Ủy quyền nào phải công chứng, chứng thực? (Ảnh minh họa)
Hiện nay, công chứng, chứng thực văn bản ủy quyền được quy định tại một số luật chuyên ngành hoặc văn bản hướng dẫn. Việc ủy quyền có công chứng, chứng thực sẽ khiến cho Hợp đồng/Giấy ủy quyền của bạn có giá trị pháp lí cao hơn và giúp tránh những rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, không phải văn bản ủy quyền nào cũng bắt buộc công chứng chứng thực, ngoài các trường hợp sau:
1. Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.
Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.
Khoản 2, Điều 96 Luật hôn nhân gia đình 2014
2. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay;
trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
Căn cứ: Khoản 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP