Trong cấu thành hình thức có giai đoạn phạm tội chưa đạt không?

Chủ đề   RSS   
  • #234236 19/12/2012

    thamlaw

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Trong cấu thành hình thức có giai đoạn phạm tội chưa đạt không?

    mọi người cho em hỏi một vấn đề ạ:

    trong cấu thành hình thức có giai đoạn phạm tội chưa đạt không ạ? giải thích hộ em với ạ?

    cảm ơn mọi người!

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 20/12/2012 07:53:10 SA sửa tiêu đề
     
    67949 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #234351   20/12/2012

    vietnguyenlaw
    vietnguyenlaw
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2010
    Tổng số bài viết (224)
    Số điểm: 1572
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 68 lần


    Chào em,

    Lần sau khi viết câu hỏi trên diễn đàn em nên chú trọng hình thức.

    Thân,

    Nguyễn Văn Ninh

    Tel: 0932017127 | Mail: ninhnguyenlaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #234384   20/12/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào !

    Tội phạm có cấu thành hình thức không có giai đoạn phạm tội chưa đạt, mà chỉ có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và tội phạm hoàn thành.

    Bạn có thể tham khảo bài viết của tôi tại topic sau để hiểu vì sao nó lại như thế: 

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/toi-cuop-tai-san-79566.aspx#222224

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    hocluat_gB776010 (30/09/2013)
  • #234431   20/12/2012

    thatshouldbeme
    thatshouldbeme

    Male
    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2012
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Cách trả lời vấn đề của mấy người nghe có vẻ không ổn. Người ta ko biết thì hỏi, dù có thể vấn đề đơn giản. Trả lời kiểu đó khiến ngày càng ít người muốn học hỏi hơn.

    Mong các thành viên chú ý ctl của mình

     

     
    Báo quản trị |  
  • #234441   20/12/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    thatshouldbeme viết:

    Cách trả lời vấn đề của mấy người nghe có vẻ không ổn. Người ta ko biết thì hỏi, dù có thể vấn đề đơn giản. Trả lời kiểu đó khiến ngày càng ít người muốn học hỏi hơn.

    Mong các thành viên chú ý ctl của mình

    Bạn nói thế thì chắc bạn đã có câu trả lời thỏa đáng hơn.

    Vậy theo bạn thì phải trả lời thế nào? Chúng tôi rất muốn dược tham khảo ý kiến của bạn.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #234446   20/12/2012

    thatshouldbeme
    thatshouldbeme

    Male
    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2012
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


     tôi ko có ý chê bai hay dèm pha bài viết của các thành viên. chỉ là thấy trả lời như thế có thể sẽ làm người hỏi thấy xấu hổ khi đọc ctl. Đó là quan điểm cá nhân tôi thấy thế.

    Còn việc ban bach bach gì đó có ý khiêu khích tôi thì phải. bạn ơi, chỉ là đóng góp để nhằm xây dựng diễn đàn thôi.

    khi tham gia diễn đàn này tôi ko có ý muốn khoe khoang kiến thức hay tranh đấu sự hiểu biết với ai. và chắc bạn hay các thành viên khác cũng thế. vì vậy những câu nói kiểu như: "chắc bạn có ctl hay hơn?" có vẻ ko phù hợp để nói chuyện.

    cuối cùng, xin lỗi diễn đàn vì đã gửi bài viết này!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #234453   20/12/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn !

    Bạn hiểu nhầm ý tôi rồi. Tôi là người điều hành diễn đàn này, tôi phải cảm ơn những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng của bạn để chất lượng diễn đàn ngày càng tốt hơn chứ sao tôi lại có thể khiêu khích bạn được.

    Chỉ là vì trong topic tôi dẫn theo đường link đó, có một bài viết của tôi có giải thích khá rõ ràng vì sao tội phạm có cấu thành hình thức lại không có giai đoạn phạm tội chưa đạt. Do lười coppy lại bài viết nên tôi mới trích dẫn đường link. Khi đọc được ý kiến của bạn, tôi phân vân là không biết mình có nhầm lẫn nào đó không nên mới muốn tham khảo ý kiến cụ thể của bạn thôi. 

    Đơn giản chỉ có thế thôi bạn!

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #234457   20/12/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Dưới đây là toàn văn bài trả lời của tôi trong topic kia:

     

    Re:Tội cướp tài sản

    Chào bạn!

    Theo "Từ điển giải thích thuật ngữ luật học" thì:

    "Phạm tội chưa đạt là trường hợp chủ thể đã thực hiện tội phạm nhưng vì nguyên nhân khách quan mà hành vi đã thực hiện chưa thỏa mãn hết các dáu hiệu của CTTP".

    Phạm tội chưa đạt có thể được phân thành phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa dạt đã hoàn thành. Theo đó:

    "Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt (ở các tội có CTTP vật chất) trong đó người phạm tội chưa thực hiện hết các hành vi khách quan cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm".

    "Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt (ở các tội có CTTP vật chất) trong đó người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi khách quan cho là càn thiết để gây ra hậu quả của tội phạm nhưng hậu quả đó không xảy ra vì nguyên nhân khách quan".

    Cũng theo Từ điển này thì:

    "Tội phạm chưa hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội chưa thõa mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của CTTP vì nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội. Tội phạm chưa hoàn thành bao gồm chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt".

    "Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của CTTP".

    "Việc xác định tội phạm chưa hoàn thành hay hoàn thành không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được mục đích hay chưa. Khi tội phạm hoàn thành thì cũng có thể người phạm tội đã đạt được mục đích của mình nhưng cũng có thể chưa đạt được mục đích đó. Nói tội phạm hoàn thành là hoàn thành về mặt pháp lý (hành vi đã thỏa mãn hết các dấu hiệu pháp lý của CTTP) và như vậy có nghĩa hành vi đó đã có đầy đủ những đặc điểm phản ánh bản chất nguy hiểm của tội phạm. Tùy thuộc vào việc CTTP được xây dựng như thế nào mà thời điểm tội phạm hoàn thành ở các tội khác nhau có thể khác nhau. Tội có CTTP vật chất hoàn thành khi hậu quả của tội phạm đã xảy ra, trái lại tội có CTTP hình thức hoàn thành ngay khi hành vi phạm tội đã được thực hiện mà không phụ thuộc hậu quả của tội phạm đã xảy ra hay chưa".

    Từ những giải thích trên có thể thấy tội phạm có CTTP hình thức không có giai đoạn phạm tội chưa đạt, mà chỉ có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và tội phạm hoàn thành. Do đó trường hợp ở đầu topic bạn nêu, giai đoạn phạm tội của A là tội phạm hoàn thành. Vì tội cướp tài sản mà người phạm tội thực hiện hành vi dùng vũ lực là tội có CTTP hình thức và A đã thực hiện hết hành vi khách quan thuộc mặt khách quan của CTTP.

