Trộm cắp tài sản bị xử phạt như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #302177 13/12/2013

    jolly_aries488

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/12/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Trộm cắp tài sản bị xử phạt như thế nào?

    Chào luật sư,

    Cháu xin phép hỏi luật sư, bạn cháu năm nay 27 tuối, quê Tiền Giang, làm việc tại công ty nước ngoài tại TP HCM, vào ngày 26/11/2013 bạn cháu bị công an phường bắt điều tra về tội trộm laptop. Sau khi bị bắt bạn cháu thú nhận đã lấy laptop và bán với số tiền 7 triệu

    Ngày 27/11/2013 hồ sơ đã chuyển sang công an quận. Bạn cháu đã bồi thường thiệt hai và Công ty đã viết đơn bãi nại nhưng bạn cháu vẫn bị giam giữ.

    Ngày 29/11/2013 gia đình đã nộp lý lịch chứng minh bạn cháu chưa từng phạm tội, công ty cũng có văn bản chứng minh trong suốt thời gian làm việc bạn cháu có thái độ tốt và chưa từng phạm tội.

    Cùng ngày 29/11/2013 bạn cháu bị chuyến từ công an quận sang trại giam Chí Hòa.

    Luật sư cho cháu hỏi, bạn cháu có thể được bão lãnh tại ngoại trong thời gian đợi xét xử không? Như cháu đã đề cập ở trên thì hồ sơ bạn cháu đã chuyển qua VKS chưa hay vẫn trong giai đoạn điều tra? Thời gian đợi ra tòa xét xử là bao lâu? Bạn cháu sẽ bị hình phạt gì? Có khả năng chỉ phạt hành chánh không?

    Cảm ơn luật 

     
    13491 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn jolly_aries488 vì bài viết hữu ích
    nguyenvu03 (14/09/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #302216   13/12/2013

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Theo Điều 92, Bộ luật tố tụng hình sự quy định về bảo lĩnh:

    1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

    2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

    3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.

    4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

    5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

    Việc bạn của bạn có được bảo lãnh hay không phụ thuộc vào việc có người đứng ra bão lãnh cho hay không? Người đứng ra bão lãnh có đáp ứng đúng với quy định của pháp luật hay không? gia đình có thể cử ra ít nhất hai người đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, điều kiện nêu trên làm đơn xin bảo lãnh cho em bạn tại ngoại. Đơn xin bảo lãnh tại ngoại này phải có sự xác nhận của chính quyền địa phương nơi người bảo lãnh cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đơn phải gửi đến cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật

    Theo Điều 162 của BLTTHS thì nếu việc điều tra đã kết thúc thì bị can sẽ nhận được quyết định của cơ quan điều tra.

    Điều 162. Kết thúc điều tra

    1. Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải làm bản kết luận điều tra.

    2. Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.

    3. Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận.

    4. Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can, người bào chữa.

    Vấn đề bạn hỏi về thời gian ra Tòa xét xử thì trộm cắp tài sản là tội phạm ít nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật hình sự. Nên thời hạn từ khi Tòa án nhận được hồ sơ từ Viện Kiểm sát đến khi quyết định đưa vụ án ra xét xử là khoảng 45 ngày, hoặc có thể lâu hơn.

    Theo Điều 176. BLTTHS về Thời hạn chuẩn bị xét xử:

    2. Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:

    a) Đưa vụ án ra xét xử ;

    b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

    c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

    Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.

    Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.

    Về hình phạt mà bạn hỏi thì việc xử phạt hành chính hay xử lý hình sự do các cơ quan tố tụng quyết định. Khi đã có quyết định truy tố từ cơ quan tiến hành tố tụng thì trường hợp này là trách nhiệm hình sự nên việc xử phạt hành chính sẽ không thể được tiến hành mà bạn của bạn sẽ phải chịu hình phạt do BLHS quy định về tội trộm cắp tài sản:

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    Tuy nhiên, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, như nhân thân tốt, thành thật khai báo, khắc phục hậu quả... thì bạn của bạn có thể chỉ bị tuyên mức hình phạt nhẹ hơn mức thấp nhất của khung hình phạt trên. Và với mức hình phạt nhẹ thì Tòa án có thể xem xét cho hưởng án treo hoặc miễn hình phạt.

    Trân trọng!

     

     

     

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    hadong92 (31/12/2013)
  • #302356   14/12/2013

    jolly_aries488
    jolly_aries488

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/12/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cảm ơn luật sư rất nhiều!

    Về vấn đề bão lãnh, ngày 9/12/2013 theo lịch hẹn của công an điều tra, gia đình bạn cháu lên gặp thì được hướng dẫn qua bên Chí Hòa. Khi qua bên đó thì chỉ được gửi quà và không được gặp mặt. Gia đình bạn cháu có hỏi anh công an điều tra vụ án của bạn cháu về thủ tục bảo lãnh như thế nào thì bị từ chối trả lời? Luật sư cho cháu hỏi, gia đình bạn cháu sẽ phải làm như thế nào mới đúng thủ tục bão lãnh và sẽ gặp ai để được hướng dẫn về việc này?

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #303282   20/12/2013

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn,

    Về vấn đề cá nhân nhận bảo lãnh cho cá nhân thì cần ít nhất là 2 người như đã trình bày ở trên, ngoài ra Cá nhân nhận bảo lãnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lãnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. 

    Đối với trường hợp bạn của bạn, gia đình bạn ấy có thể cử ra ít nhất hai người đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, điều kiện nêu trên làm đơn xin bảo lãnh cho bạn của bạn tại ngoại. Đơn xin bảo lãnh tại ngoại này phải có sự xác nhận của chính quyền địa phương nơi người bảo lãnh cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đơn phải gửi đến cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật. Ở đây, cụ thể là phòng cảnh sát điều tra công an quận nơi tiếp nhận điều tra trực tiếp vụ việc.

    Thân chào ban! 

    Cập nhật bởi Ls.NguyenHuyLong ngày 20/12/2013 10:27:34 SA

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    hadong92 (31/12/2013)
  • #303309   20/12/2013

    jolly_aries488
    jolly_aries488

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/12/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cám ơn luất sư rất nhiều!

     
    Báo quản trị |  
  • #314794   20/03/2014

    jolly_aries488
    jolly_aries488

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/12/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào luật sư,

    Bạn cháu bị tạm giam từ ngày 26/11/2013  tới giờ vẫn chua được thả ra và cũng không được bảo lãnh tại ngoại mặc dù người nhà rất muốn bảo lãnh. Luật sư cho cháu hỏi trường hợp của bạn cháu bây giờ phải làm như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #314959   21/03/2014

    Dungga_Pro
    Dungga_Pro
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2009
    Tổng số bài viết (232)
    Số điểm: 1884
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 87 lần


    Như vậy trường hợp bạn của bạn có thể khai báo không thành khẩn, hoặc vì một lý do nào đó, mà cơ quan điều tra không thay đổi biện pháp ngăn chặn. Luật chỉ quy định là có thể chứ không phải là bắt buộc phải thay đổi. Do đó, tùy tính chất vụ án mà cơ quan điều tra xem xét đề nghị VKS thay đổi biện pháp ngăn chặn. Trong trường hợp này, tôi cho rằng cơ quan điều tra vẫn không đề nghị thay đổi hoặc đề nghị nhưng viện kiểm sát không phê chuẩn. Vậy, bạn và gia đình phải chờ đến ngày ra tòa mới được gặp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơ quan tiến hành tó tụng vẫn có thể cho gia đình được thăm nuôi, gặp mặt. Xin nhắc lại là có thể bạn nhé. Chào bạn!

     
    Báo quản trị |