trộm hay cướp

Chủ đề   RSS   
  • #384131 20/05/2015

    vanminhcsdt

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/12/2014
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 400
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 3 lần


    trộm hay cướp

    Cho em hỏi: A muốn chiếm đọat xe của B nên đã rủ B đi uống rượu. Sau khi B say, A đã lấy xe của B đem bán đc 10 triệu. Vạy A phạm tội gì ạ????
     
    7946 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #384142   20/05/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Hành vi của A là trộm cắp! A có ý định chiếm đoạt tài sản của B nên đã chủ động bày mưu chuốc rượu B và lợi dụng lúc B ngủ say A đã chiếm đoạt xe (có yếu tố lén lút).

    Không có yếu tố cướp tài sản vì A không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn làm cho người bị tấn công không chống cự được để chiếm đoạt tài sản (hành vi chuốc rượu không phải là hành vi tấn công).

     
    Báo quản trị |  
  • #384151   20/05/2015

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Chào bạn khoathads
    Tôi không đồng ý với quan điểm của bạn bởi lẽ: Theo quy định tại điều 133 BLHS thì:
    Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có bất kỳ hành vi nào khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
    Người phạm tội có hành vi “dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực tức khắc hoặc các hành vi khác” khiến người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Như vậy, tội phạm này thể hiện ở ba loại hành vi sau đây:
    + Dùng vũ lực
    + Đe doạ dùng vũ lực tức khắc
    -> Hai hành vi này thì rõ rồi không bàn đến
    + Bất kỳ hành vi nào khác là những hành vi không phải dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, như: dùng thuốc mê, ête, thuốc ngủ, rượu - chất gây say..làm cho nạn nhân lâm vào trạng thái hôn mê, không còn khả năng chống cự.
    Như vậy, hành vi chuốc rượu say được xem là hành vi khác của tội cướp tài sản. 
    Đặc trưng của tội trộm cắp là "lén lút" nhưng đây không có hành vi lén lút.
    Một vài quan điểm trao đổi

    Thân

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
  • #384161   20/05/2015

    vanminhcsdt
    vanminhcsdt

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/12/2014
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 400
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 3 lần


    trộm hay cướp

    Có bạn em cho rằng vì B tự mình đưa vào trạng thái say rượu nên phải là trộm. Nhưbg em đọc trong sổ tay thẩm phán thì truờng họp dùng rượu cho nạn nhân say, ngủ để lấy tài sản vẫn là cướp. Thầy em thì bảo chuốc rượu vẫn là trộm. Em thì vẫn thiên về quan điểm cướp tài sản hơn vì thực ra A đã có thủ đọan nhằm làm cho B say. Mọi nguời giải thích kỹ hơn đuợc nữa ko ạ.
     
    Báo quản trị |  
  • #384195   20/05/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Chào anh Anlhk33-DLU

    Đúng là nếu dùng thuốc mê, thuốc ngủ để gây tê liệt tạm thời nạn nhân nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì một số cơ quan tiến hành tố tụng sẽ áp dụng tội "Cướp tài sản" (trước đây đã có tiền lệ), hành vi bỏ thuốc mê, thuốc ngủ lúc này được xem là "hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được" và hành vi này cực kỳ nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên xét về góc độ lý luận thì bị hại phải là người bị tấn công và có ý muốn chống cự nhưng lại thực hiện không được vì một số lý do nào đó. Dùng thuốc mê hay thuốc ngủ thì hiệu quả của các loại thuốc này sẽ có công dụng tức thời và người có hành vi phạm tội biết chắc được rằng nạn nhân sẽ bị tê liệt để chiếm đoạt tài sản. Ý thức chiếm đoạt lúc này là rõ ràng, quyết liệt và việc chiếm đoạt chỉ thực hiện được khi nạn nhân "bị thuốc". Ngược lại chuốc rượu cũng có thể xem là có ý thức chiếm đoạt nhưng chỉ ở mức "5 ăn 5 thua" vì đâu thể biết "tửu lượng" của bị hại như thế nào và bị hại có thể ngưng uống bất cứ lúc nào. Về nguyên tắc, nếu có sự ly lai giữa 2 tội danh thì các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng CTTP gần nhất với tội phạm để nghị khởi tố/truy tố, do đó trong trường hợp này vẫn có thể áp dụng tội "Trộm cắp tài sản" để truy cứu. Đây cũng là nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo khi áp dụng các quy định pháp luật có sự mâu thuẫn, chồng chéo (tội trộm cắp có hình phạt nhẹ hơn tội cướp tài sản).

    Vài dòng trao đổi với anh!

    Cập nhật bởi khoathads ngày 20/05/2015 04:39:56 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #384201   20/05/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Theo tôi thì phải xác định việc "lâm vào tình trạng không thể chống cự được" do sử dụng rượu là tự nguyện hay bị ép buộc mà xác định là trộm hay cướp.

    -Đối với thuộc mê, thuốc ngủ thì rỏ ràng bị hại không muốn dùng.

    -Đối với rượu thì có thể khác : nếu bị ép là cướp; nếu tự sử dụng thì là trộm.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #384232   20/05/2015

    vanminhcsdt
    vanminhcsdt

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/12/2014
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 400
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 3 lần


    trộm hay cướp

    Tôi cũng nghĩ như anh hungmaiusa vậy. Nhưng sao tôi hỏi thầy thì thầy bảo chuốc rượu cũbg là trộm luôn.
     
    Báo quản trị |  
  • #384263   21/05/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    vanminhcsdt viết:
    Tôi cũng nghĩ như anh hungmaiusa vậy. Nhưng sao tôi hỏi thầy thì thầy bảo chuốc rượu cũbg là trộm luôn.

    Chào bạn.

    Bản thân từ "chuốc" đã mang tính bị động đối với người uống. Nếu "cùng uống rượu" sau đó lợi dụng A say rượu nên B lấy xe là trộm.

     
    Báo quản trị |  
  • #384353   21/05/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Theo mình thì mình thiên về tội trộm hơn bởi vì có sự khác biệt rất lớn giữa "đánh thuốc mê" (cướp lạnh) và "chuốc rượu, bia" nạn nhân.

    Ở "đánh thuốc mê" thì nạn nhân hoàn toàn không biết về "thủ đoạn" của người có hành vi phạm tội nên việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở tội cướp là hoàn toàn hợp lý. Còn ở "chuốc rượu, bia" thì nạn nhân biết  và không phản đối việc uống bia, rượu (kể cả trong trường hợp bị "ép uống" theo kiểu bàn nhậu, chứ không phải kiểu "kẹp cổ đổ vào miệng" . Nạn nhân hoàn toàn có thể hạn chế hoặc thoát khỏi tình trạng "không thể chống cự" được (tức xỉn đến mức quắc cần câu).

    Nó cũng tương tự sự khác biệt giữa tội cướp và tội cưỡng đoạt tài sản. Một bên là bị tê liệt ý chí kháng cự ngay lập tức còn một bên thì vẫn còn thời gian để lựa chọn phản ứng phù hợp, tốt nhất cho mình .

    Vì vậy việc truy cứu ở tội trộm thì phù hợp hơn.

    Trân trọng.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    tranglaw049 (01/03/2017)
  • #384371   21/05/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn Unjustice

    Tôi đồng ý với ý kiến của bạn. 

    Tuy nhiên, không ít trường hợp với người không biết uống rượu thì chỉ bị ép uống 1 ly là "lâm vào tình trạng không thể chống cự được" nên chắc phải căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ án mà nhận định.

     

     

     

     
    Báo quản trị |