Trình tự, thủ tục thay đổi thông tin Căn cước công dân của người đại diện theo quy định pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #603114 08/06/2023

    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (329)
    Số điểm: 3103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Trình tự, thủ tục thay đổi thông tin Căn cước công dân của người đại diện theo quy định pháp luật

    Thời gian vừa qua, phần lớn người dân đang thực hiện thủ tục thay đổi từ Chứng minh nhân dân (CMND), Căn cước công dân (CCCD) sang Căn cước công dân gắn chíp. Việc thay đổi này có thể làm thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy, khi có thay đổi, Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục như thế nào và cần hồ sơ gì? Trường hợp không thực hiện có bị xử phạt hay không?

    1. Thủ tục cập nhật thông tin CCCD đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:

    Căn cứ tại các Điều 30, Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 63 Nghị định 01/2021/NĐ-CP (hướng dẫn Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020),

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin CCCD của người đại diện theo pháp luật.

    Hồ sơ bao gồm:

    - Mẫu thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo mẫu tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT

    - Bản sao có công chứng CCCD đã thay đổi của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó.

    - Giấy uỷ quyền trong trường hợp người đi nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

    Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới;

    - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

    - Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

    Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

    - Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    - Thời hạn thông báo công khai thông tin thay đổi liên liên quan đến doanh nghiệp là 30 ngày kể từ ngày được công khai.

    2. Nếu Doanh nghiệp không thực hiện thủ tục thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì sẽ bị phạt như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:

    - Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày.

    - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 30 ngày.

    - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 90 ngày.

    - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

    - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

    - Biện pháp khắc phục hậu quả:

    + Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa đăng ký thay đổi theo quy định;

    + Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.”

    Theo đó, trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thay đổi sáng Căn cước công dân gắn chip thì bắt buộc phải đăng ký thay đổi, nếu không thực hiện thì bị xử phạt theo quy định.

    Lưu ý: Chỉ bắt buộc thay đổi khi người đại diện theo pháp luật có thay đổi về số CCCD. Nếu người đại diện theo pháp luật không thực hiện đổi CMND, CCCD 9 số sang CCCD gắn chíp thì không cần thực hiện thủ tục thay đổi này.

     

     
    2313 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận