Trợ cấp mất việc hay trợ cấp thôi việc?

Chủ đề   RSS   
  • #378165 08/04/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Trợ cấp mất việc hay trợ cấp thôi việc?

    Khái niệm trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc được sử dụng trong Bộ luật lao động từ năm 1994. Đến nay cũng khá lâu, nhưng nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về 2 khái niệm này. Vậy làm sao để phân biệt được trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc?

    Tiêu chí

    Trợ cấp mất việc

    Trợ cấp thôi việc

    Người sử dụng lao động chi trả cho người lao động trong trường hợp

    - Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế làm ảnh hưởng đến việc làm của NLĐ.

    - Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

    - Hết hạn HĐLĐ, trừ trường hợp NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn HĐLĐ thì được gia hạn HĐLĐ đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.

    - Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ.

    - Hai bên thoả thuận chấm dứt HĐLĐ.

    - NLĐ bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

    - NLĐ chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

    - NSDLĐ là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    - NLĐ làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng  đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp sau:

    + Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong HĐLĐ.

    + Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐLĐ.

    + Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động.

    + Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.

    + Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước.

    + Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

    + NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn và 1/4 thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    Đồng thời, NLĐ phải báo trước cho NSDLĐ ít nhất 3 ngày làm việc hoặc 30 ngày, 45 ngày tùy từng trường hợp.

    - NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp:

    +  NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ.

    + NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với NLĐ làm theo HĐLĐ xác định thời hạn và quá nửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    + Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định  pháp luật, mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

    + NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.

    Đồng thời, NSDLĐ phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc, 30 ngày, 45 ngày tùy từng trường hợp.

    + NSDLĐ cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Điều kiện để hưởng trợ cấp

    NLĐ đã làm việc thường xuyên cho NSDLĐ từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm trong các trường hợp trên, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

    NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

    Thời gian tính trợ cấp

    Tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc.

    Tiền lương để tính trợ cấp

    Tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc/mất việc làm.

    (Căn cứ theo Bộ luật lao động 2012)

    Từ bảng phân biệt trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc, nhận thấy một điều rằng nếu bạn mất việc vì lý do công ty thay đổi cơ cấu, công nghệ hay lý do kinh tế hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì bạn sẽ được hưởng cả trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc?

     
    33681 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #378183   08/04/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Đúng đó bạn!

    Vì tại khoản 1 Điều 48 Luật lao động 2012 có quy định trường hợp chấm dứt HĐLĐ do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc hợp nhất, chia, tách, sáp nhập sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc. Và các trường hợp này cũng sẽ được hưởng trợ cấp mất việc theo quy định tại Điều 49. Đây là điểm có lợi cho người lao động và điểm tiến bộ của luật lao động năm 2012.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    ThucNguyenHuu (24/04/2015) nguyendung250351 (28/04/2015) WWFVN (23/10/2017)
  • #378197   08/04/2015

    letrongthem
    letrongthem

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2010
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 31 lần


    Chào bạn nguyenanh1292,

    Từ bảng phân biệt trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc, nhận thấy một điều rằng nếu bạn mất việc vì lý do công ty thay đổi cơ cấu, công nghệ hay lý do kinh tế hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì bạn sẽ được hưởng cả trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc?

    [Letrongthem: trường hợp này chỉ phải trả trợ cấp mất việc làm theo Điều 49 BLLĐ thôi bạn nhé. BLLĐ 2012 có một lỗi kỹ thuật lập pháp ở Khoản 10, Điều 36 và các Điều 48, 49 nhé bạn. Sau này Khoản 1 và 2 Điều 14 của NĐ 05/2015 đã làm rõ vấn đề này rồi.

    Trước NĐ 05/2015, thì BLĐTBXH cũng có nêu vấn đề này rồi. Bạn vui lòng xem thêm công văn dưới đây  nhé.


    BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Số: 4268/LĐTBXH-LĐTL
    V/v giải quyết chế độ cho người lao động

    Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2014

     

    Kính gửi:

    Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ Việt Nam
    (Tầng 7, tòa nhà Sun City, 13 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội)

     

    Trả lời công văn ngày 29/8/2014 của Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ Việt Nam về việc giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

    1. Theo quy định tại Khoản 10 Điều 36 và Khoản 1 Điều 48 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

    2. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động khi người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế theo Điều 44 hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã theo Điều 45 của Bộ luật Lao động.

    Căn cứ quy định nêu trên thì cùng nội dung quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật Lao động được quy định hai chế độ giải quyết khác nhau (trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm), gây khó khăn cho việc thực hiện pháp luật lao động. Để giải quyết vấn đề này, sau khi có Báo cáo số 112/BC-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về vướng mắc trong thi hành một số điều, khoản trong Bộ luật Lao động năm 2012, ngày 13/8/2014, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có công văn số 716/UBTVQH13-CVĐXH, trong đó nêu rõ việc Chính phủ hướng dẫn người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã được nhận trợ cấp mất việc làm là phù hợp với Điều 49 của Bộ luật Lao động.

    Vì vậy, trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động.

    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ Việt Nam biết và thực hiện./.

     

     

    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - TT. Phạm Minh Huân (để b/c);
    - Thanh tra Bộ (bộ phận 1 cửa);
    - Lưu VT, Vụ LĐTL.

    TL. BỘ TRƯỞNG
    VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG




    Tống Thị Minh

     

    Lê Trọng Thêm. Website: http://luatsuletrongthem.com/

    Đóng góp hết sức mình vì một xã hội văn minh hành xử theo luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn letrongthem vì bài viết hữu ích
    dieptv_ls (21/05/2020)
  • #378407   10/04/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Chào bạn letrongthem!

    Theo mình nghĩ nếu đã quy định trong Bộ luật và điều này đã rõ ràng thì nên thực hiện chứ không nên "chữa cháy" bằng nghị định (về bản chất Nghị định chỉ hướng dẫn thi hành những điều luật chưa rõ trong Luật hoặc Bộ luật). 

    Luật lao động năm 2012 quy định:

    "Điều 48. Trợ cấp thôi việc

    1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. 
    ..."
     
    Giờ Nghị định 05/2015/NĐ-CP lại hướng dẫn:
     
    "Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
    1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.
    ..."
     
    Như vậy rõ ràng Nghị định đã "phủ định" khoản 10 Điều 36 Luật lao động và điều này hoàn toàn trái với tinh thần lập pháp và vi phạm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008.
     
    Xét về mặt lập pháp thì nếu Luật do QH ban hành, nếu có sai sót thì QH phải điều chỉnh lại chứ không để chính phủ "qua mặt" như vậy. Do đó nếu xét về giá trị thực thi của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn về trợ cấp thôi việc thì nội dung này không có hiệu lực và không có giá trị áp dụng. Tôi tin chắc rằng khi có tranh chấp phát sinh thì Toà án không thể căn cứ vào Nghị định 05 mà "cắt" bớt phần trợ cấp thôi việc của người lao động vì điều này đã được quy định rõ ràng trong Luật.
     
    Vài dòng trao đổi với bạn!
     
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    ThucNguyenHuu (24/04/2015)
  • #378485   10/04/2015

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Chào bạn khoathads.

    Tôi đồng cảm với quan điểm của bạn ở chỗ đáng lẽ phải có đính chính hoặc sửa đổi khoản 10 điều 36 BLLĐ (chia thành 2 khoản riêng biệt). Chứ "chữa cháy" kiểu này là không hợp pháp.

    Còn nếu nghĩ rằng một lý do mà được hưởng cả 2 chế độ thì chắc là Quốc hội không có ý định như vậy đâu bạn à (quan điểm của tôi là vậy).

     
    Báo quản trị |  
  • #378513   10/04/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Theo tôi thì với nội dung hiện tại của BLLĐ thì NLĐ không thể nhận cả 2 loại trợ cấp cùng lúc. Căn cứ nằm ở điều 49

    Điều 49. Trợ cấp mất việc làm

    ...2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #378553   11/04/2015

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    ntdieu viết:

    Theo tôi thì với nội dung hiện tại của BLLĐ thì NLĐ không thể nhận cả 2 loại trợ cấp cùng lúc. Căn cứ nằm ở điều 49

    Điều 49. Trợ cấp mất việc làm

    ...2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

    Theo tôi quy định này là để áp dụng cho trường hợp NLĐ đã nghỉ việc, đã nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc, sau đó lại quay lại làm việc cho chính NSDLĐ đó, rồi lại nghỉ việc, thì lần nhận trợ cấp thôi việc hoặc mất việc lần này không tính thời gian làm việc đã nhận trợ cấp lần trước (trợ cấp thôi việc hoặc mất việc).

    Đọc kỹ Bộ Luật thì tôi thấy một vài chỗ vẫn dùng từ "thôi việc" chung cho cả thôi việc hoặc mất việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #378557   11/04/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Bạn RIA1 nói chí phải, hồi đầu đọc Luật mà trong đó cứ nói cho thôi việc vì lý do công ty thay đổi cơ cấu, công nghệ hay lý do kinh tế mình cũng nghĩ sẽ hưởng trợ cấp thôi việc, cách dùng từ trong các câu này khiến không ít người nhầm lẫn khi mới đọc qua. 

     
    Báo quản trị |  
  • #378627   11/04/2015

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào các bạn!

    Vấn đề này trước đây tôi cũng đã từng đặt vấn đề tại bài viết Trợ cấp thôi việc - Trợ cấp mất việc trên Blog Pháp luật cho mọi người và tôi cũng đã cập nhật bài viết khi có quy định hướng dẫn tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP. Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây

    Thân!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    dohuuloi (06/05/2015)
  • #378632   11/04/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chào bạn QuyetQuyen945,

    Khi nghiên cứu về vấn đề này, mình cũng từng đọc bài viết của bạn, nhưng ý kiến của mình cũng giống của bạn khoathads. Nghị định được ban hành chỉ nhằm mục đích hướng dẫn và làm rõ hơn quy định của Luật. Việc Nghị định này ban hành liệu có trái với quy định pháp luật. Điều này đáng lẽ ra nên có sự đính chính sửa đổi trực tiếp Luật chứ không phải là ban hành Nghị định để “chữa cháy”.

     
    Báo quản trị |  
  • #378635   11/04/2015

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


     

    nguyenanh1292 viết:

     

    Chào bạn QuyetQuyen945,

    Khi nghiên cứu về vấn đề này, mình cũng từng đọc bài viết của bạn, nhưng ý kiến của mình cũng giống của bạn khoathads. Nghị định được ban hành chỉ nhằm mục đích hướng dẫn và làm rõ hơn quy định của Luật. Việc Nghị định này ban hành liệu có trái với quy định pháp luật. Điều này đáng lẽ ra nên có sự đính chính sửa đổi trực tiếp Luật chứ không phải là ban hành Nghị định để “chữa cháy”.

     

     

    Về mặt xây dựng văn bản pháp luật, kỹ thuật lập pháp thì đồng ý với ý kiến của bạn. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật của Việt Nam thì những điều này luôn xảy ra, cơ bản là cái nào hợp lý sẽ được ưu tiên áp dụng để giải quyết.

    Trân trọng!

    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 11/04/2015 04:05:32 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #380725   24/04/2015

    "NLĐ đã làm việc thường xuyên cho NSDLĐ từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm trong các trường hợp trên, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương"

    Mọi người cho em hỏi như vậy là thế nào ah???

     

     
    Báo quản trị |  
  • #380730   24/04/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chào bạn namhuong88,

    Chỗ bạn hỏi có nghĩa là nếu bạn thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp mất việc mà tính từ thời điểm bạn bắt đầu làm việc đến thời điểm bạn nghỉ là 1 năm 4 tháng, lúc này theo cách tính “mỗi năm làm việc được 01 tháng lương” thì bạn chỉ nhận được hơn 01 tháng lương nhưng chưa tới mức được 02 tháng lương. Để hỗ trợ NLĐ trong trường hợp này, Nhà nước quy định trường hợp này bạn được nhận trợ cấp mất việc là 02 tháng lương. Đây là mức tối thiểu.

    .

     

     

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 24/04/2015 02:16:45 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #380756   24/04/2015

    ThucNguyenHuu
    ThucNguyenHuu

    Male
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2013
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 260
    Cảm ơn: 31
    Được cảm ơn 10 lần


    Chào mọi người!

    Theo tôi thì mất việc là do nguyên nhân khách quan nên người lao động được hưởng nhiều hơn là phải.

    Còn thôi việc là do ý chí chủ quan của 1 trong 2 phía (người sử dụng lao động hoặc người lao động) nên tùy trường hợp mà người lao động có thể được hưởng trợ cấp theo điều kiện mà mình được hưởng.

    Còn chấm dứt đơn phương cũng giống như yêu đơn phương, thường thì phần thiệt nghiêng về đối tượng chủ động yêu!

    Trích dẫn:" Từ bảng phân biệt trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc, nhận thấy một điều rằng nếu bạn mất việc vì lý do công ty thay đổi cơ cấu, công nghệ hay lý do kinh tế hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì bạn sẽ được hưởng cả trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc?"

    Câu này theo tôi thì bạn được hưởng trợ cấp mất việc và không được hưởng trợ cấp thôi việc./. 

     
    Báo quản trị |  
  • #380795   24/04/2015

    Thấy các bạn bàn luận khá sôi nổi về trợ cấp thôi việc tôi có 1 vấn đề liên quan đến trợ cấp thôi việc mong được các bạn cho ý kiến đóng góp.

    Cơ quan tôi là một đơn vị sự nghiệp của nhà nước (ngành y tế). Tháng 01/2009, cơ quan tôi tiếp nhận 1 viên chức chuyển công tác đến từ quân đội chuyển ngành (thời gian công tác trong quân đội là 25 năm). Đến năm 2015, viên chức này xin thôi việc và được cơ quan đồng ý cho thôi việc. Đối với trường hợp này cơ quan tôi có phải trả trợ cấp thôi việc cho viên chứ này không? có phải trả trợ cấp thôi việc trong suốt thời gian công tác trong quân đội không?

    Thanks.
     

     
    Báo quản trị |  
  • #382333   08/05/2015

    Cho tôi hỏi trường hợp người lao động đã đóng BH Thất Ngiệp rồi thì có được trợ cấp mất việc không, vi tôi thấy trong luật ghi rõ là:

    Thời gian tính trợ cấp

    Tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #382392   08/05/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Tất nhiên câu trả lời là không được. Luật đã ghi rõ ràng như vậy rồi mà.

     
    Báo quản trị |  
  • #450439   27/03/2017

    bqhlawyer
    bqhlawyer

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2010
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1 lần


    Mình thấy luật lao động mới không có lợi cho người lao động, vì để xin được bảo hiểm thất nghiệp vô cùng phức tạp và hầu như không thực hiện được. Như hồi trước cứ nghỉ việc là có thể yêu cầu trợ cấp thôi việc thì tốt hơn, sẽ khuyến khích người lao động nghỉ việc đúng trình tự theo quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #450501   27/03/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Xin được bảo hiểm thất nghiệp vô cùng phức tạp thì tạm cho là đúng, còn "hầu như không thực hiện được" thì xin phép không đồng ý.

     
    Báo quản trị |