trên ta có thể thấy, rõ ràng pháp luật Việt Nam không cho phép một người có “quyền được chết” để chấm dứt cuộc sống của mình, cũng như dựa vào những hậu quả tiêu cực của việc tự sát đối với bản thân người tự sát, gia đình họ và xã hội; tại sao không hề có một hình phạt nào để răn đe những người có ý định tự sát hoặc là tự sát không thành công (vì dĩ nhiên ta không thể truy cứu trách nhiệm với người đã chết)???

    Mình biết vẫn còn vô số khía cạnh để khai thác về chủ đề này, nhưng do kiến thức hạn hẹp (và để tránh viết nhiều làm "phiền mắt" người đọc ) nên mình chỉ trình bày những nội dung mình cho là tiêu biểu. 
    Rất hy vọng nhận được sự bàn luận, góp ý sôi nổi của các anh chị, các bạn để ta có cái nhìn chi tiết, khách quan hơn về chủ đề này.

    Nguồn tham khảo: wikipedia, vnexpress.

    Best Regards!

    Đối với ý kiến bạn phân tích về thực tế hậu quả để lại khi một người có hành vi tự sát, mình thấy khá hợp lý. Tuy nhiên, với đề xuất quy định hình phạt đối với những người có ý định tự sát hoặc tự sát không thành công thì mình nghĩ không cần thiết và cũng không khả quan nếu thi hành trên thực tế.

    Bởi muốn đưa ra hình phạt, bắt buộc phải xác định rõ hành vi. Thử lấy ví dụ, xử phạt đối với trường hợp một người có ý định tự sát, bạn quy định hành vi của họ ra sao trong khi chỉ là ý định, hầu hết những người có ý định tự sát đều chỉ xảy ra về mặt diễn biến tâm lý trong chính con người họ, chẳng có ai đi hô hào cho mọi người xung quanh biết rằng mình không muốn sống nữa hay mình sắp tự sát cả. 

    Hay đối với trường hợp tự sát không thành, hành vi của họ sẽ được quy định ra sao. Bản thân những người này sau khi tự sát không thành tức là họ vừa trải qua một cơn thập tử nhất sinh, cận kề cái chết, trong suy nghĩ của họ chắc chắn phải có sự diễn biến nghiêm túc về sự sống và quyền được sống. Nên chẳng việc gì phải có những quy định xử phạt đối với họ cả, mà nếu có cũng sẽ không rõ ràng, luật mà không rõ ràng thì bạn biết rồi đó, áp dụng kiểu gì được...

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (12/06/2017) nguyenthitragiang2009@gmail.com (14/06/2017)
  • #457064   12/06/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Bài phân tích của bạn thật là thú vị, đồng thời cách suy nghĩ của bạn cũng khá hay nhưng mình không có cách nào ủng hộ quan điểm "truy cứu trách nhiệm đối với người tự sát không thành công" của bạn cả. Mình cho rằng, người muốn tự sát hoặc đã tự sát nhưng không thành thì ở giai đoạn này đều rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn. Hơn nữa, hành vi họ gây ra là cho chính bản thân họ; những hậu quả để lại cho gia đình, người thân mình thấy là không đủ cơ sở để truy cứu. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vytran92 vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (12/06/2017)
  • #457080   12/06/2017

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


     

    TruongMinhToan viết:

     

    2/ Về khía cạnh pháp luật Việt Nam:

    Cụ thể, căn cứ vào điều 19 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tướt đoạt tính mạng trái pháp luật”.

    Pháp luật quy định: cuộc sống của một người chỉ bị tước đoạt (hoặc được chết) thông qua việc Tòa án xét xử và cho thi hành án phạt tử hình.
    Căn cứ vào 2 căn cứ trên, việc một người tự kết liễu cuộc sống của mình rõ ràng là hành vi vi hiến và trái pháp luật. Vậy mà họ lại không chịu bất kỳ một hình phạt nào????

    Thậm chí điều 131 Bộ Luật hình sự 2015 cũng có quy định về tội “Xúi giục hoặc giúp người khác tự sát”.
    Theo quy định này thì người xúi giục hoặc giúp người khác tự sát là có tội, nhưng người trực tiếp gây ra tội (tự sát) lại không phải chịu trách nhiệm pháp lý nào????

     

     

    Căn cứ bạn nêu ra là đúng nhưng kết luận rút ra là không hề đúng.

    Thứ nhất: Mọi người có quyền sống. Một người được pháp luật quy định cho một quyền nào đó thi họ có quyền thực hiện hoặc không thực hiên. Ví dụ: Công dân nam nữ điều kiện kết hôn thì có quyền kết hôn. Nhưng 1 ai đó tuy đã đủ điều kiện nhưng không kết hôn thì pháp luật cũng không ép được vì đó là quyền của anh ta.

    Chỉ khi nào pháp luật quy định: Mọi người có nghĩa vụ sống thì khi đó ai mà tự tử là vi phạm

    Thứ hai: Bạn viện dẫn, cuộc sống của một người chỉ bị tước đoạt (hoặc được chết) thông qua việc Tòa án xét xử và cho thi hành án phạt tử hình. 

    Câu viện dẫn trên là chưa hoàn toàn đúng, cụ thể là phần trong dấu (hoặc được chết) là bạn tự thêm vô chứ pháp luật không hề quy định nội dung này. Bạn phải phân biệt rằng bị và được cùng là ở thể bị động nhưng ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu một ai đó họ muốn tự tử thì đó là họ được chết chứ không phải là bị tước đoạt mạng sống và chủ thể là chính họ chứ không phải người khác (tòa án cơ quan thi hành án).

    Thứ ba: Người xúi giục hoặc giúp người khác tự sát là có tội, nhưng người trực tiếp gây ra tội (tự sát) lại không phải chịu trách nhiệm pháp lý nào??? Bạn thấy rằng những người giúp người khác, xúi giục người khác tự sát họ phạm tội là đương nhiên vì họ không phải là người được pháp luật trao cho quyền đó. Còn chính người tự sát thì sao? pháp luật cho phép họ làm điều đó đối với chính bản thân họ thông qua quyền được sống, chọn hay từ bỏ quyền là quyền của họ, vì vậy họ không vi phạm.

    Mình xin mở rộng thêm trên đây có một vài bạn có nói đến vấn đề quyền được chết (an tử) gì đó. Tuy nhiên vấn đề đó không hề liên quan đến quyền được chết mà bản chất là cách thức thực hiện quyền được chết mà thôi. Cụ thể nếu bệnh nhân tự sát được thì họ cứ thế mà chết, pháp luật không cấm nhưng bác sĩ hoặc một ai đó trực tiếp kết thúc cuộc sống hoặc gián tiếp giúp họ kết thúc cuộc sống thì là vi phạm (tất nhiên là theo quy định hiện hành của pháp luật VN nhé).

    Tuy nhiên qua chủ đề này thì cũng có thể thấy được chủ Top là một người có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Không giống như một số những bạn đã tự tử thành công hoặc bất thành. Vấn đề này quy phạm đạo đức điều chỉnh thì mới hiệu quả, tuyên truyền, giáo dục là chính. Áp dụng cứng nhắc quy định của pháp luật, đặc biệt là hình sự thì không ổn.

    Cập nhật bởi chinamnhi ngày 12/06/2017 04:42:21 CH

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chinamnhi vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (12/06/2017)
  • #457089   12/06/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    "Không được làm điều mà pháp luật cấm". Hiến pháp quy định con người có quyền sống nhưng không cấm con người "quyền được chết", như vậy sao lại gọi là vi hiến được?

    Có nhiều lý do để dẫn đến việc tự tử, tất nhiên là tự tử là điều không tốt nhưng điều chúng ta làm là tìm cách giảm đi số lượng vụ tự tử chứ không xem điều đó là tội được

    Cập nhật bởi huynhthu95 ngày 12/06/2017 06:06:50 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huynhthu95 vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (12/06/2017)
  • #457097   12/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Không hợp lý đối với việc sử dụng hình phạt đối với người tự tử không thành công

    Mình thấy ý kiến của cậu khá hay. Những người tự sát họ tìm đến cái chết không biết vì lý do gì nhưng họ có lỗi với chính họ với những người thân và cả xã hội nữa. Nhưng truy cứu trách nhiệm hình sự với những người tự sát không thành là không khả quan. Vì với họ cái chết còn ko sợ huống chi là sự trừng phạt của pháp luật. Hình phạt đối với tội phạm đâu chỉ có tính chất trừng trị, mà còn răn đe. Răn đe đối với những người có ý định tự tử co hợp lý hay ko?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Trantranglong vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (12/06/2017)
  • #457098   12/06/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Trong bài viết của bạn có nhắc đến cụm từ "quyền được chết" cụm từ này khá hay và là một vấn đề đang được bàn luận. Quyền được chết ở đây theo mình nghỉ là họ có quyền tự sát, mà quyền được chết ở đây nó mang tính nhân văn hơn, có thể là một người đang bị dày vò bởi bệnh tật và họ muốn giải thoát cho bản thân và họ được yêu cầu được chết và khi yêu cầu của họ được thực hiện thì pháp luật không truy cứu người thực hiện yêu cầu của họ. Việc tự sát ở đây mình nghỉ mang tính xã hội nhiều hơn và pháp luật có lẽ sẽ không điều chỉnh được vấn đề này. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn taigioi1995 vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (12/06/2017)