    Về câu hỏi thứ nhất: "Tội cướp tài sản có giai đoạn phạm tội chưa đạt không?", xin trao đổi với bạn như sau:

    Theo quan niệm truyền thống thì tội cướp tài sản là tội có cấu thành hình thức, không cần có hậu quả xảy ra thì tội phạm đã hoàn thành. Quan niệm này xuất phát từ việc các văn bản trước đây đều quy định tội cướp tài sản là dùng bạo lực để chiếm đoạt tài sản, tức là tội cướp chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là "dùng bạo lực". Cụ thể:

    Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài tản riêng của công dân năm 1970:

    Điều 3. Tội cướp tài sản riêng của công dân.

    1. Kẻ nào dùng bạo lực để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân thì bị phạt tù từ 2 năm đến 12 năm.

    Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa năm 1970:

    Điều 4. Tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa.

    1. Kẻ nào dùng bạo lực để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.

    Từ khi có BLHS năm 1985 và nay là BLHS 1999 thì tội cướp tài sản quy định có 3 loại dấu hiệu khách quan là:

    (1) Hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản.

    (2) Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản.

    (3) Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

    Việc nhà làm luật đưa vào cấu thành tội cướp tài sản loại hành vi thứ (3) nói trên đã làm xuất hiện các quan điểm trái ngược nhau về thời điểm hoàn thành của tội cướp.

    Quan điểm thứ nhất cho rằng dù có đưa thêm vào trong cấu thành dấu hiệu thứ (3) này cũng không làm thay đổi bản chất của tội phạm, nên tội cướp tài sản không có giai đoạn phạm tội chưa đạt mà chỉ có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và tội phạm hoàn thành.

    Quan điểm thứ hai cho rằng do nhà làm luật thêm vào dấu hiệu thứ (3) nên tội cướp tài sản vừa có CTTP hình thức, vừa có CTTP vật chất. Nếu người phạm tội thực hiện hành vi thuộc dấu hiệu thứ (1) và thứ (2) thì tội phạm có CTTP hình thức. Còn nếu người phạm tội thực hiện hành vi thuộc dấu hiệu thứ (3) thì tội phạm có CTTP vật chất và như vậy tội cướp có giai đoạn phạm tội chưa đạt.

    Những người theo quan điểm thứ hai giải thích đó là trong trường hợp người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành nhưng vì lý do khách quan nên tội phạm vẫn không xảy ra theo ý muốn của họ. Đồng thời đưa ra ví dụ như sau:

    "A muốn chiếm đoạt tài sản của B bằng cách bỏ thuốc mê vào trong cốc nước cho B uống với ý thức sau khi uống B sẽ bị mê không biết gì nữa, A sẽ lấy tài sản của B. Nhưng B phát hiện trong nước có mùi lạ nên không uống, do đó A không chiếm đoạt được tài sản của B". Trong trường hợp này, A đã thực hiện hét các hành vi khách quan của cấu thành, nhưng hậu quả không xảy ra ngoài ý thức chủ quan của A và trường hợp này phải coi là phạm tội chưa đạt.

    Bản thân tôi tán thành quan điểm thứ hai này. Cũng vì chỉ là quan điểm thôi nên bạn có thể theo quan điểm nào mà bạn cho là phù hợp nhất để làm bài, miễn sao bạn lập luận cho chặt chẽ để bảo vệ quan điểm của mình là được.

    Thân ái!

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    hoatuyet503 (08/05/2013) hocluat_gB776010 (30/09/2013)
  • #234522   20/12/2012

    h2c_2310
    h2c_2310

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2012
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    tôi có chút ý kiến về quan điểm của BachThanhDC như sau:

    tôi không hòan tòan đồng ý với quan điểm cttp hình thức không có giai đoạn phạm tội chưa đạt  vì những lý do sau:

    phạm tội chưa đạt được phân chia thành phạm tội chưa đạt đã hòan thành và phạm tội chưa đạt chưa hòan thành:

    phạm tội chưa đạt đã hòan thành có nghĩa là người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi trong cttp của tội phạm đó nhưng hậu quả bắc buộc của tp vẫn chưa xảy ra và điều này không phụ thuộc vào ý thức của người phạm tội. điều đặc biệt hơn là giai đọan phạm tội chưa đạt đã  hoàn thành chỉ có thể xuất hiện ở cttpvc vì hậu quả của cttp là dấu hiệu bắc buộc. ví dụ như đối với tội giết người nếu hậu quả chết người là hậu quả bắc buộc.

    phạm tội chưa đạt chưa hòan thành có nghĩa là người phạm tội vẫn chưa thực hiện hết được hành vi khách quan của cttp do đó hậu quả của tp tất nhiên không thể xảy ra và điều này có thể xuất hiện ở cttp vc lẫn ht.

    tại sao tôi lại nói lẫn cttpht. vì: đối với một số tội phạm đặc biệt được khlhsvn xây dựng với cttpht có hành vi khách quan của tp phải thỏa đủ 2 hành vi thì tội phạm mới hoàn thành. ví dụ như đối với các tội hiếp dâm, cưỡng dâm thì hành vi khách quan phải thỏa mãn đầy đủ 2 hành vi đó là đối với hiếp dâm thì phải có dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được và giao cấu trái ý muốn. nếu xác định được người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được nhằm mục đích giao cấu với nạn nhân nhưng chưa thực hiện đựợc hành vi giao cấu vì nguyên nhân khách quan thì vẫn có thể truy cứu tnhs về tội hiếp dâm nhưng khi quyết định hình phạt thì toà án cân nhắc là tp đang ở giai đoạn tp chưa đạt chưa hòan thành vì hành vi phạm tội chưa thỏa mãn hết hành vi khách quan trong cttp và đối với tội cưỡng dâm cũng tương tự nên tôi không cần viết thêm nữa

    vì những lý do trên tôi khẳng định giai đoạn phạm tội chưa đạt không có trong cttp hình thức chỉ đối với hầu hết tp có ctht chứ không thể là tất cả

    chút ý kiến mong các bạn đón góp

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn h2c_2310 vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (21/12/2012) hoatuyet503 (08/05/2013)
  • #234528   20/12/2012

    nguyendoan.hlu
    nguyendoan.hlu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2012
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 143
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 11 lần


    Chào bạn !

    Tội phạm có cấu thành hình thức là cấu thành  chỉ quy định có một dấu hiệu là hành vi khách quan mà không quy định hậu quả xảy ra.

    Theo quy định tại Điều 18 BLHS thì phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

    Các trường hợp phạm tội chưa đạt:

    + Chủ thể chưa thực hiện được hành vi khách quan mà mới chỉ thực hiện được hành vi đi liền trước

    + Chủ thể đac thực hiện được hành vi khách quan nhưng hậu quả không xảy ra

    + Chủ thể đã thực hiện hành vi khách quan nhưng chưa thực hiện hết

    + Hậu quả xảy ra nhưng không có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan

    Căn cứ vào những trường hợp phạm tội chưa đạt này chia giai đoạn phạm tội chưa đạt ra làm hai loại là phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành

    Tội hiếp dâm quy định tại Điều 111 BLHS có cấu thành hình thức, đối với tội phạm này có giai đoạn phạm tội chưa đạt

    Ví dụ: A nhân cơ hội đường về đêm vắng người, thấy B đi qua nên có ý định hiếp dâm B. A lao ra ôm B định hiếp dâm, trong lúc hai bên vật lộn thì dân quân tự vệ đi qua bắt giữ A.... Trường hợp này A đã thực hiện hành vi khách quan nhưng chưa thực hiện hết vì tội hiếp dâm quy dịnh hai hành vi khách quan là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực,... và hành vi giao cấu trái ý muốn nạn nhận. Ở đây A mới chỉ thực hiện được hành vu dùng vũ lực. Cho nên đây là giai đoạn phạm tội chưa đạt.

    Thân chào !

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyendoan.hlu vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (21/12/2012) hoatuyet503 (08/05/2013)
  • #234553   21/12/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Cảm ơn hai bạn  và  nhiều nhé!

    Tôi đồng ý với quan điểm của các bạn.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #255677   16/04/2013

    xukangok
    xukangok

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2013
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xin chào mn t nghĩ là có đây ak,

     

     
    Báo quản trị |  
  • #262103   17/05/2013

    thanhmai.lkt
    thanhmai.lkt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


     

    *** Ban BachThanhDC nhầm lẫn 1 số vấn đề: 1. Không có khái niệm ''phạm tội chưa hoàn thành'' nhé. Chỉ có phạm tội chưa đạt và phạm tội đã hoàn thành. Phạm tội chưa đạt thì gồm: chưa đạt chưa hoàn thành (chưa đạt về mục đích, chưa hoàn thành hành vi) và chưa đạt đã hoàn thành (chưa đạt mục đích và hoàn thành về hành vi)     2. Không thể đưa ra 2 quan điểm về việc tội cướp tài sản (điều 133) vừa là CTTP hình thức vừa là CTTP vật trong khi nhà làm luật đã quy định tội ấy cấu thành hình thức, chỉ cần dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực là đã cấu thành tội ''cướp tài sản''. Người hỏi ở đây muốn có câu trả lời để làm bài tập và vận dụng vào cuộc sống, chứ người hỏi ko phải đang bình luận khoa học hình sự mà bạn nêu ra 2 quan điểm cá nhân như vậy thì sẽ làm họ rối và việc bạn đưa ra quan điểm thứ 2 (tội cướp tài sản vừa là CTTP VT vừa là CTTP HT) - đó là quan điểm sai với luật thì càng rắc rối vấn đề. Vẫn có trường hợp có CTTP hỗn hợp (vừa có CTTP HT vừa CTTP VC)nhưng ko phải ở tội này mà những ở những 1 số tội cụ thể khác.

    Thật sự, không phải CTTP hình thức thì ko có giai đoạn phạm tội chưa đạt như 1 số người nghĩ. Mà tội phạm có CTTP hình thức, có 2 trường hợp: 1. Không có giai đoạn phạm tội chưa đạt: đối với những tội phạm có cấu thành hình thức mà mặt khách quan chỉ bao gồm 1 hành vi khách quan, chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi khách quan đó (hoặc hành vi đi liền trước đó) thì tội phạm hoàn thành. Ví dụ: về Tội cướp tài sản (điều 133 BLHS) là tội phạm có CT hình thức, chỉ cần có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực (hành vi liền trước) thì tội phạm đã hoàn thành. 2. Vẫn có giai đoạn phạm tội chưa đạt: đối với những tội phạm có cấu thành hình thức mà mặt khách quan bao gồm nhiều (hoặc một chuỗi liên kết) các hành vi khách quan. Nếu người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả cách hành vi đó mà bị dừng lại do nguyên nhân khách quan thì trường hợp này được coi là chưa thực hiện hết hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm (giai đoạn phạm tội chưa đạt). ví dụ: tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (điều 134 BLHS) là tội phạm có CT hình thức, về mặt khách quan bao gồm: hành vi bắt cóc con tin và hành vi đe dọa chủ tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội chỉ mới thực hiện hành vi bắt cóc con tin nhưng chưa kịp thực hiện hành vi đe dọa chủ tài sản nhằm chiếm đoạt ts mà bị phát hiện và bắt giữ thì trường hợp này được coi là tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Điều quan trọng là phải phân biệt được thế nào là hành vi liền trước và hành vi trong số các hành vi (chuỗi các hành vi). Nếu ko phân biệt được thì các bạn sẽ thắc mắc ở chỗ: tại sao chỉ thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa..mà sao ko coi đây là 1 hành vi trong một chuỗi các hành vi của mặt khách quan để từ đó định tội ở giai đoạn chưa đạt mà lại coi nó là hành vi liền trước để định tội phạm hoàn thành.

    ***Tôi cũng đồng tình với 2 bạn h2c_2319 và nguyendoan.hlu ở những khái niệm về tội phạm 2 bạn đưa ra. Tuy nhiên, 2 bạn ko đúng ở chỗ cho ví dụ về tội hiếp dâm và tội cưỡng đoạt tài sản. 2 bạn nói khi ng phạm tội thực hiện dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực thì khi xét xử Tòa quyết định tội phạm chưa đạt là ko đúng. Bởi vì ở tội hiếp dâm, thì việc dùng vũ lực, đe dọa  là ''hành vi liền trước'' chứ ko phải là một trong 2 hay nhiều hành vi bắt buộc của CTTP hiếp dâm. Nên chỉ cần có hành vi này thì đầy đủ dấu hiệu tội phạm hoàn thành. Và tội cưỡng đoạt tài sản cũng vậy, chỉ cần có hành vi dùng vũ lực hoặc uy hiếp về tinh thần thì đã cấu thành tội phạm hoàn thành. Chỉ trong trường hợp tôi nêu trên, tội ''Bắt cốc con tin để chiếm đoạt tài sản'' thì hành vi bắt cóc là 1 hành vi thứ nhất và hành vi đe dọa chủ tài sản là hành vi thứ 2. Nên phạm tội hoàn thành khi đã thực hiện tất cả 2 hành vi này. Cái cách để bạn phân biệt giữa hành vi liền trước và một hành vi trong tất cả các hành vi của CTTP là trong điều luật có từ ''nhằm'' hay ''để'' giữa 2 vế trong 1 câu.ví dụ: bắt cóc ''nhằm'' chiếm đoạt...

    Cuối cùng, câu trả lời cho topic này là: CTTP HÌNH THỨC vẫn có giai đoạn phạm tội chưa đạt. Và nó xuất hiện ở một số tội phạm cụ thển như tôi đã nêu trên.THÂN ÁI!

    Cập nhật bởi thanhmai.lkt ngày 17/05/2013 04:23:54 CH Cập nhật bởi thanhmai.lkt ngày 17/05/2013 04:06:11 CH Cập nhật bởi thanhmai.lkt ngày 17/05/2013 04:00:43 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhmai.lkt vì bài viết hữu ích
    blackjack_145 (08/01/2014)
  • #262214   18/05/2013

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    thanhmai.lkt viết:

     

    *** Ban BachThanhDC nhầm lẫn 1 số vấn đề: 1. Không có khái niệm ''phạm tội chưa hoàn thành'' nhé. Chỉ có phạm tội chưa đạt và phạm tội đã hoàn thành. Phạm tội chưa đạt thì gồm: chưa đạt chưa hoàn thành (chưa đạt về mục đích, chưa hoàn thành hành vi) và chưa đạt đã hoàn thành (chưa đạt mục đích và hoàn thành về hành vi)     2. Không thể đưa ra 2 quan điểm về việc tội cướp tài sản (điều 133) vừa là CTTP hình thức vừa là CTTP vật trong khi nhà làm luật đã quy định tội ấy cấu thành hình thức, chỉ cần dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực là đã cấu thành tội ''cướp tài sản''. Người hỏi ở đây muốn có câu trả lời để làm bài tập và vận dụng vào cuộc sống, chứ người hỏi ko phải đang bình luận khoa học hình sự mà bạn nêu ra 2 quan điểm cá nhân như vậy thì sẽ làm họ rối và việc bạn đưa ra quan điểm thứ 2 (tội cướp tài sản vừa là CTTP VT vừa là CTTP HT) - đó là quan điểm sai với luật thì càng rắc rối vấn đề. Vẫn có trường hợp có CTTP hỗn hợp (vừa có CTTP HT vừa CTTP VC)nhưng ko phải ở tội này mà những ở những 1 số tội cụ thể khác.

    Thật sự, không phải CTTP hình thức thì ko có giai đoạn phạm tội chưa đạt như 1 số người nghĩ. Mà tội phạm có CTTP hình thức, có 2 trường hợp: 1. Không có giai đoạn phạm tội chưa đạt: đối với những tội phạm có cấu thành hình thức mà mặt khách quan chỉ bao gồm 1 hành vi khách quan, chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi khách quan đó (hoặc hành vi đi liền trước đó) thì tội phạm hoàn thành. Ví dụ: về Tội cướp tài sản (điều 133 BLHS) là tội phạm có CT hình thức, chỉ cần có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực (hành vi liền trước) thì tội phạm đã hoàn thành. 2. Vẫn có giai đoạn phạm tội chưa đạt: đối với những tội phạm có cấu thành hình thức mà mặt khách quan bao gồm nhiều (hoặc một chuỗi liên kết) các hành vi khách quan. Nếu người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả cách hành vi đó mà bị dừng lại do nguyên nhân khách quan thì trường hợp này được coi là chưa thực hiện hết hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm (giai đoạn phạm tội chưa đạt). ví dụ: tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (điều 134 BLHS) là tội phạm có CT hình thức, về mặt khách quan bao gồm: hành vi bắt cóc con tin và hành vi đe dọa chủ tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội chỉ mới thực hiện hành vi bắt cóc con tin nhưng chưa kịp thực hiện hành vi đe dọa chủ tài sản nhằm chiếm đoạt ts mà bị phát hiện và bắt giữ thì trường hợp này được coi là tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Điều quan trọng là phải phân biệt được thế nào là hành vi liền trước và hành vi trong số các hành vi (chuỗi các hành vi). Nếu ko phân biệt được thì các bạn sẽ thắc mắc ở chỗ: tại sao chỉ thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa..mà sao ko coi đây là 1 hành vi trong một chuỗi các hành vi của mặt khách quan để từ đó định tội ở giai đoạn chưa đạt mà lại coi nó là hành vi liền trước để định tội phạm hoàn thành.

    ***Tôi cũng đồng tình với 2 bạn h2c_2319 và nguyendoan.hlu ở những khái niệm về tội phạm 2 bạn đưa ra. Tuy nhiên, 2 bạn ko đúng ở chỗ cho ví dụ về tội hiếp dâm và tội cưỡng đoạt tài sản. 2 bạn nói khi ng phạm tội thực hiện dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực thì khi xét xử Tòa quyết định tội phạm chưa đạt là ko đúng. Bởi vì ở tội hiếp dâm, thì việc dùng vũ lực, đe dọa  là ''hành vi liền trước'' chứ ko phải là một trong 2 hay nhiều hành vi bắt buộc của CTTP hiếp dâm. Nên chỉ cần có hành vi này thì đầy đủ dấu hiệu tội phạm hoàn thành. Và tội cưỡng đoạt tài sản cũng vậy, chỉ cần có hành vi dùng vũ lực hoặc uy hiếp về tinh thần thì đã cấu thành tội phạm hoàn thành. Chỉ trong trường hợp tôi nêu trên, tội ''Bắt cốc con tin để chiếm đoạt tài sản'' thì hành vi bắt cóc là 1 hành vi thứ nhất và hành vi đe dọa chủ tài sản là hành vi thứ 2. Nên phạm tội hoàn thành khi đã thực hiện tất cả 2 hành vi này. Cái cách để bạn phân biệt giữa hành vi liền trước và một hành vi trong tất cả các hành vi của CTTP là trong điều luật có từ ''nhằm'' hay ''để'' giữa 2 vế trong 1 câu.ví dụ: bắt cóc ''nhằm'' chiếm đoạt...

    Cuối cùng, câu trả lời cho topic này là: CTTP HÌNH THỨC vẫn có giai đoạn phạm tội chưa đạt. Và nó xuất hiện ở một số tội phạm cụ thển như tôi đã nêu trên.THÂN ÁI!

    Tôi nghĩ phần tôi gạch chân nêu trên bạn cần xem xét lại một chút. Đối với tội cướp tài sản ko chỉ có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản mà còn có "hành vi khác làm cho bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản". Loại hành vi thứ 3 này không phải là hành vi dùng vũ lực, không phải hành vi đe dọa dùng vũ lực mà là 1 hành vi khác (như anh BachthanhDC) đã dẫn chứng. Với loại hành vi thứ 3 này thì nhiều nhà Khoa học luật HS xác định rằng "tình trạng không thể chống cự được" là hậu quả của "hành vi khác". Do đó, họ mới có quan điểm rằng với loại hành vi thứ 3 này, tội cướp tài sản có cấu thành vật chất (đây là quan điểm của những giáo sư đầu ngành về luật hình sự chứ không phải của 1 ai đó không hiểu biết pháp luật, nói bừa. Nếu bạn có thời gian tìm hiểu thì tìm các sách do thầy GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, phó hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội đọc sẽ hiểu vì sao có quan điểm như vậy).

