Trường hợp người bị kiện chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật, nhưng người khởi kiện không rút đơn khởi kiện?

Chủ đề   RSS   
  • #289214 01/10/2013

    anhminhmiumiu

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 579
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 7 lần


    Trường hợp người bị kiện chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật, nhưng người khởi kiện không rút đơn khởi kiện?

    Em xin hỏi các anh chị và các bạn như sau:
     
    Trường hợp người bị kiện chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật, nhưng người khởi kiện không rút đơn khởi kiện, mà toàn tuyên án bác khởi kiện do hành vi bị khởi kiện nay đã không còn thì toà phán quyết như thế có đúng quy định pháp luật không?
     
    Em rất thắc mắc là tại Điều 10 của Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP của HĐTPTANDTC Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính, chỉ có quy định: 
     
     
    "Điều 10. Trường hợp người bị kiện sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định bị khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật TTHC
     
    Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật TTHC thì trong quá trình giải quyết vụ án hành chính người bị kiện có quyền sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện; do đó, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính mà người bị kiện có quyết định sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện thì Toà án thông báo cho người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập biết và phân biệt như sau:
     
    1. Nếu người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đều rút đơn khởi kiện, yêu cầu thì Toà án căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 120 của Luật TTHC ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án;
     
    2. Nếu người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đều không rút đơn khởi kiện, yêu cầu thì Toà án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Trong trường hợp này Toà án phải xem xét tính hợp pháp của quyết định bị khởi kiện và quyết định sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định bị khởi kiện để tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà có quyết định đúng pháp luật;
     
    3. Nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không rút yêu cầu thì Toà án đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu của người khởi kiện và tiếp tục giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp này, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành người khởi kiện;
     
    4. Nếu người khởi kiện không rút đơn khởi kiện, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì Toà án đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và tiếp tục giải quyết đối với yêu cầu của người khởi kiện theo thủ tục chung."
     
     
    Thế thì:
    i. Đối với hành vi hành chính, sao không quy định?
    ii. Toà phán quyết "bác khởi kiện do hành vi bị khởi kiện nay đã không còn" là đúng hay sai, căn cứ vào quy định pháp luật nào? Em xin cảm ơn
     
    13579 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #289287   02/10/2013
    Được đánh dấu trả lời

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Không có quy định thì chịu, phải hỏi nhà làm luật. Nhưng chắc là vì khi chấm dứt hành vi trái PL thì người khởi kiện rút đơn hay không thì kết quả cũng đều là 1 là không có lợi lộc gì.

    Tòa bác đơn là đúng rồi, bạn xem điểm a khoản 2 điều 163 luật TTHC nhé.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #289290   02/10/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Quên không nói với bạn, là trong các trường hợp trên, để sửa đổi hoặc hủy bỏ một quyết định nào đấy, thì người ta phải ban hành một quyết định khác, do đó nó vẫn phát sinh một sự kiện pháp lý cần phải xem xét ,nên Tòa tối cao mới hướng dẫn các trường hợp như vậy.

    Còn chấm dứt hành vi hành chính trái pl rồi thì chỉ dẫn đến 1 kết quả là hòa cả làng, nên tòa vẫn bác đơn. Tất nhiên nếu đã chấm dứt nhưng trước đó đã gây thiệt hại thì tòa vẫn xử phần bồi thường thiệt hại nếu người khởi kiện có yêu cầu trong đơn.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #289306   02/10/2013

    anhminhmiumiu
    anhminhmiumiu

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 579
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 7 lần


    Cảm ơn bạn boyluat, nhưng em xin cung cấp thêm dữ kiện như sau.

    - Thứ nhất, yêu cầu khởi kiện là có căn cứ pháp luật

    - Thứ hai, HĐXX cũng nhận định hành vi hành chính của Người bị kiện là trái pháp luật (dù mãi sau đó mới ra một thông báo "được cho là có thiện ý chấm dứt" nhưng chỉ chấm dứt riêng với riêng Người khởi kiện, các trường hợp sau khác chắc là vẫn giữ nguyên lối hành xử cũ :p

    - Thứ ba, điều này hài nhất, căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật, điều khoản điểm nào mà HĐXX tuyên bố "hành vi hành chính nay đã chấm dứt, vậy đối tượng bị khởi kiện nay không còn", vì vậy bác yêu cầu khởi kiện.

    - Thứ tư, điều này là một nội dung mới, tuy rằng cho rằng hành vi khởi kiện nay đã chấm dứt, nhưng nó đã xảy ra trong quá khứ, và yêu cầu khởi kiện là YÊU CẤU TOÀ ÁN TUYÊN HÀNH VI HÀNH CHÍNH BỊ KHỞI KIỆN LÀ TRÁI PHÁP LUẬT. Do đo, em thiết nghĩ nếu có chấm dứt rồi hay chưa chấm dứt, thì nó cũng đã xảy ra chữ nhỉ? Các cao thủ danluat đâu rồi?:)

     
    Báo quản trị |  
  • #289367   02/10/2013

    tonphong
    tonphong

    Male
    Mầm

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2012
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 920
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 57 lần


    mình đọc nội dung của bạn nhưng mình vẫn không hiểu hành vi hành chính trong câu chuyện của bạn là vấn đề hc gì, theo mình hiểu thì hvhc Khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính quy định HVHC là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.Nghĩa là có thể có hvhc hành động( thực hiện) và hvhc không hành động( không thực hiện) và như thế hvhc ở đây có thể bao gồm rất nhiều hành vi. rất khó để xác định hvhc sai phạm kho người vi phạm dừng hvhc bạn ah, diều bạn có thể khởi kiện chính là lợi ích của bạn bị xâm hại và bạn phải có nghĩa vụ chứng minh hvhc đó xâm hại tới lọi ích họp pháp của bạn

     

     
    Báo quản trị |  
  • #289379   02/10/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn,

    Nếu theo tinh thần hướng dẫn của HĐTPTANDTC đối với quyết định hành chính bị kiện thì việc tòa bác đơn khởi kiện với lý do là hành vi hành chính bị khởi kiện không còn là hoàn toàn sai.

    Bởi vì trong hướng dẫn cách thức xử lý đối với quyết định hành chính bị kiện (mà đã bị hủy bỏ, sửa đổi hoặc thay thế) HĐTPTANDTC vẫn yêu cầu tòa án tiếp tục giải quyết  vụ án theo thủ tục chung. Chỉ căn cứ tình hình thực tế để ra quyết định đúng pháp luật (điểm 2).

    Hướng dẫn này là phù hợp bởi vì việc khởi kiện ngoài nội dung yêu cầu hủy bỏ quyết định hành chính, người bị kiện còn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh (nếu có) từ quyết định hành chính bị kiện đó. Nếu tòa bác đơn kiện thì đồng nghĩa với các thiệt hại này sẽ không có cơ may được cơ quan ra quyết định bồi thường cho người khởi kiện. 

    Nguyên tắc này cũng áp dụng khi một người đánh một người, đâu phải chỉ thôi đánh là đủ, còn phải có nghĩa vụ bồi thường tổn thất sức khỏe, tinh thần do hành vi trái pháp luật của mình nữa chứ.  

    Thân.

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #289389   02/10/2013

    anhminhmiumiu
    anhminhmiumiu

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 579
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 7 lần


    Tonphong: đúng như bạn nói, hành vi hành chính là hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật Tố tụng hành chính: "Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật."
     
    Unjustice: đúng như bạn nói, tinh thần của Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP của HĐTP TANDTC thì đối với trường hợp người bị kiện sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định bị khởi kiện thì nếu người khởi kiện không rút đơn khởi kiện, yêu cầu thì Toà án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung. 
     
    Trong trường hợp này Toà án phải xem xét tính hợp pháp của quyết định bị khởi kiện và quyết định sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định bị khởi kiện để tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà có quyết định đúng pháp luật.
     
    TUY NHIÊN, đối với hành vi hành chính, thì không thấy trong Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP quy định cụ thể. Vì vậy, đây là một vấn đề hết sức đau đầu đối với cả các thẩm phán lẫn các đương sự. Câu hỏi đặt ra là trong tình huống này thì phán quyết như nào mới đúng, căn cứ vào đâu, vào văn bản quy phạm pháp luật nào, vào hướng dẫn nào, trên tinh thần nào?
     
    (Thực ra, theo như em nghĩ, nếu cho rằng việc tòa bác đơn khởi kiện với lý do là hành vi hành chính bị khởi kiện không còn là hoàn toàn sai thì cũng không có căn cứ để có nhận định như vậy, mà nếu cho rằng toà đúng thì cũng éo le bởi vì cũng không có căn cứ luôn).
     
    Kính mong được tiếp tục thảo luận, tháo gỡ giùm em đối với 1 tình huống pháp lý cụ thể này. Đặc biệt là nay lượng án hành chính gia tăng khá nhanh, lý luận cũng cần phải đủ hoàn thiện để bảo vệ pháp luật được rõ ràng, hiệu quả và văn minh! Em xin cám ơn
     
     
    Báo quản trị |  
  • #289409   02/10/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn,

    Nếu bạn đòi văn bản hướng dẫn cụ thể thì chắc chắn là không có. Nhưng mình đã cung cấp cho bạn các nguyên tắc pháp lý để bảo vệ quan điểm tòa án bác đơn kiện là sai.

    1 - Áp dụng quy định tương tự của pháp luật;

    2 - Nguyên tắc người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người khác phải được bồi thường đúng và đầy đủ những tổn thất mình đã phải gánh chịu. (Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm bảo đảm duy trì trật tự xã hội).

    Bên cạnh đó việc bác đơn của Tòa chẳng có lý do thuyết phục nào cả. Viện dẫn điểm a khoản 2 điều 163 Luật TTHC là không chính xác. Điều luật này chỉ áp dụng khi việc khởi kiện là không có căn cứ (ví dụ: không có đánh người mà lại kiện là có đánh người để đòi bồi thường).

     

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    anhminhmiumiu (03/10/2013)
  • #289410   02/10/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!

    Việc Tòa án tuyên bác yêu cầu khởi kiện do hành vi hành chính bị khởi kiện không còn trong trường hợp người khởi kiện vẫn giữ nguyên yeu cầu khởi kiện là sai. 

    Có thể khẳng định dược điều đó mà không cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể như đối với trường hợp đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính.

    Bởi về nguyên tắc thì khi khởi kiện vụ án hành chính đối với hành vi hành chính, người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết hai vấn đề:

    - Tuyên bố hành vi hành chính là trái pháp luật.

    - Buộc chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật đó.

    Ngoài ra còn có thể có yêu cầu về bồi thường thiệt hại.

    Cũng về nguyên tắc thì phạm vi giải quyết một vụ án hành chính phải dựa trên cơ sở các yêu cầu của người khởi kiện. Vì vậy mà mặc dù người bị kiện đã chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện, nhưng người khởi kiện vẫn yêu cầu Tòa án giải quyết chứ không rút đơn thì Tòa án vẫn phải giải quyết vụ án theo thủ tục chung để xem xét yêu cầu của người khởi kiện có căn cứ hay không, hành vi hành chính bị khởi kiện (cho dù đã chấm dứt) có trái pháp luật hay không. Nếu có căn cứ thì vẫn phải tuyên hành vi hành chính mà người bị kiện đã thực hiện là trái pháp luật, không có căn cứ thì phải tuyên bác yêu cầu khởi kiện. Đồng thời vẫn phải tuyên buộc chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật nếu hành vi đó thực sự trái pháp luật. Bởi hành vi hành chính chỉ được biểu hiện dưới hai dạng là hành động và không hành động, chứ không được biểu hiện dưới hình thức văn bản. Do đó việc người bị kiện tự động chấm dứt hành vi hành chính như lời nói của họ cũng chưa có một cơ sở nào để khẳng định chắc chắn họ đã thực sự chấm dứt hành vi của mình hay chưa. Vì vậy mà nếu người khởi kiện không rút đơn thì điều duy nhất để chắc chắn hành vi hành chính trái pháp luật đó không còn tiếp tục chỉ có thể là một phán quyết của Tòa án.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    SAdmin (03/10/2013) Unjustice (03/10/2013) anhminhmiumiu (03/10/2013)
  • #289445   02/10/2013

    TBinh1508
    TBinh1508

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2011
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 580
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 15 lần


    Chào mọi người!

    Ở topic này, bạn anhminhmiumiu có hỏi 2 câu hỏi:

    "1. Đối với hành vi hành chính, sao không quy định?

    2. Toà phán quyết "bác khởi kiện do hành vi bị khởi kiện nay đã không còn" là đúng hay sai, căn cứ vào quy định pháp luật nào? Em xin cảm ơn"
     
    Đối với câu thứ 2 thì dựa vào ý kiến của mọi người chắc chắn chủ topic đã có câu trả lời xác đáng, còn đối với câu hỏi 1 tôi chưa thấy câu trả lời. Theo tôi, ở đây chủ topic muốn hỏi vì sao với điều 10 NQ 02/2011 lại chỉ điều chỉnh  quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện mà KHÔNG nhắc tới đối tượng "hành vi hành chính". Như vậy có phải là nghị quyết 02/2011 đã "bỏ quên" việc người bị kiện dừng hoặc khắc phục hành vi hành chính thì giải quyết thế nào???
     
    Theo ý kiến cá nhân tôi thì đối với việc người bị kiện dừng, khắc phục hành vi hành chính cũng như đối với việc người bị kiện sửa đổi, huỷ bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri toà án có đình chỉ giải quyết hay không phải phụ thuộc vào việc người khởi kiện có rút đơn khởi kiện, người yêu cầu có rút yêu cầu hay không! (căn cứ điều 120 luật tố tụng hành chính 2011 - đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TBinh1508 vì bài viết hữu ích
    anhminhmiumiu (03/10/2013)
  • #289577   03/10/2013

    anhminhmiumiu
    anhminhmiumiu

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 579
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 7 lần


    Em xin kính chào và cảm ơn sự tham gia của các bạn. Trước hết em xin hết sức lưu ý với các bạn về một điểm sau nhé: 
     
    Tại trường hợp cụ thể em nêu trên thì chúng ta thôi không bàn về chuyện toà án đình chỉ, tạm đình chỉ hay không vụ án nhé (như bạn TBinh1508 có nói), bởi thực ra Toà án đã đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung rồi mà. Điều cần bàn là Toà án sẽ ra phán quyết như thế nào cho đúng quy định của pháp luật.
     
    Tại trường hợp cụ thể này, đối tượng khởi kiện là hành vi hành chính của Người bị kiện xảy ra tại thời điểm ngày M, yêu cầu khởi kiện là yêu cầu Toà án tuyên hành vi hành chính của Người bị kiện (tại ngày M) là trái pháp luật.
     
    Trước ngày xét xử sơ thẩm 02 ngày, Người bị kiện soạn một Thông báo gửi Người khởi kiện ngỏ ý là sẽ thực hiện một nhiệm vụ mà trước đó họ không thực hiện (trái luật), và khi ở phiên xét xử sơ thẩm Người bị kiện căn cứ vào Thông báo này để cho rằng mình đã dừng hành vi hành chính và đề nghị HĐXX bác khởi kiện.
     
    HĐXX sau nghị án đã nhận định hành vi hành chính của Người bị kiện là trái pháp luật, tuy nhiên vì đến trước ngày xét xử 02 ngày, Người bị kiện "đã chấm dứt" hành vi hành chính vì thế nay đối tượng khởi kiện đã không còn.
     
    Với nhận định đó, HĐXX quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Người khởi kiện (yêu cầu tuyên hành vi hành chính của Người bị kiện tại ngày M là trái pháp luật), do đó nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm thuộc về Người khởi kiện.
     
    (...)
     
     
    Unjustice: thực sự việc vận dụng nguyên tắc tương tự mà bạn đã cung cấp ở trên là một điểm mới, và nó bổ sung thêm cho lập luận để thuyết phục HĐXX rằng đối với hành vi hành chính tuy không được quy định cụ thể trong Nghị quyết thì cũng nên được vận dụng theo hướng tương tự như đối với các quyết định hành chính.
     
    Tuy nhiên em e rằng đây chỉ là lý luận để thuyết phục toà thôi chứ nó chưa đủ "mạnh" khiến HĐXX lấy đó làm căn cứ pháp lý, em không hiểu sao TANDTC không hướng dẫn gì đối với hành vi hành chính, có thể do thiếu sót hay do một nguyên nhân khách quan nào khác?
     
    BachThanhDC: em hoàn toàn nhất trí với lý luận của bạn về nguyên tắc khi khởi kiện vụ án hành chính trong đó có hai vấn đề cần được giải quyết như bạn đã nêu, ngoài ra Người khởi kiện có thể lựa chọn yêu cầu hay không yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
     
    Lựa chọn tách riêng yêu cầu bồi thường trong một vụ án khác là phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng hành chính, vì thế thực chất đối tượng khởi kiện trong một vụ án hành chính bao hàm trong nó là nghĩa vụ kế thừa bồi thường thiệt hại (nếu bị yêu cầu), vì thế chưa thể chấm dứt khi nào vẫn còn thời hiệu khởi kiện bồi thường.
     
    Vì thế, với việc HĐXX lập luận do hành vi khởi kiện chấm dứt nên đối tượng khởi kiện không còn vì lẽ đó quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện là một quyết định rất có "vấn đề", tuy nhiên BachThanhDC khẳng định toà tuyên như thế là SAI thì e hơi quá (sai so với quy định nào?). Em nghĩ nên cho rằng toà tuyên như thế là không có căn cứ thì hơn chứ nhỉ?
     
     
    Báo quản trị |  
  • #289622   03/10/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    anhminhmiumiu viết:

    Vì thế, với việc HĐXX lập luận do hành vi khởi kiện chấm dứt nên đối tượng khởi kiện không còn vì lẽ đó quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện là một quyết định rất có "vấn đề", tuy nhiên BachThanhDC khẳng định toà tuyên như thế là SAI thì e hơi quá (sai so với quy định nào?). Em nghĩ nên cho rằng toà tuyên như thế là không có căn cứ thì hơn chứ nhỉ?
     
    Đề tài tranh luận rất hay và sôi nỗi, nhưng ý kiến mà bạn nêu như trên thì Tôi thấy rất có "vấn đề" vì nó "không có căn cứ" (quy định nào mà bạn cho là bản án tuyên không có căn cứ mà không sai ?).
     
    Báo quản trị |  
  • #289950   06/10/2013

    anhminhmiumiu
    anhminhmiumiu

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 579
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 7 lần


    ngocloan1990 viết:

    anhminhmiumiu viết:

    Vì thế, với việc HĐXX lập luận do hành vi khởi kiện chấm dứt nên đối tượng khởi kiện không còn vì lẽ đó quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện là một quyết định rất có "vấn đề", tuy nhiên BachThanhDC khẳng định toà tuyên như thế là SAI thì e hơi quá (sai so với quy định nào?). Em nghĩ nên cho rằng toà tuyên như thế là không có căn cứ thì hơn chứ nhỉ?
     
    Đề tài tranh luận rất hay và sôi nỗi, nhưng ý kiến mà bạn nêu như trên thì Tôi thấy rất có "vấn đề" vì nó "không có căn cứ" (quy định nào mà bạn cho là bản án tuyên không có căn cứ mà không sai ?).

     

    Em rất nhất trí trên tinh thần chung với bạn ngocloan1990, đó là Toà án tuyên một điều gì thì phải dựa vào căn cứ quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu Toà sơ thẩm cứ tuyên không cần căn cứ như thế, thì em hỏi lại, căn cứ vào căn cứ quy phạm pháp luật nào để Toà phúc thẩm tuyên hành vi tuyên không có căn cứ (của Toà sơ thẩm) là hành vi trái pháp luật, và phải huỷ bỏ. Em xin cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #290036   06/10/2013

    anhminhmiumiu
    anhminhmiumiu

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 579
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 7 lần


    anhminhmiumiu viết:

     

    ngocloan1990 viết:

     

     

    anhminhmiumiu viết:

     

    Vì thế, với việc HĐXX lập luận do hành vi khởi kiện chấm dứt nên đối tượng khởi kiện không còn vì lẽ đó quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện là một quyết định rất có "vấn đề", tuy nhiên BachThanhDC khẳng định toà tuyên như thế là SAI thì e hơi quá (sai so với quy định nào?). Em nghĩ nên cho rằng toà tuyên như thế là không có căn cứ thì hơn chứ nhỉ?
     
     
    Đề tài tranh luận rất hay và sôi nỗi, nhưng ý kiến mà bạn nêu như trên thì Tôi thấy rất có "vấn đề" vì nó "không có căn cứ" (quy định nào mà bạn cho là bản án tuyên không có căn cứ mà không sai ?).

     

     

     

    Em rất nhất trí trên tinh thần chung với bạn ngocloan1990, đó là Toà án tuyên một điều gì thì phải dựa vào căn cứ quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu Toà sơ thẩm cứ tuyên không cần căn cứ như thế, thì em hỏi lại, căn cứ vào căn cứ quy phạm pháp luật nào để Toà phúc thẩm tuyên hành vi tuyên không có căn cứ (của Toà sơ thẩm) là hành vi trái pháp luật, và phải huỷ bỏ. Em xin cảm ơn

     

    Em xin tự trả lời vấn đề như sau. Căn cứ:
     
    LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
     
    Điều 4. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hành chính
     
    Mọi hoạt động tố tụng hành chính của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuân theo các quy định của Luật này.
     
    Điều 163. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử
     
    1. Hội đồng xét xử xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan.
     
    2. Hội đồng xét xử có quyền quyết định:
     
    a) Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;
     
    b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
     
    c) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính là trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật;
     
    d) Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
     
    đ) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật cạnh tranh;
     
    e) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri theo quy định của pháp luật;
     
    g) Buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra;
     
    h) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước.
     
    Điều 164. Bản án sơ thẩm
     
    1. Hội đồng xét xử sơ thẩm ra bản án sơ thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
     
    2. Bản án gồm có phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định của Toà án, phần quyết định.
     
    3. Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên Toà án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên; tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; những người tham gia tố tụng khác; đối tượng khởi kiện; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.
     
    4. Trong phần nội dung vụ án và nhận định của Toà án phải ghi yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện; đề nghị của người bị kiện; đề nghị, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhận định của Toà án; điểm, khoản, điều của văn bản quy phạm pháp luật mà Toà án căn cứ để giải quyết vụ án.
     
    Trong nhận định của Toà án phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
     
    5. Trong phần quyết định phải ghi rõ các quyết định của Toà án về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.
     
     
     
    Kết hợp những điều bôi vàng bên trên, hành vi ban hành bản án không có căn cứ là trái pháp luật. Kính mong các anh chị các bạn cho em xin ý kiến!:)
     
    Báo quản trị |  
  • #289963   06/10/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn !

    Bạn nên nêu cụ thể hành vi vi phạm đó là gì ? Không thực hiện một việc cụ thể là gì ? để có cơ sở trao đổi cụ thể. 

     
    Báo quản trị |  
  • #289987   06/10/2013

    anhminhmiumiu
    anhminhmiumiu

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 579
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 7 lần


    Chào bạn!
     
    Em xin phép không cụ thể hoá hành vi hành chính trái pháp luật là gì, bởi vì điểm mấu chốt của bản án ở chỗ: bác khởi kiện do hành vi hành chính trái pháp luật đã chấm dứt tức là đối tượng khởi kiện không còn.
     
    Ngoài ra, như thế nào thì hành vi hành chính được coi là đã chấm dứt, được quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật nào hay dựa trên nguyên tắc chung nào, cũng chưa được chúng ta xem xét đến.
     
    Báo quản trị |  
  • #290079   07/10/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
     
    Điều 4. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hành chính
     
    Mọi hoạt động tố tụng hành chính của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuân theo các quy định của Luật này.
     
    Điều 163. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử
     
    1. Hội đồng xét xử xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan.
     
    2. Hội đồng xét xử có quyền quyết định:
     
    a) Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;
     
    b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
     
    c) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính là trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật;
     
    d) Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
     
    đ) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật cạnh tranh;
     
    e) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri theo quy định của pháp luật;
     
    g) Buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra;
     
    h) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước.
     
    Điều 164. Bản án sơ thẩm
     
    1. Hội đồng xét xử sơ thẩm ra bản án sơ thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
     
    2. Bản án gồm có phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định của Toà án, phần quyết định.
     
    3. Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên Toà án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên; tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; những người tham gia tố tụng khác; đối tượng khởi kiện; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.
     
    4. Trong phần nội dung vụ án và nhận định của Toà án phải ghi yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện; đề nghị của người bị kiện; đề nghị, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhận định của Toà án; điểm, khoản, điều của văn bản quy phạm pháp luật mà Toà án căn cứ để giải quyết vụ án.
     
    Trong nhận định của Toà án phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
     
    5. Trong phần quyết định phải ghi rõ các quyết định của Toà án về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.
    Do không nắm được hồ sơ vụ án nên tôi nghỉ : Toà án tuyên như trên là đúng sau khi xét xử.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #290136   07/10/2013

    anhminhmiumiu
    anhminhmiumiu

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 579
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 7 lần


    Ngocloan1990: Thực ra hồ sơ vụ án hành chính hết sức đơn giản bạn ạ, em đã nêu tóm lược rồi và xin quote lại lần nữa như sau:
     
    Tại trường hợp cụ thể này, đối tượng khởi kiện là hành vi hành chính của Người bị kiện xảy ra tại thời điểm ngày M, yêu cầu khởi kiện là yêu cầu Toà án tuyên hành vi hành chính của Người bị kiện (tại ngày M) là trái pháp luật.
     
    Trước ngày xét xử sơ thẩm 02 ngày, Người bị kiện soạn một Thông báo gửi Người khởi kiện ngỏ ý là sẽ thực hiện một nhiệm vụ mà trước đó họ không thực hiện (trái luật), và khi ở phiên xét xử sơ thẩm Người bị kiện căn cứ vào Thông báo này để cho rằng mình đã dừng hành vi hành chính và đề nghị HĐXX bác khởi kiện.
     
    HĐXX sau nghị án đã nhận định hành vi hành chính của Người bị kiện là trái pháp luật, tuy nhiên vì đến trước ngày xét xử 02 ngày, Người bị kiện "đã chấm dứt" hành vi hành chính vì thế nay đối tượng khởi kiện đã không còn.
     
    Với nhận định đó, HĐXX quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Người khởi kiện (yêu cầu tuyên hành vi hành chính của Người bị kiện tại ngày M là trái pháp luật), do đó nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm thuộc về Người khởi kiện.
     
    (...)
     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #290184   07/10/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn !

    Ý tôi muốn nói là hành vi của cơ quan hành chính "có thể" là đúng. Vì cơ quan hành chính đã thay đổi hành vi từ đúng thành sai nên toà án phải tuyên như vậy.

    Bạn đưa dữ liệu là chứng minh TA đã sai và muốn người khác đồng ý với bạn thì sẽ ít có ý nghĩa vì chỉ là ý kiến một bên, không có ý kiến của TA qua bản án và tình tiết vụ án.

    "HĐXX sau nghị án đã nhận định hành vi hành chính của Người bị kiện là trái pháp luật, tuy nhiên vì đến trước ngày xét xử 02 ngày, Người bị kiện "đã chấm dứt" hành vi hành chính vì thế nay đối tượng khởi kiện đã không còn."

    Nếu sự việc đúng như bạn nói thì có gì phải trao đổi thêm nữa, nguyên đơn phải kháng cáo vì nhận định và quyết định trong bản án không phù hợp nhau !

    Cập nhật bởi ngocloan1990 ngày 07/10/2013 07:47:38 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #290199   07/10/2013

    anhminhmiumiu
    anhminhmiumiu

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 579
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 7 lần


    Em chưa hiểu ý của ngocloan1990 lắm ở bài trên? 

    Em xin nhấn mạnh: hành vi hành chính của Người bị kiện tại ngày M như nêu trên là hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật được quy định tại khoản 2, Điều 3 của Luật Tố tụng hành chính và tại pháp luật chuyên ngành trong đó quy định nhiệm vụ, công vụ của họ trong lĩnh vực họ quản lý.

    Toà án thừa nhận hành vi hành chính của Người bị kiện là trái pháp luật. Tuy nhiên, Toà án lại hướng sang một trang mới;)) khi xem xét về đối tượng khởi kiện còn hay không còn! Kính mong các anh chị và các bạn tiếp tục cho ý kiến về vấn đề khá nổi cộm trong tố tụng hành chính này ạ!

     
    Báo quản trị |