Đó là vụ việc xảy ra tại xã Thiệu Dương, Thanh Hóa.
Theo đó, Hợp tác xã dịch vụ Minh Anh đưa ra yêu cầu người dân phải đóng phí đồng cỏ và thế chấp chăn thả gia súc, gia cầm. Cụ thể:
Phí đồng cỏ thu 100.000 đồng/con/năm; thế chấp tiền chăn thả gia súc, gia cầm thu theo từng mức độ khác nhau. Hộ có 1-3 con trâu, bò thu 300.000 đồng; 3-5 con, thu 500.000; 5-10 con thu 1 triệu và hộ từ 10 con trở lên thu 2 triệu đồng
Nếu người dân không chịu đóng phí thì sẽ không được thả trâu, bò ra đồng và sử dụng các loại máy gặt, máy lồng
Người dân thì phản ánh và không biết quy ước này từ đâu mà có.
Còn phía Hợp tác xã lại đưa ra lập luận rằng
“Kết thúc vụ, chúng tôi sẽ hoàn trả số tiền đã thế chấp nếu không để gia súc phá hoại hoa màu của nhân dân. Tất cả các hộ dân đã đồng ý trong hội nghị”. khoản thế chấp 5 triệu đồng/hộ đối với máy cày bừa, máy gặt đập là điều lệ của hợp tác xã.
“Đây cũng là tiền đặt cọc, sau khi làm xong nếu trong khu vực mình làm dịch vụ không làm hỏng bờ vùng, bờ thửa, mương xây thì được trả lại. Nếu làm hỏng thì phải bồi thường thiệt hại, nếu không bồi thường sẽ lấy tiền đặt cọc thuê người sửa chữa”
Vậy, điều lệ này của hợp tác xã có đúng không?
Người dân khi sử dụng máy móc để thu hoạch có cần “đặt cọc” khoản tiền bảo đảm không làm hỏng bờ vùng, bờ thửa, mương xây hay không?
Mọi người cùng cho ý kiến nha.