TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI 1 MÌNH QUA ĐƯỜNG GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG

Chủ đề   RSS   
  • #403609 22/10/2015

    thanhtu1998

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI 1 MÌNH QUA ĐƯỜNG GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG

    CHIỀU NGÀY 20/10/2015, Tôi và ba tôi đang lưu thông trong đường nông thôn với vận tốc 30-40 km/h đúng phần đường quy định không có nồng độ cồn thì bất ngờ có 1 bé trai dưới 6 tuổi chạy ra đường ngay đầu xe dù đã cố thắng phanh làm 2 cha con ngã, ba tôi bị đứt ngón tay phải cắt bỏ 1 đốt còn đứa bé bị chảy máu đầu tôi thì không sao, trẻ dưới 6 tuổi mà chạy qua đường không có người lớn, như vậy ba tôi có bồi thường cho đứa bé không???

     
    10152 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #411064   25/12/2015

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    thanhtu1998 viết:

    CHIỀU NGÀY 20/10/2015, Tôi và ba tôi đang lưu thông trong đường nông thôn với vận tốc 30-40 km/h đúng phần đường quy định không có nồng độ cồn thì bất ngờ có 1 bé trai dưới 6 tuổi chạy ra đường ngay đầu xe dù đã cố thắng phanh làm 2 cha con ngã, ba tôi bị đứt ngón tay phải cắt bỏ 1 đốt còn đứa bé bị chảy máu đầu tôi thì không sao, trẻ dưới 6 tuổi mà chạy qua đường không có người lớn, như vậy ba tôi có bồi thường cho đứa bé không???

    Chào bạn!

    Đối với trường hợp bé trai đó đột ngột chạy ra đường mà trước đó ba bạn ko thể quan sát được thì được coi là tình trang bất khả kháng và ba bạn không có lỗi, không phải bồi thường.

    Đối với trường hợp ba bạn đã phát hiện ra bé trai trước đó, có thể lường trước được tình huống bé trai đó sẽ chạy qua đường, có thể có những xử lý trước như giảm tốc độ để an toàn những vẫn chủ quan không giảm tốc độ thì không được coi là tình trạng bất khả kháng, trường hợp này thì ba bạn có lỗi và phải bồi thường tương ứng với phần lỗi của mình.

    Tuy nhiên, Theo quy định của pháp luật thì đối với trẻ em khi qua đường bắt buộc phải có người lớn đi kèm. Do đó, lỗi một phần thuộc về người giám hộ của bị hại.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |