Trốn cấp dưỡng cho con bị phạt như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #593969 19/11/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81095
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Trốn cấp dưỡng cho con bị phạt như thế nào?

    Hiện nay, nhiều vụ việc tranh chấp xảy ra mà người trong cuộc là người thân trong gia đình. Chẳng hạn là việc mâu thuẫn sau ly hôn, điển hình là việc cấp dưỡng cho con. Vậy vì mâu thuẫn mà không đảm bảo nghĩa vụ cấp dưỡng cho con hay trốn tránh thì sẽ bị phạt như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Cấp dưỡng là gì?

    Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

    Đây là định nghĩa được nêu tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Theo đó, cấp dưỡng chỉ xảy ra khi có các điều kiện sau đây:

    - Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên, đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn;

    - Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

    - Những người này không sống cùng nhau.

    Do đó, khi ly hôn, những người sau đây sẽ xảy ra quan hệ cấp dưỡng:

    - Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con thành niên không có tài sản tự nuôi mình, không có khả năng lao động có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Đặc biệt, dù cha, mẹ có bị hạn chế quyền với con chưa thành niên thì vẫn phải cấp dưỡng cho con (theo khoản 2 Điều 82 và khoản 3 Điều 87 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

    - Vợ, chồng sau khi ly hôn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho đối phương nếu một bên khó khăn, túng quẫn, có yêu cầu cấp dưỡng và có lý do chính đáng (theo Điều 115 Luật Hôn nhân và Gia đình).

    Mức cấp dưỡng được quy định như thế nào?

    Mức cấp dưỡng được quy định cụ thể tại Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình. Theo đó, mức cấp dưỡng sẽ do các bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng cũng như nhu cầu thiết yếu của người con. Tòa án chỉ giải quyết khi các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được.

    Đặc biệt, khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định:

    Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Do đó, pháp luật không có quy định giới hạn mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà hoàn toàn dựa vào thỏa thuận của các bên hoặc dựa vào thu nhập, điều kiện, nhu cầu của các bên. Hiện nay, thông thường Tòa án sẽ ấn định mức cấp dưỡng là khoảng 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.

    Về phương thức cấp dưỡng, Điều 117 Luật này quy định, việc cấp dưỡng có thể thực hiện hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên cũng có thể thỏa thuận về phương thức cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Xử phạt hành chính với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con như thế nào?

    Thậm chí, nếu trốn tránh cấp dưỡng thì có thể bị khởi kiện tại Tòa án để buộc phải thực hiện nghĩa vụ. Không chỉ vậy, trong một số trường hợp người trốn tránh cấp dưỡng còn có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định khi vi phạm về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho con như sau:

    Phạt tiền từ 05-10 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    - Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;

    - Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

    Đồng thời, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

    Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 57.

    Như vậy, nếu có hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn sẽ bị phạt tiền từ 05-10 đồng và buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng con theo đúng quy định pháp luật.

    Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP  quy định về thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi này là 01 năm.

    Trường hợp trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sẽ bị truy cứu trách nhiệm sự bao nhiêu năm tù?

    Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

    Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    Theo đó, người nào đã bị xử phạt hành chính hoặc có nghĩa vụ và có khả năng thực tế để thực hiện cấp dưỡng nhưng trốn tránh, không thực hiện khiến người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm tùy vào mức độ phạm tội của người đó.

     
    584 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #594674   29/11/2022

    Trốn cấp dưỡng cho con bị phạt như thế nào?

    Cảm ơn thông tin hữu ích từ bài viết. Có thể nói nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con là một trong những nghãi vụ bắt buộc mà cha, mẹ phải thực hiện khi lý hôn mà mình không trực tiếp nuôi con. Thế nhưng có rất nhiều trường hợp trốn tránh, không thực hiện nghã vụ cấp dưỡng. Thực tế thấy rằng, nếu trường hợp này xảy ra, rất ít khi bị xử lý và thậm chí có xử lsy thì cũng khó để chứng minh và giải quyết. Đa phần vấn đề này là do ý thức của bậc làm cha làm mẹ đối với con của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #594682   29/11/2022

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (329)
    Số điểm: 3103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Trốn cấp dưỡng cho con bị phạt như thế nào?

    Cảm ơn thông tin hữu ích từ bạn! Các cặp vợ chồng sau khi ly hôn, một số ít người xem con là gánh nặng nên đùng đẩy trách nhiệm nuôi con. Sau khi Tòa án ra quyết định không phải là người trực tiếp nuôi con nhưng phải cấp dưỡng cho con thì một số trường hợp vẫn trốn tránh trách nhiệm của mình đối với con. Mức cấp dưỡng hiện nay không nhiều so với thực tế nuôi con. Do đó, cần phải có những biện pháp mạnh tay để những người làm cha làm mẹ có trách nhiệm với con của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #595255   06/12/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Trốn cấp dưỡng cho con bị phạt như thế nào?

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn. Việc cấp dưỡng được coi là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi ly hôn nên khi bạn không có thu nhập thì bạn vẫn phải cấp dưỡng cho con của mình. Tuy nhiên, việc cấp dưỡng lại đôi khi trở thành "nợ khó đòi" đối với người thi hành án và người được cấp dưỡng.

     
    Báo quản trị |  
  • #595313   07/12/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Trốn cấp dưỡng cho con bị phạt như thế nào?

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả
     
    Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.
     
    Như vậy, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và đương nhiên những chi phí này là chi phí hợp lý. Vì vậy, trường hợp từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phantrungnghia99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/12/2022)
  • #596237   29/12/2022

    nguyentanviet2000
    nguyentanviet2000
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/12/2022
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1544
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 42 lần


    Trốn cấp dưỡng cho con bị phạt như thế nào?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Sau ly hôn, những đứa trẻ thường ở với bố hoặc mẹ. Chúng vốn đã chịu thiệt thòi về tình cảm khi có mẹ thì không có bố, xa cách với anh chị em, lại còn bị thiệt thòi về vật chất. Hiện việc yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn đang tồn tại nhiều bất cập, thậm chí trở thành "món nợ khó đòi" đối với cả cơ quan thi hành án và người được cấp dưỡng.

     
    Báo quản trị |  
  • #596369   30/12/2022

    camnhungtng
    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (268)
    Số điểm: 2117
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 22 lần


    Trốn cấp dưỡng cho con bị phạt như thế nào?

    Mình cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin. Cấp dưỡng không chỉ là nghĩa vụ bắt buộc mà cha mẹ phải thực hiện mà còn là tình yêu thương dành cho con. Thế nhưng hiện nay có nhiều bậc cha mẹ trốn tránh nghĩa vụ này. Mức cấp dưỡng dựa vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng và nhu cầu của con, tòa án chỉ giải quyết khi không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không được. Vì vậy, người cấp dưỡng vẫn có đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu không thực hiện sẽ chịu chế tài theo quy định pháp luật.

     
    Báo quản trị |