Trường hợp này A hay T nhận di sản thừa kế của X?

Chủ đề   RSS   
  • #212539 09/09/2012

    mymy3893

    Sơ sinh

    Hậu Giang, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2012
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 445
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trường hợp này A hay T nhận di sản thừa kế của X?

    Ngày 26 tháng 6 năm 2001, Ông A khi đi làm ruộng thì phát hiện có đứa bé X, 5 tháng tuổi bị ai bỏ dưới gốc cây xoài trong sân nhà ông. Ông có thông báo cho bà con lối xóm biết để nhận lại nhưng một tháng đã trôi qua mà vẫn không có tin tức gì. Thấy vậy, nên ông A quyết định làm một mâm cơm để nhận X làm con nuôi của ông. Trong suốt thời gian nhận nuôi X, ông A luôn hoàn thành trách nhiệm của người cha. Đến năm X 7 tuổi thì ông B xuất hiện, tự nhận là ông ngoại của X. Ông B không có ý định nhận lại X mà chỉ muốn để lại toàn bộ số tài sản của ông trị giá 500 triệu cho X sau khi ông chết. Từ đó, ông B thường xuyên đến thăm và đưa X đi chơi. Trong một lần đi chơi xa, gặp tai nạn giao thông, ông B vì vết thương quá nặng nên không qua khỏi, còn X thì phải nằm điều trị tại bệnh viện. Trong lúc đó, thì có một anh tự xưng là T, cho rằng mình là cha ruột của X nên đến thăm nom và đặt vấn đề đòi quản lý số tài sản mà X vừa được thừa kế từ ông B. Ông A không đồng ý, nên giữa ông A và anh T phát sinh tranh chấp. Ngày 25 tháng 7 năm 2008 anh T nộp đơn yêu cầu Tòa án công nhận anh là cha ruột của X. Căn cứ và kết quả giám định ADN, Tòa án đã ra quyết định công nhận anh T là cha ruột của X.

    Hỏi: Theo các anh chị giữa ông A và anh T ai sẽ là người được hưởng thừa kế di sản của X? Giải thích tại sao?

    Anh chị nào biết trả lời giúp em với!

    Em cảm ơn !

     

     
    8034 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #212553   09/09/2012

    huyet_cong_tu
    huyet_cong_tu

    Mầm

    , Vietnam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 509
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 24 lần


    Thưa LS, căn cứ vào đâu mà LS nhận định là có di chúc miệng trong tình huống này vậy ạ?

    Chắc k phải là câu "Ông B không có ý định nhận lại X mà chỉ muốn để lại toàn bộ số tài sản của ông trị giá 500 triệu cho X sau khi ông chết" chứ ạ? 

     
    Báo quản trị |  
  • #212585   09/09/2012
    Được đánh dấu trả lời

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần


    Chào em!

    Đây là một tình huống bài tập ah em?

    Thế này em nhé theo những em đã trình bầy thì X đã được thừa kế 500 triêu. 

    Anh T là cha đẻ của X và anh T sẽ đương nhiên được làm thủ tục nhận con.

    Nếu A là cha nuôi hợp pháp của X ( tức là đã làm thủ tục nhận con nuôi ) thì lúc này người quản lý tài sản thừa kế của X là ông A vì ông A là cha nuôi hợp pháp và đã nuôi X từ tấm bé đến giờ. (Người đại diện hợp pháp của X)

    Nếu A là cha nuôi không hợp pháp thì lúc này sau khi T làm thủ tục nhận con T đương nhiên trở thành người đại diện hợp pháp của X. (vì ông A không phải là người đại diện hợp pháp).

    thân ái!

     
    Báo quản trị |  
  • #212919   11/09/2012

    uoimuoimuoi
    uoimuoimuoi

    Female
    Sơ sinh

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    nhưng trong trường hợp này thì X mất cùng lúc tòa án ra quyết định công nhận T là cha của X thì sao ak.

    vậy di chúc của ông B có phải là di chúc miệng hợp pháp không?

    ông A là cha nuôi thực tế của X. nhưng khi X mất thì ông A có được pháp luật bảo hộ về quyền thừa kế di sản của  X  không?

     
    Báo quản trị |  
  • #213098   12/09/2012
    Được đánh dấu trả lời

    vuivui91
    vuivui91
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 2156
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 28 lần


    về di chúc miệng, chỉ hợp pháp khi thỏa mãn: Theo quy định tại khoản 4 Điều 652 của Bộ luật Dân sự: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”.

     

    Con nuôi và cha nuôi,  được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật  dân sự năm 2005.

    chẳng cần nói quá nhiều mới cất lên được lời ý nghĩa, mong muốn trong tôi chỉ là một người làm tôt muốn hát ca!

     
    Báo quản trị |  
  • #213307   12/09/2012

    uoimuoimuoi
    uoimuoimuoi

    Female
    Sơ sinh

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    vậy trường hợp trên tài sản sẽ không chia cho ai hết

    vì di chúc không hợp pháp

    có đúng không ak,

     

     
    Báo quản trị |  
  • #213523   13/09/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Trong bài tập trên thì cả ông A và anh T không ai được hưởng di sản của X cả.

    Đây là một dạng bài tập mà người hỏi muốn đánh lừa người trả lời thôi. Với câu hỏi "Giữa ông A và anh T ai sẽ là người được hưởng thừa kế di sản của X" sẽ làm cho người trả lời hướng suy nghĩ của mình vào việc xác định người đó là ông A hay anh T và tập trung phân tích để tìm ra lời giải theo hướng đó. Nhưng thực ra thì chẳng có ai được hưởng cả, đơn giản bởi X không hề có tài sản, vì không hề có di chúc nào xuất hiện chứ không phải là vì di chúc không hợp pháp như bạn nói.

    Đọc kỹ nội dung bài tập ta sẽ thấy ông B "chỉ muốn để lại toàn bộ tài sản của mình cho X sau khi ông chết" và sau đó ông thường xuyên đến thăm X chứ đã có di chúc nào đâu. Chỉ với tình tiết này mà có thành viên cho rằng ông B đã có di chúc miệng cho X, từ đó đặt ra vấn đề xác định di chúc hợp pháp hay không hợp pháp thì không ổn rồi. Lý do vì sao?

    + Thứ nhất: theo quy định tại khoản 5 Điều 652 BLDS thì "Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực".

    Vậy thì hãy đối chiếu với nội dung bài tập để tra lời các câu hỏi sau:

    - Ông B có nói là để lại tài sản cho X sau khi chết trước mặt hai người làm chứng không?

    - Người làm chứng có ghi chép lại bằng văn bản ý chí của ông B không?

    - Văn bản đó có được công chứng hoặc chứng thực không?

    Đáp án cho cả 3 câu hỏi trên đều là KHÔNG.

    + Thứ hai (và cũng là vấn đề quan trọng nhất): theo quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS thì di chúc miệng chỉ có thể xuất hiện trong trường hợp người để lại di chúc không thể lập di chúc bằng văn bản vì "tính mạng bị đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác". 

    Đối chiếu với nội dung bài tập thì thấy ông B có ốm đau bệnh tật gì đâu, vậy tại sao lại phải di chúc miệng.

    Vậy rút ra kết luận là: ông B không hề di chúc (kể cả di chúc miệng và di chúc bằng văn bản) để lại tài sản của mình cho X => X không được hưởng di sản của ông B theo di chúc => ông A và anh T không được hưởng thừa kế của X vì X không có di sản.

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ntdieu (13/09/2012) garan (14/09/2012) trieuban (18/09/2012) anhtraimientay88 (18/09/2012) KIDT20042004 (19/09/2012)
  • #213710   14/09/2012

    uoimuoimuoi
    uoimuoimuoi

    Female
    Sơ sinh

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    em cám ơn Bach ThanhDC ak

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #214004   16/09/2012

    Gemini36
    Gemini36

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:16/09/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hi..Đây là bài tập của môn HNGD ở trường mình.......trong trường hợp trên thì mình nghĩ nếu X nhận được thừa kế hợp pháp từ ông B theo như câu trong đề bài...... " tài sản mà X vừa được thừa kế từ ông B"...thì A cũng khó có thể nhận được thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất (cha nuôi)...vì không đủ các điều kiện theo quy định của luật Nuôi con nuôi 2010(điều 50) và NĐ19/2011/NĐ-CP (Đ 23,24,25) ...vì đây là trường hợp con nuôi thực tế nhưng không đăng kí ....:D...nhưng còn về tình thì mình nghĩ A nên được chia thừa kế nhưng không biết có còn cơ sở pháp lý nào không nữa....:-P mong các bạn giúp đỡ ..hjxhjx

    Cập nhật bởi Gemini36 ngày 16/09/2012 06:03:23 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #214434   18/09/2012

    yume0803
    yume0803

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mọi người cùng thảo luận tình huống này nha!

     
    Báo quản trị |  
  • #214451   18/09/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    yume0803 viết:

    mọi người cùng thảo luận tình huống này nha!

    Tình huống này còn thảo luận gì nữa bạn ?

     
    Báo quản trị |  
  • #214584   19/09/2012

    toiyeucongly
    toiyeucongly

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    trong trường hợp này thì X có thể nhận được thừa kế từ ông ngoại là B

    có thể là sẽ không có di chúc miệng vì chỉ là dự định trên thực tế của ông  B. để có được di chúc miệng hợp pháp thì  theo qui định của  luật  tại  khoản  5, điều 652 bộ luật Dân Sự " di  chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt  ít nhất 2 nghười và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nươời để lại di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực"

    do không có di chúc nên phần tài sản của ông B sẽ được chia theo pháp luật là chia theo hàng thừa kế: giả sử trong tình huống này thì người thừa kế chỉ có 1 mình X ( vì X thuộc hàng thừa kế thứ hai) nên X sẽ có số tiền 500 triệu từ việc hưởng thừa kế trên.

    đến đậy chúng ta cần xác định ai sẽ là người hưởng di sản thừa kế từ X theo như tinh huống đã nêu:

    có 2 người có thể nhận thừa kế từ X là ông A  và anh T
    + ông A là cha nuôi  của X trên thực tế nhưng ông A không làm thủ tục nhận con nuôi vì  thế theo luật nuôi con nuôi thì sẽ không công nhận ông A là cha nuôi của X.

    + anh T là cha ruột của X vì đã làm thủ tục xin nhận con và cũng đã được 'tòa án ra quyết định công nhận anh T là cha ruột của X"

    vì thế người nhận được tài sản thừa kế của X sẽ là anh T còn đối với ông A tuy là người có công nuôi dững cháu X từ lúc 5 tháng tới khi cháu 7 tuổi nhưng cũng không nhận được phần thừa kế từ X vì chưa được pháp luật công nhận.

    hi trên đây là ý kiến của mình thật ra mình cũng đồng tình về phần tài sản thừa kế của cháu X  thì ông A cũng phải có phần được hưởng mới có lý có tình. nhưng tìm trong luật mà không thấy qui định nào hết  vì thế mình mới giải quyết tình huống như trên vì phù hợ với qui định của pháp luật. ai có câu trả lời hợp tình hợp lý thì tư vấn dùm ngeng.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #214701   19/09/2012

    KHOINGUYEN92
    KHOINGUYEN92

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xin chào!cho tôi hỏi trường hợp này cần giải quyết như thế nào?

    ông A đi ruộng nhặt được đứa bé là X, ông thông báo cho cả làng biết nhưng không ai nhận lại đứa bé cả. Ông mới quyết định cúng mâm cơm nhận X làm con nuôi.Khi X được 7 tuổi, có 1 người nhận là ông ngoại của X nhưng ông ta không nhận X mà chỉ muốn thăm nom, chăm sóc cho X và ông bảo rằng sẽ cho X 500 triệu sau khi ông qua đời.Trong 1 lần đi chơi, X và ông ngoại mình(X không hề biết) không may gặp tai nạn.Ông ngoại X qua đời, X được đưa đi cấp cứu và bị hôn mê sâu.Lúc đó có ông B đến và nhận là cha ruột của X, cùng lúc đó do bị thương quá nặng nên X qua đời, ông B muốn lấy lại 500 triệu mà X được hưởng, Tòa án cũng đã xét nghiệm ADN chứng thực ông B là cha ruột của X.Vậy giữa ông A và ông B,ai được hưởng di sản của X? (chỉ xét luật HN&GĐ, luật Nuôi con nuôi).

     

    khoi nguyen

     
    Báo quản trị |  
  • #214709   19/09/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    @ : Tôi ghép câu hỏi của bạn vào chủ đề này. Bạn tham khảo các bài viết ở trên nhé.

    Nói rộng ra thì có lẽ các bạn học cùng trường hoặc cùng lớp nên mới có câu hỏi giống nhau như vậy. Do vậy cách tốt hơn là cùng nhau ngồi lại thảo luận xem làm bài như thế nào.

     
    Báo quản trị |  
  • #214952   20/09/2012

    uoimuoimuoi
    uoimuoimuoi

    Female
    Sơ sinh

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    trong tình huống trên thì chỉ áp dụng luật hôn nhân và gia đình 2000 va luật nuôi con nuôi 2010 ak

    thì mình phải làm thế nào

    gối quá

    có bạn nào biết thì giúp nhanh nha !

    :-O

     
    Báo quản trị |