Trẻ em được "chết nhân đạo" ở Bỉ

Chủ đề   RSS   
  • #309454 15/02/2014

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Trẻ em được "chết nhân đạo" ở Bỉ

    “Cái chết nhân đạo” cho trẻ em
     
    Dự luật đã được được thông qua với 86 phiếu thuận, 44 phiếu phản đối và 12 phiếu trắng và hiện chỉ còn chờ nhà Vua ký lệnh ban hành đạo luật. Nếu được chấp thuận, Bỉ sẽ trở thành nước đầu tiên trên thế giới không giới hạn tuổi đối với “cái chết nhân đạo”.
     
    Luật được áp dụng cho đối tượng là trẻ em bị các bệnh nan y giai đoạn cuối, những người đang phải chịu sự đau đớn của bệnh tật, nếu có sự đồng ý của cha mẹ.
     
    Bỉ đã hợp pháp hóa luật “cái chết nhân đạo”cho người lớn cách đây 12 năm. Theo luật Bỉ vừa được thông qua, những trẻ em bị bệnh giai đoạn cuối, đối mặt “với sự đau đớn về thể xác không thể chịu nổi”, và liên tục yêu cầu được chết, thì mới được các bác sỹ xem xét thực hiện “cái chết nhân đạo”.
     
    Bố mẹ, các bác sỹ và các nhà tâm lý cũng sẽ phải đồng thuận trước khi quyết định được đưa ra.
     
    Làn sóng phản đối của dư luận
     
    Tại Bỉ, những thay đổi về luật thường được đưa ra lấy ý kiến người dân trong những cuộc thăm dò dân ý. Thời gian qua, đạo luật này cũng vấp phải sự phản đối của nhiều người dân, các bác sĩ, lãnh đạo nhà thờ, những người cho rằng luật này là vô đạo đức, là “vô nhân đạo”.
     
    Nhiều ý kiến cho rằng dự luật có những chỗ bất hợp lý vì trẻ em dễ bị tổn thương và chúng không thể tự đưa ra một quyết định khó khăn như vậy khi tinh thần không còn tỉnh táo.
     
    Người dân Bỉ phản đối lại đạo luật trên
     
    Sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc hôm 13/2, một người đàn ông trong thư viện công cộng Quốc hội Bỉ phẫn nộ hét lên bằng tiếng Pháp: “Quân giết người”. Còn lãnh đạo giáo hội nước này thì cho rằng luật pháp Bỉ “vô đạo đức” khi đưa ra những quyết định thiếu suy nghĩ như vậy.
     
    "Những luật khác quy định thanh thiếu niên không thể đưa ra quyết định quan trọng về các vấn đề kinh tế, tình cảm, nhưng đột nhiên họ lại có thể quyết định một người nào đó có thể giúp họ chết" - Đức Tổng giám mục Brussels Andre Joseph Leonard, người đứng đầu Giáo hội Công giáo tại Bỉ nói trong một bài thuyết giảng tại lễ cầu nguyện.
     
    Theo Đất Việt
     
    7671 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #310412   21/02/2014

    tonyhau
    tonyhau

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2013
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Đạo luật này có hay chăng là một sự giải thoát ?

     
    Báo quản trị |  
  • #337636   07/08/2014

    thainguyen007
    thainguyen007

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/03/2014
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Đồng ý là có tính giải thoát nhưng nó có thể dẫn đến tình trạng "giết người một cách hợp pháp" nếu không được kiểm soát chặc chẽ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #337745   08/08/2014

    Hongduong123
    Hongduong123

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/07/2014
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 695
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1 lần


    Những em được gia đình đồng ý giải thoát sẽ cảm thấy rất tủi thân

     
    Báo quản trị |  
  • #346886   26/09/2014

    tranhuuhanh1307
    tranhuuhanh1307

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/09/2014
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Đạo luật này có thể nó là giải thoát cho người sống, nhưng họ nghĩ người phải chết sẽ thế nào không, khi những ngươi đó muốn được bên cạnh người thân dù có đau đớn đến đâu

     
    Báo quản trị |  
  • #348124   03/10/2014

    hoangtinle
    hoangtinle

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/10/2014
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    người sống thì sẽ bớt đi gánh nặng, nhưng tinh thần không hề thanh thản, người bị cướp đi mạng sống làm sao gọi là cái chết nhân đạp được!

    Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Hàng Hải - Mecom là nhà nhập khẩu và phân phối BỘ ĐÀM được sản xuất bởi các hãng nổi tiếng trên thê giới như YAESU - YANTON - VERTEX

    Bộ đàm cầm tay đường bộ - bộ đàm chống cháy nổ - bộ đàm chuyên dụng hàng không web: http://www.giabodam.vn/

     
    Báo quản trị |  
  • #348285   04/10/2014

    minhtrung2809
    minhtrung2809

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2011
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 710
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 21 lần


    Minh nghĩ không tiêu cực vậy đâu. Một số bệnh nhân họ sẽ rất đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần. Nên "cái chết nhân đạo", nên chăng là tuyên truyền rộng rãi tại các bệnh viện về đạo luật này. Và có sẫn mẫu xin được chết, để chính bệnh nhân nào còn đủ suy nghĩ lý trí tự đến điền và gởi đơn cho bệnh viện. Như thế người thân và bệnh nhân đều có thể giải thoát tinh thân lẫn thể xác cho nhau ở một khía cạnh nào đó.

    "Đến với nhau là bước khởi đầu, ở bên nhau là một quá trình, làm việc với nhau là một sự thành công"

     
    Báo quản trị |  
  • #574379   31/07/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Theo thông tin mình đọc được, đạo luật trên ở Bỉ ban hành quy định  mọi trẻ em mắc bệnh đều có quyền yêu cầu biện pháp trợ tử, nhưng bác sĩ chỉ trợ tử nếu bệnh nhi cận kề cái chết, các nhà tâm, bác sĩ và chuyên gia y tế sẽ tiếp tục kiểm chứng hồ sơ bệnh án và xác định trẻ em đủ trưởng thành để hiểu ý nghĩa của cái chết êm ái hay không và bác sĩ chỉ trợ tử nếu cha, mẹ của bệnh nhi đồng ý.

     
    Báo quản trị |  
  • #574396   01/08/2021

    nghiacsg@gmail.com
    nghiacsg@gmail.com

    Sơ sinh


    Tham gia:Cách đây vài giây
    Tổng số bài viết (0)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi nghĩ đây không là vấn đề đạo đức hay giải thoát. Tôi nghĩ những căn bệnh có thể được chữa trị trong tương lai, nếu một ngày nào đó khoa học sẽ phát minh ra các phương pháp chữa trị. Nhưng nếu ngay từ lúc bắt đầu đã "chết nhân đạo" thì các nhà khoa học không còn động lực để tạo ra sự đột phá nữa vì đằng nào cũng bị/được cho chết rồi cần gì phải động não.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nghiacsg@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/08/2021)
  • #574931   30/08/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Trong nhiều trường hợp, cái chết nhân đạo là kết thúc nhẹ nhàng cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, phải chịu nỗi đau kéo dài nhưng không thể cứu chữa. Tuy nhiên, việc can thiệp để chấm dứt sự sống của người khác, dù ở phương diện nào cũng khó chấp nhận được, đặc biệt ở Việt Nam.

     
    Báo quản trị |  
  • #575840   29/09/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Trẻ em được "chết nhân đạo" ở Bỉ

    Theo quan điểm của mình thì việc phản đối là hợp lý. Không 1 trẻ em nào có thể có tư duy, suy nghĩ như 1 người trưởng thành để có thể đánh giá giá trị mạng sống, hay mong muốn được sống của bản thân ở mức nào. Quyền này thậm chí cũng không được trao cho các bậc cha mẹ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #576543   28/10/2021

    Trẻ em được "chết nhân đạo" ở Bỉ

    Đối với pháp luật nước ngoài thì đây không phải lần đầu tiên tôi nghe thấy khái niệm cái chết nhân đạo. Nhưng đa số là quy định về chết nhân đạo ở người lớn mà không phải ở trẻ em. Bởi chúng ta đều biết một điều rằng không ai có quyền tước đoạt mạng sống của người khác dù là theo yêu cầu của chính người đó. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng với các bệnh nhân bị bệnh giai đoạn cuối, không có khả năng chữa trị nữa, phải chịu đựng đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần thì theo yêu cầu của bệnh nhân thì các bác sĩ sẽ xem xét để cho người đó được ra đi một cách nhẹ nhàng, không phải chịu đau đớn nữa. Theo quan điểm của tôi, thì khi quy định này được áp dụng đối với người lớn thì nó cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Ở góc độ quan điểm bản thân thì tôi nghĩ đây cũng là quy định có thể được xem xét vì chúng ta không ở trong trường hợp của người bệnh nên không thể hiểu được cảm nhận của họ.  Đôi khi chọn cái chết lại là sự giải thoát cho người bệnh. Tuy nhiên, khi quy định này áp dụng cho trẻ em thì đó lại là vấn đề khác. Đứa trẻ đã đủ nhận thức xem cái chết là thế nào hay không? Có hiểu được hậu quả sau khi đồng ý để được chết nhân đạo không? Vậy trong trường hợp này đó còn được gọi là “ chết nhân đạo” hay không? Thật sự thì quy định này cần phải xem xét thật kỹ hơn nữa trước khi được ban hành.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #587729   17/07/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    Trẻ em được "chết nhân đạo" ở Bỉ

    Cảm ơn bài viết của bạn. Quốc hội Bỉ bỏ phiếu thông qua luật cho phép thực hiện “cái chết nhân đạo” mà không giới hạn độ tuổi đối với trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo. Bỉ là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép thực hiện “cái chết nhân đạo” đối với trẻ em mà không giới hạn độ tuổi.

     

     
    Báo quản trị |