@ VTCoTo : nguyên văn tiểu mục 6.2 mục 6 phần I Thông tư liên tịch 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP : "Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là "hành hung để tẩu thoát" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản"
Nhiều người không hiểu rõ cụm từ "nhằm chiếm đoạt cho được tài sản", cứ cho rằng nó chỉ có 1 nghĩa là chưa chiếm đoạt được nên phải chiếm đoạt cho được từ đó suy diễn ra rằng chỉ chuyển hóa sang tội cướp tài sản khi nào trước đó chưa chiếm đoạt được tài sản, trong khi pháp luật qui định rõ ràng là "hoặc đã chiếm đoạt được tài sản". Thật ra, cụm từ "nhằm chiếm đoạt cho được tài sản" có có nghĩa là đã chiếm đoạt tài sản được rồi nhưng bị giành lại nên tiếp tục dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người giành lại để chiếm đoạt tài sản bằng được. Và, phải nghiên cứu "Bình luận Bộ luật hình sự 1999 phần các tội phạm" của Ông Đinh Văn Quế - Nguyên chánh tòa hình sự TAND tối cao - mới biết đối với những tài sản nhỏ, gọn như điện thoại, dây chuyền, nhẫn, cà rá.... mà người phạm tội đã bỏ gọn vô túi áo, túi quần thì không cần có hành động "giành lại" của nạn nhân, chỉ cần người phạm tội có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để "chiếm đoat cho được tài sản" không để ai có cơ hội giành lại là đã chuyển hóa sang tội cướp tài sản.
Cuối cùng, bạn VTCoTo cho rằng "dơ dao lên dọa cũng được hiểu là hành hung rồi" là hoàn toàn sai, bởi đó mới là "đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc" và tiểu mục 6.1 mục 6 phần I Thông tư liên tịch 02/2001/TTLT đã qui định hành hung là các hành vi chống trả như đánh, chém, bắn, xô ngã....
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557
231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM