Trường hợp này có được hưởng bảo hiểm không?

Chủ đề   RSS   
  • #502821 22/09/2018

    Hien22879

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trường hợp này có được hưởng bảo hiểm không?

    E muốn hỏi về vấn đề bảo hiểm ạ. Bố e sinh năm 1970, có được nhà nước cấp giờ bhxh của bộ đội. Hiện nay bố em bị viêm tụy, cấp cứu tại bv tỉnh ạ. Thời gian điều trị là từ 2_4 tuần. Chí phí từ 5_6trieu 1 ngày. E muốn hỏi trong trường hợp này, cần chuẩn bị những giấy tờ gì, quy trình như thế nào để có thể được hưởng bảo hiểm. Và nếu được hưởng thì được hưởng bao nhiêu % ạ. Trong trường hợp phẫu thuật, nằm viện thì có được hưởng bảo hiểm k ạ??? Mong luật sự giúp đỡ gia đình e ạ. E xin cảm ơn ạ.

     
    1417 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #503356   27/09/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với câu hỏi trên, Luật sư tư vấn như sau: 

    Thứ nhất, về mức hưởng BHYT:

    Điều 24 Luật BHYT 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 quy định về mức hưởng BHUT như sau:

    1. Người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh theo quy định thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

    a. 100% chi phí khám chữa bệnh đối với người có công với cách mạng, cựu chiến binh, trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn, thân nhân là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.

    b. 100% chi phí khám chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở và khám chữa bệnh tại tuyến xã;

    c. 100% chi phí khám chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở;

    d. 95% chi phí khám chữa bệnh đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; thân nhân người có công với cách mạng và người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

    đ. 80% chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

    2. Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định theo tỷ lệ:

    a. Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

    b. Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ 01/01/2015 đến 31/12/2020; từ ngày 01/01/2021, quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định khi tự đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước;

    c. Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám chữa bệnh từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015; từ ngày 01/01/2016, khi khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế, phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh được hưởng theo quy định. 

    3. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo đang sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (K1), đặc biệt khó khăn (K2); khi tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo quy định đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương.

    Như vậy, trong trường hợp của bố bạn, nếu bố bạn khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được BHYT chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh, nếu bố bạn khám chữa bệnh trái tuyến thì sẽ được BHYT cho trả 60% chi phí điều trị.

    Thứ hai, về các loại giấy tờ cần chuẩn bị:

    Người tham gia BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh; trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.

    + Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia BHYT phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh (trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó) và giấy chuyển tuyến theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    +Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế nào và phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh (trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó) trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở y tế làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh như trường hợp khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến quy định.

    Đối với cơ sở y tế không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT, khi người bệnh ra viện, cơ sở y tế có trách nhiệm cung cấp cho người bệnh các giấy tờ xác nhận tình trạng bệnh lý, các chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh thanh toán với tổ chức Bảo hiểm xã hội.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;