Trôn Việt Nam là gì? Trôn Việt Nam có thể phạm tội gì?

Chủ đề   RSS   
  • #608774 21/02/2024

    Trôn Việt Nam là gì? Trôn Việt Nam có thể phạm tội gì?

    Dạo gần đây, trên nền tảng TikTok xuất hiện trend trôn Việt Nam và được nhiều Tiktoker hưởng ứng. Vậy cho tôi hỏi trôn Việt Nam là gì? Và trôn Việt Nam có thể phạm tội gì? - Khánh Duy (Hậu Giang)

    1. Trôn Việt Nam là gì?

    Dạo gần đây thì trên nền tảng TikTok đã xuất hiện trend với chủ đề là trôn Việt Nam hay troll Việt Nam.

    Theo đó, các nhân vật trong video sẽ thực hiện một hành động bất ngờ với một nhân vật và sau khi nhân vật bị bất ngờ phản kháng thì sẽ chỉ tay vào điện thoại và nói câu “trôn Việt Nam” với ý đồ tiết lộ rằng đây chỉ là một trò đùa.

    "Trôn Việt Nam" vốn xuất phát từ chữ troll trong tiếng Anh, được hiểu là tình huống chơi khăm. Trend "trôn Việt Nam" bắt nguồn từ chương trình truyền hình thực tế Just For Laughs Gags. Trong chương trình, họ sẽ thực hiện những trò đùa hay tạo lập những tình huống ngớ ngẩn, bất ngờ để trêu và quay lại phản ứng của những người lạ. Ở cuối mỗi tình huống, họ sẽ tiết lộ đây chỉ là một trò đùa và chỉ về phía camera ẩn.

    2. Trôn Việt Nam có thể phạm tội gì? 

    Trong trường hợp việc quay trend trôn Việt Nam chỉ mang tính giải trí, diễn xuất, có sự thỏa thuận về sử dụng hình ảnh diễn viên và không gây hậu quả thì sẽ không phải là hành vi vi phạm pháp luật.

    Trong trường hợp việc quay trend trôn Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật và gây ra hậu quả thì có thể bị truy cứu về một trong các tội sau đây:

    (1) Tội cướp giật tài sản theo Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

    - Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    + Có tổ chức;

    + Có tính chất chuyên nghiệp;

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    + Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

    + Hành hung để tẩu thoát;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

    + Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    + Tái phạm nguy hiểm.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

    + Làm chết người;

    + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

    (2) Tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) như sau:

    - Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    + Tài sản là di vật, cổ vật.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    + Có tổ chức;

    + Có tính chất chuyên nghiệp;

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    + Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    + Hành hung để tẩu thoát;

    + Tài sản là bảo vật quốc gia;

    + Tái phạm nguy hiểm.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    (3) Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) như sau:

    - Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    + Có tổ chức;

    + Có tính chất chuyên nghiệp;

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    + Tái phạm nguy hiểm;

    + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    + Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

     
    5231 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận