TRONG TRƯỜNG HỢP CẤP BÁCH BÊN CHO MƯỢN TÀI SẢN CÓ ĐƯỢC QUYỀN LẤY LẠI TÀI SẢN KHÔNG KHI .......

Chủ đề   RSS   
  • #397414 24/08/2015

    nickname2014

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2014
    Tổng số bài viết (105)
    Số điểm: 1790
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 17 lần


    TRONG TRƯỜNG HỢP CẤP BÁCH BÊN CHO MƯỢN TÀI SẢN CÓ ĐƯỢC QUYỀN LẤY LẠI TÀI SẢN KHÔNG KHI .......

    KHI CÓ NHU CẦU ĐỘT XUẤT VÀ CẤP BÁCH BÊN CHO MƯỢN TÀI SẢN CÓ ĐƯỢC QUYỀN ĐÒI LẠI TÀI SẢN KHÔNG KHI MÀ CÁC BÊN ĐÃ CÓ THỎA THUẬN VỀ THỜI HẠN CHO MƯỢN ?

    Điều 517. Quyền của bên cho mượn tài sản

    Bên cho mượn tài sản có các quyền sau đây:

    1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; #ff0000">nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;

    Vấn đề:

    Nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản không khi mà các bên đã có thỏa thuận về thời hạn cho mượn ?  Thế nào là nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng?

     

    #ff0000"> 

     

     

     

     

     
    3533 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #519579   31/05/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Nhu cầu cấp bách và đột xuất ở đây thì không có văn bản hướng dẫn cụ thể cách xác định là như thế nào. Tuy nhiên, nếu bên cho mượn chứng minh được việc mình cần phải lấy lại tài sản để thực hiện một công việc gì đó mà nếu như không có tài sản đó thì không thể thực hiện được thì bên cho mượn có thể thông báo cho bên mượn một khoảng thời gian hợp lý để bên mượn chuẩn bị sử dụng và trả tài sản. 
     
    Theo mình thì hai bên khi lập hợp đồng cho mượn thì nên thỏa thuận cụ thể điều khoản này trong hợp đồng. Tránh trường hợp phát sinh tranh chấp về sau. 
     
    Báo quản trị |  
  • #519601   31/05/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Nội dung này tùy vào thỏa thuận giữa các bên thôi, vì việc chứng minh như thế nào là cấp bách, đột xuất rất khó. Và luật cũng không thể dự liệu hết được tất cả các trường hợp để quy định rõ ràng để áp dụng được nên để xác định đột xuất và cấp bách chủ yếu là do ý chí của các bên thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #519650   31/05/2019

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Hiện vấn đề này được quy định mới tại Điều 499 Bộ luật dân sự 2015, tuy nhiên mình so sánh thì không thấy khác gì so với luật cũ. Về việc xác định xem thế nào là cấp bách hay đột xuất thì luật không hướng dẫn cụ thể, hơn nữa trong quan hệ dân sự thì không thể có đặt ra tiêu chuẩn chung cho tình trạng cấp bách. Để thuận tiện thì tốt nhất khi ký hợp đồng, 2 bên có thể thỏa thuận trước về điều này, và nêu rõ trường hợp chứ không dung từ chung chung như Luật

     

     
    Báo quản trị |