    Đối với việc bạn nói "ở đây người hỏi muốn vận dụng vào bài tập và cuộc sống chứ không phải bình luận khoa học mà trả lời như vậy". Tôi không đồng ý với ý kiến này của bạn. Rất nhiều người học đều hiểu rằng, khi học một ngành khoa học nào đó không chỉ học 1 quan điểm chính thống mà còn phải học rất nhiều quan điểm khác nhau - những quan điểm xung đột, trái chiều nhau, có như vậy mới có thể đi tới 1 quan điểm đúng đắn nhất. Theo triết học mác là có đấu tranh thì mới tìm ra chân lý được. Và cũng không phải chân lý nào cũng là vĩnh viễn, không phải chân lý nào cũng đúng. Nó chỉ có thể đúng tại 1 thời điểm nào đó mà thôi. 

    Các bạn đã từng học luật, khi làm bài tập về lý thuyết, đều cần phải tìm hiểu, nêu ra các quan điểm trái chiều, để từ đó nêu ra quan điểm luật. Học ở các trường luật là học về "khoa học luật" chứ không phải học thuộc lòng luật. Bởi nếu chỉ học thuộc lòng luật không thì chắc không cần phải đến học tại lớp mà chỉ cần mua luật về đọc là được bạn ạ.

    Bạn chủ topic hỏi ở đây là hỏi về lý luận, hỏi về quan điểm. Mà đã là hỏi về quan điểm thì đương nhiên phải có quan điểm này, quan điểm kia. Bạn đó đâu có hỏi trường hợp cụ thể đâu mà có thể nói theo kiểu 1+1=2 được.

    Còn Vấn đề áp dụng trong cuộc sống thì tôi cũng xin thưa với bạn, để 1 thẩm phán phán quyết 1 bản án không phải chỉ cần áp dụng điều luật là xong mà còn phải phân tích hành vi phạm tội, đối chiếu lý luận cấu thành tội phạm của tội đó để từ đó đưa ra bản án phù hợp nhất, bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, của tập thể. Ngay chính trong các nhà áp dụng luật cũng có những cách hiểu khác nhau. Lý do vì sao như vậy, đơn giản vì luật không rõ ràng, không hướng dẫn cụ thể nên mới có quan điểm khác nhau. Đã có quan điểm khác nhau thì mỗi người cần phải phân tích và bảo vệ quan điểm của riêng mình. Nếu quan điểm bảo vệ là hợp lý sẽ được đông đảo người chấp nhận, nếu không hợp lý thì ít người chấp nhận, thậm chí không ai đồng tình.

    Nói về khẳng định của bạn nhé "không có giai đoạn phạm tội chưa hoàn thành". Đúng như bạn nói, theo luật thì không có thuật ngữ "phạm tội chưa hoàn thành" nhưng không phải luật lúc nào cũng dùng thuật ngữ chuẩn. Như bạn phân tích luật chỉ có thuật ngữ "giai đoạn phạm tội chưa đạt", "giai đoạn phạm tội hoàn thành". Trong giai đoạn phạm tội chưa đạt phân ra làm "chưa đạt chưa hoàn thành (chưa đạt về mục đích, chưa hoàn thành về hành vi", "chưa đạt đã hoàn thành (chưa đạt về mục đích và hoàn thành hành vi". Bạn thử xem lại xem, có gì bất hợp lý ở quy định của pháp luật không? Có gì bất hợp lý giữa khẳng định của bạn và phân tích của bạn không?

    Khi người ta nói phạm tội chưa hoàn thành tức là "chưa thỏa mãn hết dấu hiệu của CTTP". Khi nói về  phạm tội đã hoàn thành tức là "đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của CTTP". Nếu hiểu chuẩn theo thuật ngữ thì phải phân ra các giai đoạn phạm tội là: Chuẩn bị phạm tội, tội phạm chưa hoàn thành, tội phạm đã hoàn thành.

    Còn nói đến "chưa đạt" ở đây là nói tới riêng một dấu hiệu là mục đích không phải nói tới tổng hợp các dấu hiệu trong CTTP. Khi phân giai đoạn phạm tội lại không dùng cùng 1 đối tượng, cùng 1 tiêu chí để phân biệt mà lẫn lộn giữa các tiêu chí khác nhau. Theo bạn liệu có hợp lý? 

    Đành rằng, khi nghiên cứu cần dựa trên quy định của luật, nhưng không phải cứ rập khuôn máy móc theo luật mà phải vận dụng luật, tìm ra cái không hợp lý của luật để sửa đổi cho chính xác hơn, phù hợp hơn. Đó chính là nhiệm vụ của những người học luật, sau này ra làm luật, giải thích luật và sử dụng luật đó bạn ạ.

    Trên đây là một vài ý kiến trao đổi của tôi với bạn! Nếu có ý kiến phản hồi, rất sẵn lòng học hỏi.

    P/S còn về câu hỏi của chủ topic, tôi xin trả lời là cấu thành hình thức có giai đoạn phạm tội chưa đạt. Về phân tích tôi thấy các bạn bên trên đã lý giải về cơ bản là hợp lý.

     

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (18/05/2013) blackjack_145 (08/01/2014)
  • #289025   30/09/2013

    thanhmai.lkt
    thanhmai.lkt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


    Rất tiếc phải nói với bạn rằng, những gì bạn gạch chân đều ko sai (theo pháp luật hiện hành).

    Tôi nói bạn chủ topic hỏi là có thề 2 trường hợp: 1 là đang gặp một bài tập, 2 là đang gặp 1 vấn đề pháp lý trong cuộc sống. Vậy 2 vấn đề này áp dụng pháp luật từ đầu thưa bạn??? Có lấy cái quan điểm cảm tính chủ quan của bạn để áp dụng hay lấy Pháp luật nước CHXHCNVN áp dụng. Tôi ko cần biết Luật có chuẩn hay chưa, nhưng khi đã là công dân thì tôi hiểu và áp dụng theo đúng tinh thần pháp luật hiện hành. Bạn cho rằng pháp luật chưa đúng, vậy bạn có cải nó được ko??? Còn vấn đề nghiên cứu Luật để đưa ra quan điểm hợp lý hay bất hợp lý, khả quan hay chưa khả quan thì ở chỗ khác và ở hoàn cảnh khác kìa...bạn đừng ngồi ở đây tỏ ra mình là người làm Luật như Luật sư Lê Công Định. Hãy lo mà tìm hiểu kỹ quy định của Pháp luật để mà áp dụng vì cho dù bạn nói Luật bất hợp lý thế nào đi nữa khi phạm tội bạn vẫn ko thoát khỏi cuốn Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 đâu bạn à.

    Bạn bảo tội cướp tài sản là cấu thành vật chất. Vậy bạn thử ra đường dùng vũ lực rồi thôi đừng cướp thử xem bạn có bị khởi tố ko?? thử nhé. Tất nhiên là tội cướp tài sản vẫn có dấu hiệu ''có hành vi khác tấn công làm cho ko thể chống cự dc''. tôi đứa ra trường hợp điển hình của cấu thành tội này đó là dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực...chứ tôi đâu nói chỉ có 2 dấu hiệu này ko??!!! Hơn nữa, dấu hiệu ''hành vi khác...'' bản chất đều giống như dùng vũ lực. Đều là hành vi liền trước tội cướp tài sản. Nên đã có ''hành vi gây tình trạng ko thể chống cự được'' thì đã cấu thành tội này. Bạn nói ''tình trạng ko chống cự được'' là hậu quả của ''hành vi khác''. Mà hậu quả này cuối cùng chưa? hay hành vi bị cướp mới là cuối cùng???? Bạn có biết hậu quả của hành vi phạm tội là gì ko? là xảy ra một thiệt hại nhất định....Vậy ''khi bị lâm vào tình trạng ko thể chống cự dc'' là đã thiệt hại rồi chưa?  Vì vậy, bạn nên biết, trình trạng ko thể chống cự dc là mối quan hệ với ''hành vi khác'', mối quan hệ nhân quả chứ không phải hậu quả của hành vi phạm tội nhé (bị cướp tài sản) nhé. Cho nên KHÔNG có chuyện tội cướp tài sản là cấu thành vật chất nhé!. tôi ví dụ trường hợp này. Người thợ diện bắt thang leo lên cột điện, tên A xô cây thang ngã để cướp chiếc xe của anh thợ điện. Theo như bạn nói thì nếu như khi xô ngã cây tahng vừa định cướp chiếc xe mà người dân phát hiện chạy lại túm cổ thỉ tên A này vô không phạm tội đúng ko? Vì bạn nói cấu thành vật chất mà, có xảy ra hậu quả mới cấu thành tội phạm, và hậu quả tới đâu chịu trách nhiệm tới đó, rõ ràng chưa bị cướp mà nên đâu phạm tội. Nếu vậy thì bạn đã sai với quy định pháp luật rồi

    Vấn đề bạn nói Pháp luật hiện hành chia giai đoạn phạm tội như vậy bất hợp lý. Bạn cho là nên chia ra: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa hoàn thành và phạm tội đã hoàn thành. Vậy bạn vui lòng trả lời câu hỏi này: A cố tình giết B, A dùng dao đâm vào bụng B. May thay ko trúng chỗ nguy hiểm nên B không chết. Vậy theo bạn đây là phạm tôi ở giai đoạn nào? chưa hoàn thành hay đã hoàn thành? Chắc không trả lời được đúng không. Vì nếu nói chưa hoàn thành thì sao dc. vì đã thực hiện hành vi giết người rồi mà, nếu nói đã hoàn thành thì cũng đâu được, B còn sống sờ sờ mà hoàn thành nỗi gì??? Thật chất đây là giai đoạn ''phạm tội chưa đạt đã hoàn thành'': chưa đạt về mục đích giết người (B ko chết), và đã hoàn thành về hành vi (đã đâm B). Bạn à bạn nhắm trả lời được những trường hợp thực tế thì hãy ''làm Luật'' nhé. Để người ta hỏi thì không biết đường trả lời người ta cười cho. Còn nhiều điều muốn nói cùng bạn lắm, nhưng ko có thời gian

    Bạn cứ thực hiện ước mơ sửa đổi Luật đi nhé. Thân chào! Có gì phản đối thì liên hệ tôi, LS Lê Bá Tùng: 0903908185

    Cập nhật bởi thanhmai.lkt ngày 30/09/2013 04:17:35 CH BO SUNG
     
    Báo quản trị |  
  • #289206   01/10/2013

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    thanhmai.lkt viết:

    Rất tiếc phải nói với bạn rằng, những gì bạn gạch chân đều ko sai (theo pháp luật hiện hành).

    Tôi nói bạn chủ topic hỏi là có thề 2 trường hợp: 1 là đang gặp một bài tập, 2 là đang gặp 1 vấn đề pháp lý trong cuộc sống. Vậy 2 vấn đề này áp dụng pháp luật từ đầu thưa bạn??? Có lấy cái quan điểm cảm tính chủ quan của bạn để áp dụng hay lấy Pháp luật nước CHXHCNVN áp dụng. Tôi ko cần biết Luật có chuẩn hay chưa, nhưng khi đã là công dân thì tôi hiểu và áp dụng theo đúng tinh thần pháp luật hiện hành. Bạn cho rằng pháp luật chưa đúng, vậy bạn có cải nó được ko??? Còn vấn đề nghiên cứu Luật để đưa ra quan điểm hợp lý hay bất hợp lý, khả quan hay chưa khả quan thì ở chỗ khác và ở hoàn cảnh khác kìa...bạn đừng ngồi ở đây tỏ ra mình là người làm Luật như Luật sư Lê Công Định. Hãy lo mà tìm hiểu kỹ quy định của Pháp luật để mà áp dụng vì cho dù bạn nói Luật bất hợp lý thế nào đi nữa khi phạm tội bạn vẫn ko thoát khỏi cuốn Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 đâu bạn à.

    Bạn bảo tội cướp tài sản là cấu thành vật chất. Vậy bạn thử ra đường dùng vũ lực rồi thôi đừng cướp thử xem bạn có bị khởi tố ko?? thử nhé. Tất nhiên là tội cướp tài sản vẫn có dấu hiệu ''có hành vi khác tấn công làm cho ko thể chống cự dc''. tôi đứa ra trường hợp điển hình của cấu thành tội này đó là dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực...chứ tôi đâu nói chỉ có 2 dấu hiệu này ko??!!! Hơn nữa, dấu hiệu ''hành vi khác...'' bản chất đều giống như dùng vũ lực. Đều là hành vi liền trước tội cướp tài sản. Nên đã có ''hành vi gây tình trạng ko thể chống cự được'' thì đã cấu thành tội này. Bạn nói ''tình trạng ko chống cự được'' là hậu quả của ''hành vi khác''. Mà hậu quả này cuối cùng chưa? hay hành vi bị cướp mới là cuối cùng???? Bạn có biết hậu quả của hành vi phạm tội là gì ko? là xảy ra một thiệt hại nhất định....Vậy ''khi bị lâm vào tình trạng ko thể chống cự dc'' là đã thiệt hại rồi chưa?  Vì vậy, bạn nên biết, trình trạng ko thể chống cự dc là mối quan hệ với ''hành vi khác'', mối quan hệ nhân quả chứ không phải hậu quả của hành vi phạm tội nhé (bị cướp tài sản) nhé. Cho nên KHÔNG có chuyện tội cướp tài sản là cấu thành vật chất nhé!. tôi ví dụ trường hợp này. Người thợ diện bắt thang leo lên cột điện, tên A xô cây thang ngã để cướp chiếc xe của anh thợ điện. Theo như bạn nói thì nếu như khi xô ngã cây tahng vừa định cướp chiếc xe mà người dân phát hiện chạy lại túm cổ thỉ tên A này vô không phạm tội đúng ko? Vì bạn nói cấu thành vật chất mà, có xảy ra hậu quả mới cấu thành tội phạm, và hậu quả tới đâu chịu trách nhiệm tới đó, rõ ràng chưa bị cướp mà nên đâu phạm tội. Nếu vậy thì bạn đã sai với quy định pháp luật rồi

    Vấn đề bạn nói Pháp luật hiện hành chia giai đoạn phạm tội như vậy bất hợp lý. Bạn cho là nên chia ra: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa hoàn thành và phạm tội đã hoàn thành. Vậy bạn vui lòng trả lời câu hỏi này: A cố tình giết B, A dùng dao đâm vào bụng B. May thay ko trúng chỗ nguy hiểm nên B không chết. Vậy theo bạn đây là phạm tôi ở giai đoạn nào? chưa hoàn thành hay đã hoàn thành? Chắc không trả lời được đúng không. Vì nếu nói chưa hoàn thành thì sao dc. vì đã thực hiện hành vi giết người rồi mà, nếu nói đã hoàn thành thì cũng đâu được, B còn sống sờ sờ mà hoàn thành nỗi gì??? Thật chất đây là giai đoạn ''phạm tội chưa đạt đã hoàn thành'': chưa đạt về mục đích giết người (B ko chết), và đã hoàn thành về hành vi (đã đâm B). Bạn à bạn nhắm trả lời được những trường hợp thực tế thì hãy ''làm Luật'' nhé. Để người ta hỏi thì không biết đường trả lời người ta cười cho. Còn nhiều điều muốn nói cùng bạn lắm, nhưng ko có thời gian

    Bạn cứ thực hiện ước mơ sửa đổi Luật đi nhé. Thân chào! Có gì phản đối thì liên hệ tôi, LS Lê Bá Tùng: 0903908185

     

    Một người thì không thể sửa đổi được luật rồi, nhưng nếu có những ý kiến chỉ ra những điểm không hợp lý của luật thì tôi tin rằng, không sớm thì muộn, pháp luật sẽ được sửa đổi để phù hợp với thực tiễn hơn.

    Mỗi một phân tích của tôi không hề đưa ra theo sự nhận thức chủ quan hay cảm tính như bạn nói. Bởi lẽ, tôi phân tích dựa trên các quan điểm của các cá nhân khác nhau, sau đó mới đưa ra quan điểm của mình. Không hề theo ý kiến một chiều.

    Thứ hai, ngay trong các bài viết của bạn, bạn đều nói, phân tích trên khoa học pháp lý. Ngay cả các thuật ngữ của bạn dùng cũng sử dụng các thuật ngữ của khoa học pháp lý để nói. Vậy nhưng bạn lại nói "Còn vấn đề nghiên cứu Luật để đưa ra quan điểm hợp lý hay bất hợp lý, khả quan hay chưa khả quan thì ở chỗ khác và ở hoàn cảnh khác kìa.." Tôi thấy có sự mâu thuẫn trong cách nói của bạn. Bởi câu hỏi của chủ topic nó là câu hỏi thiên về nghiên cứu luật. Còn trên thực tế, khi xảy ra các vụ việc cụ thể, chắc chắn người ta không ngồi mổ xẻ tội này có cấu thành hình thức hay vật chất hay không? mà người ta chỉ xem xét hành vi của người này có phải là tội phạm không? nếu có là tội gì? tính chất mức độ ra sao...?

    Khi áp dụng luật, để áp dụng đúng, đương nhiên phải hiểu đúng quy định, tinh thần của pháp luật. Mà để hiểu đúng nó, chắc chắn phải nghiên cứu nó. Không phải vô lý người ta đào tạo ngành luật đâu.

    Còn nói về "tinh thần pháp luật" như bạn nói. Tôi không chắc tôi là người có thể hiểu đúng toàn bộ cái "tinh thần pháp luật" bạn nói. Bởi hiểu biết con người có hạn, không phải cái gì cũng biết được. Tuy nhiên, tôi không nghĩ mình hiểu sai quy định của pháp luật về vấn đề này.

    Có một câu truyện cười thế này: Khi cô giáo giao bài tập về cho con của nhà văn Nguyễn Khải, đề bài yêu cầu phân tích tác phẩm "mùa lạc" của ông. Đứa con về đưa cho bố mình làm bài hộ. Nhà văn Nguyễn Khải đã thức gần 01 đêm để phân tích chính tác phẩm của ông. Kết quả là, khi trả bài, cô giáo lại phê rằng "không hiểu ý tác giả".

    Tôi kể câu chuyện này, chỉ đơn giản để nói rằng, nếu mình không phải làm ra nó, thì không thể khẳng định 100% là hiểu theo đúng tinh thần của pháp luật được. Cái tinh thần pháp luật ở đây mà mình hiểu được chỉ là dựa vào câu chữ, dựa vào thực tế áp dụng nó thế nào, dựa vào khoa học nghiên cứu, phân tích nó ra sao mà thôi.

    Còn về ví dụ bạn đưa ra, dựa vào đâu bạn nói rằng tôi không trả lời được câu hỏi của bạn? Câu trả lời của bạn là câu trả lời dựa trên "nghiên cứu luật" mà ra đó. Còn BLHS chỉ có thuật ngữ "phạm tội chưa đạt" chứ không có thuật ngữ "chưa đạt đã hoàn thành" đâu.

    Tôi không hiểu bạn phản bác tôi ở nội dung nào? Bạn là luật sư, tôi nghĩ rằng nên chỉ rõ những điểm không hợp lý trong lập luận của tôi để phản bác (câu nào, từ nào, dòng nào tôi viết chưa đúng, chưa chuẩn, chưa rõ ràng hoặc bạn không đồng ý ở đâu). Có như vậy tôi mới biết mình chưa hoàn thiện ở đâu (nếu có) để tiếp thu ý kiến của bạn.

    Xin lỗi nếu nói câu này hơi quá. Thế nhưng, đây là một diễn đàn trao đổi quan điểm, kiến thức pháp luật, mọi người có quyền đưa ra quan điểm trái chiều để trao đổi tranh luận. Nhưng cũng nên bình tĩnh một chút. Tôi thấy trong các bài viết của bạn có chút "thiếu bình tĩnh", gay gắt một cách thái quá, thiếu sự tôn trọng người khác. Tôi không nghĩ bạn quá giỏi để thể hiện rằng mình hiểu biết hơn người khác. Và tôi cũng không nghĩ hiểu biết của bạn hơn tôi đâu. Không ai cười quan điểm của người khác không giống mình, người ta chỉ cười người không hiểu biết mà tỏ ra hiểu biết mà thôi.

    Vài dòng trao đổi cùng bạn.

     

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #289145   01/10/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Về mặt văn bản pháp lý (Bộ Luật hình sự 1999, SĐBS 2009) thì không có khái niệm phạm tội hoàn thành hay chưa hoàn thành. Chỉ có khái niệm phạm tộiphạm tội chưa đạt.

    Khái niệm phạm tội chưa đạt chưa hoàn (thành) và phạm tội chưa đạt đã hoàn (thành) là các khái niệm chỉ có trong khoa học pháp lý hình sự (cụ thể là các giáo trình giảng dạy tại các trường đại học).

    Phạm tội chưa đạt (điều 18) được hiểu là chưa đạt được mục đích của người  phạm tội (ví dụ phạm tội giết người nhưng nạn nhân không chết). Nó cũng có nghĩa là hậu quả cuối cùng của tội phạm chưa xảy ra. Điều quan trọng là mục đích không đạt được phải là do các nguyên nhân khách quan nằm ngoài ý muốn của người phạm tội. Nó có thể là do người phạm tội bị ngăn chặn bởi bên thứ ba nên không thực hiện được các hành vi đòi hỏi để cấu thành tội phạm của tội đó, kể cả khi chưa thực hiện hành vi đòi hỏi nào (lạ quá há :)), ví dụ bắt nguội cướp, bắt nguội kẻ dự định giết người) hoặc có thể là do các lý do khách quan khác (ví dụ giết người nhưng bắn trượt, đâm không trúng vào chỗ hiểm, giết nhầm đối tượng).

    Các tội có cấu thành hình thức hoàn toàn có thể bị xét xử theo điều khoản phạm tội chưa đạt (không phải xét xử ở giai đoạn phạm tội chưa đạt). Việc xét xử sẽ căn cứ theo điều 17 nếu người phạm tội đã hoàn tất quá trình chuẩn bị phạm tội và tội danh đó thỏa mãn điều kiện được nêu tại điều 17 này. Dĩ nhiên việc xét xử sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều do yêu cầu chứng minh mục đích của người phạm tội.

    Thân.

     

     

    Cập nhật bởi Unjustice ngày 01/10/2013 11:28:36 SA

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #289174   01/10/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào mọi người.

    Việc nghiên cứu các vấn đề hàn lâm chỉ nên thực hiện khi nó có tác dụng vào thực tế.

    Mình thấy cái vấn đề tội phạm có cấu thành hình thức gì, chả giải quyết gì cho việc xác định có tội phạm hay không, theo khung hình phạt nào, cần trừng trị như thế nào để hợp lý.

    Nên nghiên cứu nó chả có tác dụng gì cả. Chả hiểu sao lại được đưa vào chương trình đào tạo.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #289207   01/10/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Quan trọng đấy chứ boyluat!

    Hồi bé có cái trò là mấy thằng khỏe hay bắt nạt mấy thằng yếu hơn bằng cách giả vờ đấm vào mặt mấy thằng yếu nhưng chưa đụng vào mặt. Nó chỉ chờ thằng yếu theo phản xạ lấy tay gạt ra là có cớ gây sự. Với lý do là "tao đã đánh mày đâu mà mày đụng vào người tao" .

    Mấy thằng phạm tội cũng có thể lập luận kiểu đó "tôi đã cướp (hay hiếp) đâu chỉ là dọa nó tý mà vì thấy nó chảnh quá" . Vậy xử được không nếu luật lại quy định cấu thành vật chất cho tội đó.

    Dĩ nhiên nhà làm luật cần hiểu rõ cái này để làm luật còn chúng ta thì chỉ học  để phân biệt tội nào đòi hỏi phải có hậu quả, tội nào không khi khách hàng nhờ tư vấn.

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #289208   01/10/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Unjustice viết:

    Quan trọng đấy chứ boyluat!

    Hồi bé có cái trò là mấy thằng khỏe hay bắt nạt mấy thằng yếu hơn bằng cách giả vờ đấm vào mặt mấy thằng yếu nhưng chưa đụng vào mặt. Nó chỉ chờ thằng yếu theo phản xạ lấy tay gạt ra là có cớ gây sự. Với lý do là "tao đã đánh mày đâu mà mày đụng vào người tao" .

    Mấy thằng phạm tội cũng có thể lập luận kiểu đó "tôi đã cướp (hay hiếp) đâu chỉ là dọa nó tý mà vì thấy nó chảnh quá" . Vậy xử được không nếu luật lại quy định cấu thành vật chất cho tội đó.

    Dĩ nhiên nhà làm luật cần hiểu rõ cái này để làm luật còn chúng ta thì chỉ học  để phân biệt tội nào đòi hỏi phải có hậu quả, tội nào không khi khách hàng nhờ tư vấn.

     

    Anh chưa hiểu ý e ạ. Ý e là luật đã có quy định về hành vi thế nào là tội phạm, thế nào là chuẩn bị, chưa đạt, tự ý chấm dứt nửa chừng rồi, nên việc nghiên cứu cấu thành tội phạm là hình thức hay vật chất là không cần thiết ạ.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #305887   10/01/2014

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    boyluat viết:

     

    Unjustice viết:

     

    Quan trọng đấy chứ boyluat!

    Hồi bé có cái trò là mấy thằng khỏe hay bắt nạt mấy thằng yếu hơn bằng cách giả vờ đấm vào mặt mấy thằng yếu nhưng chưa đụng vào mặt. Nó chỉ chờ thằng yếu theo phản xạ lấy tay gạt ra là có cớ gây sự. Với lý do là "tao đã đánh mày đâu mà mày đụng vào người tao" .

    Mấy thằng phạm tội cũng có thể lập luận kiểu đó "tôi đã cướp (hay hiếp) đâu chỉ là dọa nó tý mà vì thấy nó chảnh quá" . Vậy xử được không nếu luật lại quy định cấu thành vật chất cho tội đó.

    Dĩ nhiên nhà làm luật cần hiểu rõ cái này để làm luật còn chúng ta thì chỉ học  để phân biệt tội nào đòi hỏi phải có hậu quả, tội nào không khi khách hàng nhờ tư vấn.

     

     

     

    Anh chưa hiểu ý e ạ. Ý e là luật đã có quy định về hành vi thế nào là tội phạm, thế nào là chuẩn bị, chưa đạt, tự ý chấm dứt nửa chừng rồi, nên việc nghiên cứu cấu thành tội phạm là hình thức hay vật chất là không cần thiết ạ.

    Sao lại không cần thiết hả boy ơi. Những cái em nói là nói về hậu quả tội phạm đã đạt được theo mục đích hay chưa. Còn xác định cấu thành vật chất hay hình thức để xác định hành vi phạm tội của ai đó đã đủ dấu hiệu mô tả trong cấu thành tội phạm hay chưa để làm căn cứ xử lý phù hợp. Hơn nữa, nó cũng là cơ sở để xác định hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

    Lý thuyết chỉ là một chuyện nhưng khi áp dụng trên thực tế còn nhiều vấn đề cần phải bàn cãi lắm boy ạ. Không giống như học ở trường các thầy cô nói đâu. Phải va vào thực tế mới thấy bất cập của luật. Theo kiểu áp dụng thế này cũng không được, áp dụng thế kia cũng không xong, nhiều quan điểm tranh cãi xoay quanh, mà mỗi cái đều đúng theo một khía cạnh nào đó.

     

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |