TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM, CỤM TỪ "THÂN THÍCH" ĐƯỢC XÉT GỒM NHỮNG AI?

Chủ đề   RSS   
  • #325066 26/05/2014

    TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM, CỤM TỪ "THÂN THÍCH" ĐƯỢC XÉT GỒM NHỮNG AI?

    Kính thưa quý cô, chú, anh, chị, em và các bạn. 

    Mình đang gặp khó khăn về cụm từ "Thân thích" trong luật pháp. 

    Như luật Hình sự, điều 95 và điều 105 có nói "thân thích của người đó" nhưng không nói rõ thân thích là gì. Vậy trong luật Hình Sự của nước ta, thân thích bao gồm những ai ạ? 

    Trong trường hợp:

    Bà A là mẹ ruột của anh B.

    Sau đó bà A nhận nuôi thêm anh C.

    Như vậy mối quan hệ của anh B và anh C có phải là thân thích không?

    Theo quy định của Pháp luật thì B và C có phải anh em nuôi không? Và anh em nuôi có được gọi là thân thích không.

    Bộ luật nào quy định cụ thể vấn đề này? 

    Rất mong nhận được sự giúp đỡ và chỉ giùm cho mình.

    Mình chân thành tri ân và kính chúc mọi người nhiều sức khoẻ

     
    16044 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #325118   26/05/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn .

    Theo luật Nuôi Con Nuôi :

    Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi

    1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    NHư vậy B và C là anh em với nhau, có quan hê thân thích.

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #325723   29/05/2014

    Dungga_Pro
    Dungga_Pro
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2009
    Tổng số bài viết (232)
    Số điểm: 1884
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 87 lần


     

    hungmaiusa viết:

     

    Chào bạn .

    Theo luật Nuôi Con Nuôi :

    Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi

    1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    NHư vậy B và C là anh em với nhau, có quan hê thân thích.

    Theo quan điểm của tôi, hệ quả trên chỉ được quy định theo luật hôn nhân và gia đình, tức là trên cơ sở đó, những người này sẽ là người trong gia đình của nhau hay nói cách khác là có quan hệ gia đình chứ không phải là người thân thích của nhau. Luật dân sự (phần hàng thừa kế) và một số văn bản luật tố tụng hình sự (TTLT số 13/2013) cũng không ghi nhận nội dung này. Do đó, tôi cho rằng, giữa hai người này không có quan hệ thân thích.

    Cập nhật bởi Dungga_Pro ngày 29/05/2014 08:44:00 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Dungga_Pro vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (29/05/2014) hoangdvi109 (31/05/2014)
  • #325724   29/05/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Theo tôi nghĩ thì 2 người B và C không tự động trở thành anh em nuôi, và theo luật hôn nhân và gia đình thì con đẻ và con nuôi vẫn có thể kết hôn với nhau. Nếu là "thân thích" thì sao có thể kết hôn ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (29/05/2014)
  • #325731   29/05/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào các bạn.

    Theo nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP

    4. Về quy định tại Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình sự

    a) Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu họ là người thân thích của một trong những người sau đây trong vụ án hình sự mà họ được phân công xét xử:

    - Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự;

    - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;

    - Bị can, bị cáo.

    b) Người thân thích của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị can, bị cáo là người có quan hệ sau đây với một trong những người này:

    - Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi;

    - Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột;

    - Là cụ nội, cụ ngoại của một trong những người trên đây; là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; là cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

    c) Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm là anh em kết nghĩa của bị can, bị cáo; Thẩm phán là con rể của bị cáo; người bị hại là Thủ trưởng cơ quan, nơi vợ của Thẩm phán làm việc... mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế.....

    Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên, thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án là người thân thích với nhau.

    Như vậy đúng là con nuôi và con ruột không phải là người "thân thích"theo hướng dẫn củ nghị quyết. Tuy nhiên, họ là người "có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau"  

    .Tóm lại : Không thân thích chỉ thân thiết.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 30/05/2014 08:00:39 SA
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    ntdieu (30/05/2014) MaiVKS (25/05/2016) hoangdvi109 (31/05/2014)
  • #325806   30/05/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Cám ơn hungmaiusa, nhờ đó tôi biết được quy định này, từ trước đến nay chỉ là suy diễn :|

     
    Báo quản trị |