Trộm, cưỡng đoạt, hay giao dịch dân sự?

Chủ đề   RSS   
  • #437819 06/10/2016

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Trộm, cưỡng đoạt, hay giao dịch dân sự?

    Xin hỏi các bác tí, một thằng (A) không được nhờ vả nhưng nghe chủ xe (B) nói mất chìa khóa xe nên cũng lặng lẽ đi "tìm giúp"; nhặt được chìa khóa, hắn lấy xe chạy mất, chủ xe nghe tiếng xe chạy ra thì hắn đã ra cổng thoát thân.

    Nghe chủ xe bảo cần chuộc lại, hắn nói đã cầm cho người khác (C) nên chuộc phải bỏ ra 15 triệu đồng. Thế là chủ xe bỏ ra 15 triệu đồng chuộc xe từ (C) về.

    Hắn bị Công an túm.

    Hắn chỉ thừa nhận trộm, không thừa nhận "cưỡng đoạt" và cho rằng giao dịch giữa A và C là dân sự.

    Các bác có cao kiến gì không ạ?

    0917 313 339

     
    6212 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #437934   07/10/2016

    DuongNgalaw
    DuongNgalaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2016
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 9 lần


    Chào bạn, về câu hỏi của bạn mình có ý kiến như sau:

    Trường hợp này đã có sự chuyển hóa tội phạm:

    Thứ nhất: hành vi "nhặt được chìa khóa, lấy xe chạy mất, chủ xe nhìn thấy mà không làm gì được" là dấu hiệu thỏa mãn quy định của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

    "Điều 137. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 
    1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản để lấy tài sản một cách công khai. Tính chất công khai, tráng trợn của A thể hiện A không hề giấu giếm hành vi phạm tội của mình. Trong trường hợp này, A đã lợi dụng việc chủa nhân đang tìm chiếc chìa khóa, A cũng tham gia tìm và thấy, và đã lấy chiếc xe trước sự chứng kiến của chủ xe là B.
    Thứ hai: Hành vi đòi chuộc xe nếu có căn cứ cho rằng hai người có sự bàn bạc, thống nhất về việc đòi tiền chuộc thì thỏa mãn dấu hiệu quy định tại điểm a, khoản 2 điều 135 tội cưỡng đoạt tài sản.
    "Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản 
    1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
    c) Tái phạm nguy hiểm;
    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
    đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    Trên đây là ý kiến của cá nhân mình. 
    Trân trọng.
    Dương Nga/ 0985808957

     

    Cập nhật bởi DuongNgalaw ngày 07/10/2016 04:07:31 CH

    Ms. Dương Nga

    M: 0985808957 – E: Duongngalaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #437946   07/10/2016

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Bạn DuongNgalaw thân!

    Bạn có chắc không ạ, vì mình thấy nó sao sao ấy. Hoặc bạn chưa đọc kỹ câu hỏi của mình chăng?

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #437951   07/10/2016

    DuongNgalaw
    DuongNgalaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2016
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 9 lần


    Chào bạn.

    Với những thông tin ngắn gọn như thế này thì mình cũng không khẳng định là mình trả lời đúng, thậm chí có đầy đủ thì cũng có thể đúng với người này và sai với người kia. Vì cũng còn tùy vào cách hiểu và suy luận của mỗi người. Bạn cũng có thể đưa ra quan điểm của mình.

    Trân Trọng.

     

    Ms. Dương Nga

    M: 0985808957 – E: Duongngalaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #438313   12/10/2016

    NguyenHuuHiepvksqs
    NguyenHuuHiepvksqs

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:01/11/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nếu chỉ theo tình huống bạn đưa ra và tình huống này đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm khác  thì A phạm tội "Công nhiên chiếm đoạt tài sản" theo Khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự năm 1999.Thể hiện hành vi của A được thực hiện một cách công khai và lợ dụng sơ hở của B trong việc quản lý tài sản. Đây là tình huống cơ bản của tội " Công nhiên chiếm đoạt tài sản", không có "hành vi lén lút" nên không thể là tội Trộm cắp tài sản, không có " hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần" thì cũng không thể là tội Cưỡng đoạt bạn nhé. 

    Nếu chỉ trong tình huống bạn nêu thì A phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #459274   29/06/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Mình nghĩ hành vi tìm chìa khóa rồi lấy xe bỏ trốn là Tội trộm cắp tài sản, vì A đã thực hiện hành vi một cách nhanh gọn và lén lút với chủ xe và kể cả những nguời xung quanh. Còn hành vi cho chuộc lại xe máy không cấu thành tội nào cả vì có sự thỏa thuận hai phía. Tuy nhiên, số tiền 15 triệu sẽ đuợc cộng vào số tài sản bị chiếm đoạt ở tội trộm cắp.

     
    Báo quản trị |