Trộm của trộm, tội gì?

Chủ đề   RSS   
  • #447036 19/02/2017

    Trộm của trộm, tội gì?

    Quá trình điều tra xác định: A trộm của B 10 triệu VNĐ. Sau đó, A đem cất dấu thì bị C nhìn thấy, lợi dụng A sơ hở, C lén lút trộm 10 triệu trên. Vậy C phạm tội gì?. 

     
    6296 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phuocthanh1107 vì bài viết hữu ích
    tranglaw049 (22/02/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447077   20/02/2017

    Chào bạn,

    Dựa vào các thông tin mà bạn cung cấp, tôi xin có một số ý kiến sau:

    Về tội trộm cắp tài sản, Điều 138 BLHS hiện hành quy định như sau:  

    “Điều 138*. Tội trộm cắp tài sản

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

    Xét hành vi của C là hành vi lén lút trộm tài sản của người khác có giá trị 10 triệu đồng nên hành vi của C đã phạm do vào tội trộm cắp tài sản theo Khoản 1 Điều 138, BLHS. Bên cạnh đó, pháp luật quy định hành vi trộm cắp tài sản của người khác có giá trị đến mức nhất định như quy định trên là đủ dấu hiệu cấu thành tội trộm cắp mà không nhất thiết tài sản đó phải là tài sản thuộc sở hữu của người đang trực tiếp quản lý tài sản vào thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi. Do đó, dù tài sản mà C trộm cắp là tài sản do A trộm được của B thì hành vi trộm cắp này của C vẫn đủ dấu hiệu cấu thành tội trộm cắp tài sản.
    Trên đây là ý kiến chia sẻ của tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Việc đưa ra ý kiến dựa trên thông tin mà bạn cung cấp cũng như các quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp cần trao đổi thêm hoặc có vấn đề gì sai sót vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.

     

    Trân trọng cảm ơn,

    Chuyên viên tư vấn Nguyễn Thị Trà

     

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn clevietkimlaw1 vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (24/02/2017)
  • #447082   20/02/2017

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Chào bạn, trường hợp này theo tôi C vẫn phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định. Bởi lẽ, Bộ Luật hình sự vẫn không loại trừ tính chất hợp pháp hay không hợp pháp đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản. Vì vậy, dù tài sản có phải do A chiếm hữu hợp pháp hay không hợp pháp thì số tiền 10 triệu vẫn là đối tượng của tội trộm cắp tài sản. 

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn caythongnoel vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (24/02/2017)
  • #447354   21/02/2017

    tvthuong96
    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    Chào bạn, căn cứ theo điều 138 BLHS thì Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    Hành vi của C vẫn thỏa mãn yêu cầu cấu thành tội phạm cho nên vẫn phải chịu tội

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tvthuong96 vì bài viết hữu ích
    tranglaw049 (22/02/2017)
  • #447575   22/02/2017

    Thưa bạn, tôi hiểu rõ điều văn nói trên. Nhưng, cơ sở nào để bạn xử lý C về hành vi trộm cắp tài sản trong khi điều văn thể hiện: "...người nào trộm cắp TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC...". Nếu bạn cứ khư khư cho rằng hành số tiền B trộm của A là TÀI SẢN CỦA B THÌ XÃ HỘI NÀY SẼ "NỔI LOẠN" đó!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phuocthanh1107 vì bài viết hữu ích
    tranglaw049 (22/02/2017)
  • #447589   22/02/2017

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    phuocthanh1107 viết:

    Thưa bạn, tôi hiểu rõ điều văn nói trên. Nhưng, cơ sở nào để bạn xử lý C về hành vi trộm cắp tài sản trong khi điều văn thể hiện: "...người nào trộm cắp TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC...". Nếu bạn cứ khư khư cho rằng hành số tiền B trộm của A là TÀI SẢN CỦA B THÌ XÃ HỘI NÀY SẼ "NỔI LOẠN" đó!

    Chào bạn.

    Tôi đồng ý với bạn "số tiền B trộm của A là TÀI SẢN CỦA B" thì không có ai chấp nhận điều đó cả: bằng chứng là công an tìm bắt B để thu hồi tiền trả cho A.

    Tuy nhiên, đối với riêng C thì khác C vẫn cho là số tiền đó của B và vẫn tìm cách chiếm đoạt nên vẫn phạm tôi; trường hợp này là nhầm lẫn về chủ thể, chứ không phải không thỏa mãn yếu tố chủ thể.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    tranglaw049 (22/02/2017)
  • #447601   22/02/2017

    tranglaw049
    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    Trong trường hợp này theo mình nghĩ có sai lầm về khách thể bởi lẽ lúc thực hiện hành vi C nghĩ mình lấy trộm đồ của A xâm phạm đến khách thể là quyền sở hữu tài sản của A nhưng thực tế thì đây không phải là tài sản của A mà là tài sản thuộc quyền sở hữu của B. Do đó C vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội mà C cố ý định thực hiện là tội trộm cắp tài sản.

     

    Cập nhật bởi tranglaw049 ngày 22/02/2017 10:56:38 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #447830   24/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    phuocthanh1107 viết:

    Quá trình điều tra xác định: A trộm của B 10 triệu VNĐ. Sau đó, A đem cất dấu thì bị C nhìn thấy, lợi dụng A sơ hở, C lén lút trộm 10 triệu trên. Vậy C phạm tội gì?. 

    chào bạn. 

    Trong cấu thành tội phạm không quan tâm việc tài sản đó có nguồn gốc từ đâu. 

    khi bạn phân tích cấu thành tội phạm đủ để kết luận hành vi đó phạm tội trộm cắp tài sản thì dù tài sản của chủ sở hữu hay tài sản từ vụ trộm cắp, hành vi trên vẫn bị định tội trộm cắp theo quy định của BLHS.

     
    Báo quản trị |