Câu 1
Chị H và chị K là bạn thân của nhau làm cùng cơ quan nên khi chị K làm nhà, chị H đã cho chị K vay 100 triệu đồng để xây nhà và thỏa thuận khi nào có điều kiện chị K sẽ trả nợ và không tính lãi. Đến nay, chị K đã làm nhà xong được 1 năm. Con chị H chuẩn bị lấy vợ, chị H cần dùng số tiền nói trên để trang trải chi phí đám cưới vào cuối năm 2018 nên chị H đã gặp chị K đề nghị thu xếp trả số tiền chị H đã cho vay trước khi tổ chức đám cưới. Vậy, việc làm của chị H có phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 không? Vì sao?
Câu 2
Ngày 15/3/2017, chị A đến nhà người quen là chị B chơi. Khi ra về, chị A sơ ý để quên túi xách tại nhà chị B trong đó có 1.800.000 đồng. Ngay sau đó, C là cháu của chị B, dẫn bạn là D, E đến nhà chị B chơi thì phát hiện túi xách của chị A để quên có tiền, C, D, E đã cùng nhau thỏa thuận lấy hết số tiền đó để đi chơi và đã tiêu hết số tiền này.
Sau khi biết tin, chị A đã yêu cầu C, D, E phải trả lại tiền cho mình. Theo thỏa thuận, C, D, E sẽ phải trả 1.800.000 đồng cho chị A vào ngày 25/4/2017 tại nhà chị B (mỗi người phải trả 600.000 đồng). Tuy nhiên, đến ngày 25/4/2017, mới chỉ có D trả 600.000 đồng cho chị A, còn C và E vẫn chưa trả tiền. Do nể tình C là cháu của chị B, chị A không yêu cầu C phải trả tiền cho mình và yêu cầu D phải thay E trả cho mình 600.000 đồng là phần nghĩa vụ của E.
Bằng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, anh (chị) hãy:
1. Xác định quan hệ dân sự giữa chị A với C, D và E? Căn cứ nào phát sinh quan hệ dân sự đó và trách nhiệm thực hiện quan hệ dân sự trong trường hợp này?
2. Việc chị A không yêu cầu C phải trả tiền cho mình và yêu cầu D phải thay E thực hiện phần nghĩa vụ của E có phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 không? Vì sao? Giữa D và E có phát sinh quan hệ dân sự nào không? Tại sao?
Xin cảm ơn nhiều!