Trợ giúp đáp án cuộc thi tìm hiểu Luật Dân sự 2015

Chủ đề   RSS   
  • #465456 24/08/2017

    nguyenthimynhan

    Female
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trợ giúp đáp án cuộc thi tìm hiểu Luật Dân sự 2015

    Câu 1

    Chị H và chị K là bạn thân của nhau làm cùng cơ quan nên khi chị K làm nhà, chị H  đã cho chị K vay 100 triệu đồng để xây nhà và thỏa thuận khi nào có điều kiện chị K sẽ trả nợ và không tính lãi. Đến nay, chị K đã làm nhà xong được 1 năm. Con chị H chuẩn bị lấy vợ, chị H cần dùng số tiền nói trên để trang trải chi phí đám cưới vào cuối năm 2018 nên chị H đã gặp chị K đề nghị thu xếp trả số tiền chị H đã cho vay trước khi tổ chức đám cưới. Vậy, việc làm của chị H có phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 không? Vì sao?  

    Câu 2

    Ngày 15/3/2017, chị A đến nhà người quen là chị B chơi. Khi ra về, chị A sơ ý để quên túi xách tại nhà chị B trong đó có 1.800.000 đồng. Ngay sau đó, C là cháu của chị B, dẫn bạn là D, E đến nhà chị B chơi thì phát hiện túi xách của chị A để quên có tiền, C, D, E đã cùng nhau thỏa thuận lấy hết số tiền đó để đi chơi và đã tiêu hết số tiền này.

    Sau khi biết tin, chị A đã yêu cầu C, D, E phải trả lại tiền cho mình. Theo thỏa thuận, C, D, E sẽ phải trả 1.800.000 đồng cho chị A vào ngày 25/4/2017 tại nhà chị B (mỗi người phải trả 600.000 đồng). Tuy nhiên, đến ngày 25/4/2017, mới chỉ có D trả 600.000 đồng cho chị A, còn C và E vẫn chưa trả tiền. Do nể tình C là cháu của chị B, chị A không yêu cầu C phải trả tiền cho mình và yêu cầu D phải thay E trả cho mình 600.000 đồng là phần nghĩa vụ của E.

    Bằng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, anh (chị) hãy:

    1. Xác định quan hệ dân sự giữa chị A với C, D và E? Căn cứ nào phát sinh quan hệ dân sự đó và trách nhiệm thực hiện quan hệ dân sự trong trường hợp này?

    2. Việc chị A không yêu cầu C phải trả tiền cho mình và yêu cầu D phải thay E thực hiện phần nghĩa vụ của E có phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 không? Vì sao? Giữa D và E có phát sinh quan hệ dân sự nào không? Tại sao? 

    Xin cảm ơn nhiều!

     
    9692 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #465479   24/08/2017

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (545)
    Số điểm: 4441
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần


    Chào bạn! Tôi xin ý kiến hỗ trợ để bạn tham khảo nhé.

    Câu 1.  Việc làm của chị H đề nghị chị K thu xếp để trả nợ là phù hợp với pháp luật Dân sự.

    Bởi vì căn cứ vào khoản 1 Điều 469 BLDS 2015:

    1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     Chị H không đòi ngay mà đề nghị chị K thu xếp cũng xem như là đã có một khoảng thời gian hợp l để chị K trả nợ.

    Câu 2.

    1. Quan hệ dân sự giữa chị A và C, D, E là quan hệ giữa một bên có quyền và một bên có nghĩa vụ. Căn cứ  phát sinh quan hệ này là việc C, D, E chiếm hữu, sử dụng tài sản của chị A trái pháp luật và đã chấp nhận trả lại tài sản đó. Trách nhiệm trong quan hệ dân sự này là trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ liên đới.

    2. Việc chị A không yêu cầu C phải trả tiền cho mình và yêu cầu D phải thay E thực hiện phần nghĩa vụ của E là có căn cứ và phù hợp với pháp luật Dân sự. Bởi vì chị A có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ liên đới cho một người trong số họ, những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện nghĩa vụ của mình đối với chị A, căn cứ tại khoản 4 Điều 288 BLDS 2015.

    Giữa C và E lại phát sinh quan hệ nghĩa vụ. Bời vì căn cứ vào khoảng 2 Điều 288 thì C được chị A chỉ định trả tiền và C phải có nghĩa vụ trả, sau đó C có quyền yêu cầu E thực hiện nghĩa vụ trả phần tiền mà đáng lý ra E phải trả lại cho mình.

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #468770   26/09/2017

    htdat29
    htdat29

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 30 lần


    lawyerinthefuture viết:

    Chào bạn! Tôi xin ý kiến hỗ trợ để bạn tham khảo nhé.

    Câu 1.  Việc làm của chị H đề nghị chị K thu xếp để trả nợ là phù hợp với pháp luật Dân sự.

    Bởi vì căn cứ vào khoản 1 Điều 469 BLDS 2015:

    1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     Chị H không đòi ngay mà đề nghị chị K thu xếp cũng xem như là đã có một khoảng thời gian hợp l để chị K trả nợ.

    Câu 2.

    1. Quan hệ dân sự giữa chị A và C, D, E là quan hệ giữa một bên có quyền và một bên có nghĩa vụ. Căn cứ  phát sinh quan hệ này là việc C, D, E chiếm hữu, sử dụng tài sản của chị A trái pháp luật và đã chấp nhận trả lại tài sản đó. Trách nhiệm trong quan hệ dân sự này là trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ liên đới.

    2. Việc chị A không yêu cầu C phải trả tiền cho mình và yêu cầu D phải thay E thực hiện phần nghĩa vụ của E là có căn cứ và phù hợp với pháp luật Dân sự. Bởi vì chị A có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ liên đới cho một người trong số họ, những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện nghĩa vụ của mình đối với chị A, căn cứ tại khoản 4 Điều 288 BLDS 2015.

    Giữa C và E lại phát sinh quan hệ nghĩa vụ. Bời vì căn cứ vào khoảng 2 Điều 288 thì C được chị A chỉ định trả tiền và C phải có nghĩa vụ trả, sau đó C có quyền yêu cầu E thực hiện nghĩa vụ trả phần tiền mà đáng lý ra E phải trả lại cho mình.

     

    lawyerinthefuture viết:

     

    Chào bạn! Tôi xin ý kiến hỗ trợ để bạn tham khảo nhé.

    Câu 1.  Việc làm của chị H đề nghị chị K thu xếp để trả nợ là phù hợp với pháp luật Dân sự.

    Bởi vì căn cứ vào khoản 1 Điều 469 BLDS 2015:

    1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     Chị H không đòi ngay mà đề nghị chị K thu xếp cũng xem như là đã có một khoảng thời gian hợp l để chị K trả nợ.

    Câu 2.

    1. Quan hệ dân sự giữa chị A và C, D, E là quan hệ giữa một bên có quyền và một bên có nghĩa vụ. Căn cứ  phát sinh quan hệ này là việc C, D, E chiếm hữu, sử dụng tài sản của chị A trái pháp luật và đã chấp nhận trả lại tài sản đó. Trách nhiệm trong quan hệ dân sự này là trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ liên đới.

    2. Việc chị A không yêu cầu C phải trả tiền cho mình và yêu cầu D phải thay E thực hiện phần nghĩa vụ của E là có căn cứ và phù hợp với pháp luật Dân sự. Bởi vì chị A có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ liên đới cho một người trong số họ, những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện nghĩa vụ của mình đối với chị A, căn cứ tại khoản 4 Điều 288 BLDS 2015.

    Giữa C và E lại phát sinh quan hệ nghĩa vụ. Bời vì căn cứ vào khoảng 2 Điều 288 thì C được chị A chỉ định trả tiền và C phải có nghĩa vụ trả, sau đó C có quyền yêu cầu E thực hiện nghĩa vụ trả phần tiền mà đáng lý ra E phải trả lại cho mình.

     

     

    Giữa C và E lại phát sinh quan hệ nghĩa vụ. Bời vì căn cứ vào khoảng 2 Điều 288 thì C được chị A chỉ định trả tiền và C phải có nghĩa vụ trả, sau đó C có quyền yêu cầu E thực hiện nghĩa vụ trả phần tiền mà đáng lý ra E phải trả lại cho mình.

    Hình như bạn nhầm chủ thể!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #468741   25/09/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    - Theo quy định Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

     “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

    Trường hợp này giữa H và K mặc dù không lập thành văn bản và không công chứng tuy nhiên theo quy định trên thì hộp đồng vay tài sản không bắt buộc phải lập thành văn bản và công chứng do đó đây được xem là hợp dồng vay và không kỳ hạn (không thỏa thuận về thời gian trả nợ).

    - Điều 469 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn như sau:

    “Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn

     

    1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.”

    Như vậy, giữa chị H và K không thỏa thuận về lãi suất do đó được xem là hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi do đó, bên cho vay (tức chị H) có quyền đòi nợ bất cứ lúc nào và chị H cũng đảm bảo đã báo cho chị K trước một khoảng thời gian hợp lý. Do đó, việc chị H đề nghị chị K trả khoản tiền đã cho vay là phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự 2015.

     
    Báo quản trị |