TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI TỰ SÁT KHÔNG THÀNH CÔNG

Chủ đề   RSS   
  • #456014 04/06/2017

    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 191 lần


    TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI TỰ SÁT KHÔNG THÀNH CÔNG

    “Nam sinh tự tử vì bị bạn gái bỏ rơi”, “tự tử vì nợ nần cờ bạc” hay thậm chí là “Nam sinh lớp 11 tự tử vì bị giữ xe vi phạm an toàn giao thông”, ... Mức độ dày đặt của những mẫu tin, những bài viết tương tự ngày càng phổ biến trên phương tiện truyền thông cùng với những quan điểm trái chiều (thương cảm hay phẫn nộ). Nhưng nhìn chung thì “tự sát” rõ ràng là hành động mang tính tự nguyện của cá nhân, như vậy có gì phải bàn luận?

    Sau đây mình xin chào sân forum Dân Luật với một vài quan điểm ngắn gọn về vấn đề này (vì mình viết lách kém nên từ ngữ hạn chế, mong mọi người thông cảm )

    1/ Về mặt xã hội, mình có một cái nhìn hơi “máu lạnh”:

    Nếu một cá nhân thực hiện hành vi tự sát thành công, mọi mối quan hệ, quyền lợi và nghĩa vụ của họ đều kết thúc – điều này đúng, nhưng chỉ với bản thân họ.

    Mình chỉ xét về khía cạnh gia đình, mỗi người trong chúng ta đều có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Nói một cách thực dụng, đại đa số người trong chúng ta đều được cha mẹ nuôi dưỡng, giáo dục, … tất cả những việc đó ta có thể xét là một dạng đầu tư cho tương lai cho bạn và gia đình bạn. Vậy khi bạn tự sát tức là bạn rũ bỏ trách nhiệm của mình, bạn bỏ lại cha mẹ mình trong đau khổ, bi thương bởi sự mất mát “khoản đầu tư cả về tinh thần lẫn vật chất” là bạn.

    Thực tế và dễ nhìn thấy nhất: bạn tự sát thành công – chi phí mai táng của bạn do ai chi trả? Ai phụng dưỡng cha mẹ bạn lúc về già?

    2/ Về khía cạnh pháp luật Việt Nam:

    Theo pháp luật thì các quyền của con người như quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, … được quy định trong Hiến pháp; quyền nhân thân được quy định trong Luật dân sự; các quyền công dân khác được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Tuy nhiên, tuyệt không có quy định về “quyền được chết”.

    Cụ thể, căn cứ vào điều 19 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tướt đoạt tính mạng trái pháp luật”.
    Pháp luật quy định: cuộc sống của một người chỉ bị tước đoạt (hoặc được chết) thông qua việc Tòa án xét xử và cho thi hành án phạt tử hình.
    Căn cứ vào 2 căn cứ trên, việc một người tự kết liễu cuộc sống của mình rõ ràng là hành vi vi hiến và trái pháp luật. Vậy mà họ lại không chịu bất kỳ một hình phạt nào????

    Thậm chí điều 131 Bộ Luật hình sự 2015 cũng có quy định về tội “Xúi giục hoặc giúp người khác tự sát”.
    Theo quy định này thì người xúi giục hoặc giúp người khác tự sát là có tội, nhưng người trực tiếp gây ra tội (tự sát) lại không phải chịu trách nhiệm pháp lý nào????

    3/ Kết luận:

    Từ những luận điểm trên ta có thể thấy, rõ ràng pháp luật Việt Nam không cho phép một người có “quyền được chết” để chấm dứt cuộc sống của mình, cũng như dựa vào những hậu quả tiêu cực của việc tự sát đối với bản thân người tự sát, gia đình họ và xã hội; tại sao không hề có một hình phạt nào để răn đe những người có ý định tự sát hoặc là tự sát không thành công (vì dĩ nhiên ta không thể truy cứu trách nhiệm với người đã chết)???

    Mình biết vẫn còn vô số khía cạnh để khai thác về chủ đề này, nhưng do kiến thức hạn hẹp (và để tránh viết nhiều làm "phiền mắt" người đọc ) nên mình chỉ trình bày những nội dung mình cho là tiêu biểu. 
    Rất hy vọng nhận được sự bàn luận, góp ý sôi nổi của các anh chị, các bạn để ta có cái nhìn chi tiết, khách quan hơn về chủ đề này.

    Nguồn tham khảo: wikipedia, vnexpress.

    Best Regards!

    Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 04/06/2017 10:05:06 CH Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 04/06/2017 10:03:45 CH Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 04/06/2017 10:02:59 CH Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 04/06/2017 10:02:36 CH
     
    51963 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #457099   12/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Không hợp lý đối với việc sử dụng hình phạt đối với người tự tử không thành công

    Với những đối tượng này nếu biết sau khi mình tự tử không thành sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ắt hẳn những đối tượng này sẽ thực hiện đến cùng hành vi tự sát. Vì nếu tự sát không thành công nghĩa là không hoàn thành mục tiêu ban đầu và cộng thêm đó là bị truy cứu trách nhiệm hình sư. Vậy nên sẽ phải cố gắng.cố gắng.
     
    Báo quản trị |  
  • #457116   12/06/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 191 lần


    Chào bạn @chinamnhi,
    C/c: @taigioi1995, @huynhthu95 (mình xin phép trả lời chung bình luận của 02 bạn qua bình luận này)

    Mình rất vui khi thấy thấy được chúng ta đang nhìn 1 vấn đề với 2 lăng kính hoàn toàn khác nhau:

    - Thứ nhất: Nội dung bài viết của mình mang tính "đề xuất" vì rõ ràng quy định hiện tại không hề kiểm soát hành vi tự sát (tương lai)
    Còn những luận điểm của bạn lại đang áp dụng những quy định hiện tại để giải quyết hành vi này (hiện tại)

    - Thứ hai: Ý nghĩa của "bị" và "được" hoàn toàn có thể hoán đổi cho nhau trong những tình huống khác nhau, tất cả chỉ mang tính tương đối.
    Dưới góc nhìn của bạn, tự sát là "được chết". Nhưng theo quan điểm của mình, tự sát là hành vi tự tước đoạt mạng sống của chính mình, tức là bạn tự xâm hại quyền được sống của chính bạn, bạn đang tước đoạt tính mạng của chính bạn một cách trái pháp luật.
    Điều 19, Hiến pháp 2013 đề cập đến "quyền được sống": "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật"
    => Đây là hành vi vi hiến.

    - Thứ ba của bạn đề cập:
    "Bạn thấy rằng những người giúp người khác, xúi giục người khác tự sát họ phạm tội là đương nhiên vì họ không phải là người được pháp luật trao cho quyền đó"
    Theo quan điểm của mình, trường hợp này họ phạm tội không phải là do "không được pháp luật trao quyền", mà là do họ trái phép vi phạm quyền được sống của người khác. 
    Liên kết với ý thứ hai bên trên, họ đang giúp cho người tự sát vi phạm quyền được sống của người đó.

    KẾT: Pháp luật cho người "quyền được sống", chọn hay từ bỏ quyền là quyền của họ, mình hoàn toàn đồng ý. Tuy nhiên, bạn không nhận "quyền được sống" không đồng nghĩa với việc bạn có "quyền được chết"
    Trời không nắng không có nghĩa là trời đang mưa 

    Rất rất rất cám ơn những góp ý trái chiều cực kỳ tích cực của các bạn! 


     

    Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 12/06/2017 11:07:05 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #461377   15/07/2017

    Mình nghĩ khi một người tự sát là họ đã đến đường cùng rồi, không thể làm gì khác ngoài việc sử dụng cái chết, nếu xử phạt thì đối với họ chẳng có vấn đề gì nữa vì cái chế họ không sợ thì mức phạt không là gì, hơn nữa nếu phạt thì chắc họ sẽ tự tử lần thứ 2 hay thứ 3 gì đó và kết quả sẽ bất ngờ đó bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #461420   16/07/2017

    Theo mình, mặc dù Hiến pháp không quy định về quyền được chết, nhưng không quy định không có nghĩa là không được làm. Một người khi đã lựa chọn cái chết, nghĩa là họ cũng đã vượt qua cái ham sống, những trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện. Người chết rồi thì không thể xử phạt, bắt họ chịu trách nhiệm, còn người tự tử không thành công thì việc xử lý họ thì lại càng thấy "vô nhân đạo" khi đối với một cong người tuyệt vọng, xử phạt khác gì làm họ thấy cái chết là một lựa chọn đúng?

     
    Báo quản trị |  
  • #497494   22/07/2018

    Mình có nghe được lời nói của ông chủ facebook trong một bài viết: “Facebook sinh ra để kết nối mọi người lại với nhau”. Còn về vấn đề quản lí mạng xã hội thì thực tế rất khó quản lí nhưng không phải không quản lí được. Còn về vấn đề cấm thì có vẻ như việc làm này không thực tế lắm, khó có thể thực hiện được. Theo mình nghĩ, cần đưa ra quy định về cung cấp và xác nhận thông tin của người lập tài khoản mạng xã hội.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #497501   22/07/2018

    minhchau96
    minhchau96

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/06/2017
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 665
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 10 lần


    Mình thấy đồng tình với quan điểm của bạn ntqn1993. Hầu hết những người tự tử luôn đã có tâm lý tuyệt vọng, mất phương hướng bất cần rồi mới tìm đến cách giải quyết như vậy. Mặc dù biết là pháp luật muốn răn đe người này phải quý trọng mạng sống.

    Nhưng mà truy cứu trách nhiệm như vậy không giúp được họ, có khi còn gây hậu quả khiến người đó không những không muốn tiếp tục sống mà lại tìm cách để chết. Nên có biện pháp khuyên bảo hoặc trò chuyện tư vấn tâm lý trước khi xử lý trách nhiệm họ.

     
    Báo quản trị |  
  • #550332   29/06/2020

    aohoa123
    aohoa123

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Nếu cô lập hội đồng một học sinh dẫn đến học sinh đó tự tử thì những người trực tiếp cô lập và người tự tử có bị xử phạt gì không ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn aohoa123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/06/2020)
  • #550339   29/06/2020

    Vấn đề chủ thớt đưa ra là khá hay vì Hiến pháp không quy định về vấn đề này. Theo tôi, nếu con người ta không có nguyện vọng sống (do nhiều nguyên nhân như bệnh tật chẳng hạn) thì Hiến pháp cần phải bổ sung quyền được chết của họ.
    Nhân tiện, tôi cũng mong muốn Hiến pháp bỏ hình phạt Tử hình, nhất là trong bối cảnh nước ta hiện nay và vấn đề nhân đạo.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn muf12003 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/06/2020)
  • #550447   29/06/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11411
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 203 lần


    Góc nhìn của chủ bài viết khá thú vị. Đúng là Hiến pháp hiện chỉ công nhận quyền được sống và chưa ghi nhận quyền được chết, tuy nhiên đối với những người có ý định tự tử thì việc xử phạt họ là không cần thiết. Nếu quy định xử phạt đối với họ lại quyết tâm tự tử tiếp thì lúc đó lại hối hận không kịp.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #550452   29/06/2020

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Tác giả có một cái nhìn khá dí dỏm và hài hước...cơ mà ng ta bí bách không tìm được con đường nào đi tự tử rồi mà ad bảo tự tử ko chết đem nhốt lại thì toang...

     
    Báo quản trị |  
  • #550468   29/06/2020

    hosyhieu20
    hosyhieu20
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2020
    Tổng số bài viết (210)
    Số điểm: 1710
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    Bài viết rất hay, đánh giá một cách phiến diện về vấn đề tự sát hiện nay. Thiết nghĩ nếu có hình phạt cho những người tự sát không thành công thì sẽ cho họ đi tù hay sao. Một người tự tử chắc hằn phải do một nguyên nhân gây áp lực nào đó. Nếu như bắt họ đi tù nữa thì áp lực cộng áp lực. Vả lại, nếu bắt đi tù thì những người tự tử sẽ tìm cách để chết thành công và không có cơ hội để cứu sống.

     
    Báo quản trị |  
  • #550479   29/06/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Khi đến bước đường cùng, không còn lối thoát nên nhiều người mới nghĩ quẩn, mới chọn cái chết. Việc lựa chọn cái chết vô tình có những ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh, tuy nhiên truy cứu trách nhiệm đối với những người tự sát không thành liệu có phù hợp hay không? Nếu truy cứu trách nhiệm đối với những trường hợp này họ sẽ còn tìm cách nào để chắc chắn mình sẽ tự sát thành công, gây ra hậu quả xấu hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #550720   30/06/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Dẫu biết hành vi tự sát (bất thành) có ảnh hưởng rất tiêu cực đến người ấy cũng như những người xung quanh, xã hội. Nhưng chế tài để xử lý họ thì pháp luật hiện hành không hề có. Mặt khác, những người tự sát đa phần là nghĩ quẩn cũng như gặp khó khăn trong cuộc sống, ép họ đến bước đường cùng. Do đó, với tính chất khoan dung của pháp luật thì cách tốt nhất vẫn là giao gia đình quản lý, khích lệ tinh thần mà thôi.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #569383   26/03/2021

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Quyền được sống là quyền được pháp luật quy định cụ thể, tuy nhiên không có pháp luật nào lại quy định quyền được chết. Sinh mạng của mỗi người do tự bản thân họ tự quý trọng, nếu bản thân chọn cách tự sát thì tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Tự sát không thành công ngoài tự gây cuộc sống khó khăn cho bản thân mà còn gây ảnh hưởng đến gia đình, người xung quanh. Mỗi người nên tự quý sự sống của bản thân.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #587344   04/07/2022

    TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI TỰ SÁT KHÔNG THÀNH CÔNG

    Mình nghĩ bạn không nên lấy khía cạnh pháp luật ra nhìn nhận vấn đề này. Vì Điều 19 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống...”. Điều này có nghĩa rằng sống là “quyền” chứ không phải “nghĩa vụ”. Thuật ngữ “quyền” là cái mà con người ta có và họ được tự quyết định có sử dụng hay không sử dụng nó, cần phân biệt rõ với thuật ngữ “nghĩa vụ” là điều bắt buộc một người phải thực hiện.

    Như vậy, đến cả Hiến pháp cũng đã có quy định sống hay không sống là tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người, ko có lý nào lại truy cứu trách nhiệm 1 hành vi mà pháp luật không cấm họ làm đc.

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranquanghung651999@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/07/2022)
  • #589985   25/08/2022

    TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI TỰ SÁT KHÔNG THÀNH CÔNG

    Cảm ơn bài viết của bạn.Hiện nay, vì nhiều lí do như tổn thương tình cảm, áp lực cuộc sống, thua cá độ,… một số cá nhân tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân hoặc trốn tránh trách nhiệm. Về mặt đạo đức xã hội, đây là hành vi tiêu cực không nên có, nhưng về mặt pháp lý,Có thể thấy, hành vi tự sát có dấu hiệu đi ngược lại với Hiến pháp và trái luật. Tuy nhiên, công dân được thực hiện những điều mà pháp luật không cấm; hiện tại, không có bất kỳ văn bản nào quy định về việc cấm một người tự kết liễu mạng sống của mình; vì vậy cũng không có biện pháp xử lý nào dành cho hành vi này.

     
    Báo quản trị |  
  • #590535   30/08/2022

    maibng
    maibng

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:27/06/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI TỰ SÁT KHÔNG THÀNH CÔNG

    Trên thực tế, vấn đề có xây dựng biện pháp răn đe cứng rắn với hành vi tự tử hay không; vẫn còn gây tranh cãi trong dư luận. Dựa trên căn cứ về quyền được sống theo pháp luật hiện hành; cùng với những hệ quả tiêu cực mà hành vi này mang lại; cần phải có biện pháp răn đe cứng rắn đối với những trường hợp tự tử bất thành.

     
     
    Báo quản trị |