Trình tự cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #615194 14/08/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 27652
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 575 lần


    Trình tự cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?

    Trình tự cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào? Đại biểu Quốc hội cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Đại biểu quốc hội có trách nhiệm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

    (1) Trình tự cho thôi làm đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 44 Nghị quyết 71/2022/QH15 có quy định về trình tự quyết định cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội như sau:

    - Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

    - Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận, đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội có quyền phát biểu ý kiến.

    - Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.

    - Quốc hội cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.

    - Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.

    - Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

    - Quốc hội thảo luận.

    - Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.

    - Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

    Theo đó, hiện nay, việc cho thôi làm nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội được thực hiện theo trình tự bao gồm 09 bước như đã nêu trên.

    (2) Đại biểu Quốc hội cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

    Căn cứ Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 có quy định về tiêu chuẩn của Đại biểu Quốc hội như sau:

    - Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

    - Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

    - Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

    - Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

    - Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

    - Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

    Theo đó, hiện nay, đại biểu Quốc hội cần đáp ứng được những tiêu chuẩn như đã nêu trên.

    (3) Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm gì?

    Căn cứ Điều 3 Nghị quyết 71/2022/QH15 có quy định về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội như sau:

    - Tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Quốc hội, tập trung nghiên cứu, tham gia thảo luận, góp ý kiến vào các nội dung của kỳ họp Quốc hội và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.

    - Trường hợp không thể tham dự kỳ họp Quốc hội,phiên họp theo chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua thì có trách nhiệm như sau:

    + Báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội nếu vắng mặt từ 02 ngày làm việc trở xuống trong cả kỳ họp Quốc hội.

    + Báo cáo bằng văn bản, có nêu rõ lý do đến Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định nếu không thể tham dự kỳ họp Quốc hội hoặc vắng mặt tổng số trên 02 ngày làm việc trong cả kỳ họp Quốc hội.

    Trường hợp vắng mặt vì lý do sức khỏe hoặc lý do bất khả kháng thì đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội.

    - Trường hợp vắng mặt để thực hiện nhiệm vụ của kỳ họp Quốc hội theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội thì đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội.

    Danh sách đại biểu không thể dự kỳ họp Quốc hội, vắng mặt tại phiên họp nêu trên được ghi vào biên bản phiên họp, biên bản kỳ họp Quốc hội.

    - Trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin về kỳ họp Quốc hội phải bảo đảm chính xác, khách quan; không tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước, nội dung các phiên họp kín của Quốc hội.

    - Có trách nhiệm sử dụng, bảo quản tài liệu của kỳ họp Quốc hội theo quy định của pháp luật; trả lại tài liệu cần thu hồi theo yêu cầu; sử dụng, bảo quản huy hiệu đại biểu Quốc hội, thẻ đại biểu Quốc hội, trang thiết bị được trang cấp theo quy định.

    Theo đó, đại biểu Quốc hội hiện nay có những trách nhiệm như đã nêu trên.

     
    118 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận