Trường ĐH cấm SV nói xấu: Quy định sao để không vi phạm quyền công dân?

Chủ đề   RSS   
  • #506541 02/11/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    Trường ĐH cấm SV nói xấu: Quy định sao để không vi phạm quyền công dân?

    Mới đây, Trường ĐH Tài chính - Marketing (TPHCM) vừa ban hành Quy tắc ứng xử của người học trong nhà trường, trong đó có quy định việc nghiêm cấm sinh viên (SV) "nói xấu" nhà trường trên mạng. Nhiều SV than rằng với quy định này, SV không khác gì đi học tiểu học.

    *Nhiệm vụ và quyền của người học:

    Người học có nhiệm vụ và quyền theo quy định tại Điều 60 của Luật Giáo dục đại học:

    - Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát

    - Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên

    - Được tôn trọng và đối xử bình đẳng

    -...

    * Điều 61 Luật giáo dục đại học 2012 cũng quy định các hành vi người học không được làm:

    "...Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, người học của cơ sở giáo dục đại học và người khác..."

    * Quan điểm

    Quy tắc ứng xử nêu trên vô hình trung sẽ khiến sinh viên “ngại” không dám bày tỏ chính kiến hoặc hạn chế quyền được bày tỏ ý kiến của sinh viên chưa kể các trường hợp tiêu cực tạo nick ảo khác,...

    Mối quan hệ giữa nhà trường và sinh viên chỉ đơn thuần là mối quan hệ đào tạo, hoạt động ngoài trường học là quyền của sinh viên và sinh viên tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Sinh viên đều đã ở tuổi thành niên nên nhà trường cần đối với với sinh viên như là một công dân bình thường. 

    Hiện nay pháp luật và cả quy chế công tác sinh viên của Bộ GD-ĐT đều có quy định rất đầy đủ các nội dung để xứ lý những người vi phạm. Nếu sinh viên vi phạm quy định của luật thì xử theo luật. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật (Khiển trách, Cảnh cáo, Đình chỉ học tập có thời hạn, Buộc thôi học), xử phạt vi phạm hành chính; cá nhân còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. (Điều 9 thông tư 10/2016/TT-BGDĐT)

    Phạm trù tôn trọng hay xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể rất rộng và khó kiểm soát  nếu có thế nhà trường nên phổ biến quy định hiện hành của pháp luật, nhưng để gọi là quy chế thì quá nặng nề. Vì thế, nhà trường nên:

    - Thực hiện công tác là cầu nối giữa giảng viên và sinh viên qua các kênh trao đổi nội bộ để kịp thời giải quyết các nhu cầu, bức xúc một cách kịp thời

    - Không nên áp đặt những quy định mang tính một chiều mà nên đi đầu trong việc chủ động tiếp cận sinh viên

    - Trường hợp nhà trường muốn đưa ra thêm các quy định riêng thì không được trái với các quy định của luật và quy chế của Bộ GD-ĐT. Pháp luật không hạn chế quyền gì của công dân thì nhà trường khi ban hành nội quy, quy tắc cũng không được hạn chế quyền đó của sinh viên.

    “Tự do ngôn luận nhưng không được xâm phạm, bôi nhọ người khác, không dùng ngôn từ kích động, lăng mạ, vu khống. Nếu các em nói đúng thì không gọi là “nói xấu”. Giảng viên cũng cần phải có đủ sự trưởng thành, cởi mở để lắng nghe, tiếp thu những góp ý đúng của người học...”.( tríchTiến sĩ tâm lý Ngô Xuân Điệp, Trưởng khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nêu quan điểm).

    BẠN NGHĨ SAO VỀ QUY CHẾ NÀY?

     

     
    1628 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận