Quyền hiến bộ phận cơ thể, xác của Tử tù

Chủ đề   RSS   
  • #471135 16/10/2017

    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Quyền hiến bộ phận cơ thể, xác của Tử tù

    Không ít những trường hợp tử tù có nguyện vọng hiến bộ phận cơ thể, xác của mình nổi bật có thể kể đến:

    1. Tử tù Nguyễn Hải Dương (25 tuổi, kẻ chủ mưu vụ thảm sát 6 người một nhà tại Bình Phước) đã có mong muốn được hiến xác cho y học trước khi thhi hành án.

    2. Nguyễn Văn Kỳ (46 tuổi, bị xét xử vì về tội Giết người) luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư Hà Nội, bào chữa cho Kỳ) cho biết bị cáo này mong muốn được hiến tạng nếu phải nhận mức án tử hình.

    3. Mới đây nhất là Nguyễn Thị Thanh (55 tuổi, ngụ quận 4, TP.HCM) tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Bị cáo Thanh nói nếu tuyên y án tử hình thì xin được thi hành án sớm. Bị cáo nói: “Tử hình bị cáo xong thì hiến xác bị cáo cho y học”.

    Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác. Tuy nhiên với phạm nhân thì có quy định riêng, vì khi bị kết án và ngồi tù, họ đã bị tước đi một số quyền công dân.

    Luật Thi hành án hình sự 2010 quy định khi thi hành án tử đối với các bị án thì phải tiêm thuốc độc,  khi đã tiêm thuốc độc vào người thì liệu cơ thể có đảm bảo để hiến tạng, hiến xác hay không là cả một vấn đề mà y học phải nghiên cứu. Muốn hiến tạng, hiến xác thì phải là một cơ thể “sạch”, phải đảm bảo được các điều kiện khoa học nhất định.

    Ngoài ra, nếu người bệnh được cứu chữa liệu có tạo ra tâm lý rằng họ đang mangg một bộ phận của kể giết người, của một tử tù…

    Từ góc độ cá nhân mình nghĩ thay vì tước đi mạng sống của họ, ta hãy để cho họ có cơ hội được chuộc lỗi lầm bằng cách cứu sống nhiều người khác. Đó cũng là việc làm nhân văn, khi tiến hành kiểm tra bộ phận nào có thể sử dụng ("kiểm tra kỹ") có thể sử dụng thì tại sao lại cấm. Còn các thành viên khác, các bạn nghĩ sao?

     

     

     
    11448 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn giangmoom vì bài viết hữu ích
    Thuyulaw (24/07/2018) sunshine19 (31/01/2018) quytan2311 (17/10/2017) myduyen1312 (16/10/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #485956   28/02/2018

    Nhìn từ phương diện của ngươi hiến tạng là tử tù, một khi đã nhận hình phạt cuối cùng và họ đã chấp nhận hình phạt, có suy nghĩ hối cải và muốn đền đáp một phần bằng cách hiến tạng thì là điều đáng trân trọng. Nên có cách để họ toại nguyện mà không làm ảnh hưởng đến người nhận tạng.

     
    Báo quản trị |  
  • #485963   28/02/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Vẫn nên ưu tiên hiến tạng cho y học hơn là cho người khác. Bởi hiện nay tử hình đều bằng cách tiêm thuốc độc, ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến nội tạng, hơn nữa nếu người nhận tạng không vững tâm lý sẽ bị ám ảnh đến những tội ác tử tù từng gây ra. Nhất là hành vi giết người hàng loạt.

     
    Báo quản trị |  
  • #497702   24/07/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Mình thấy quan điểm này khá nhân văn, bởi nó giải quyết sự bế tắc của những tử tù bằng cách cho họ chuộc những lỗi lầm của mình bằng quyền được hiến bộ phận cơ thể, nhưng vẫn quy định nó là quyền của tử tù nên tử tù có toàn quyền được quyết định có hay không, rất rõ ràng và công bằng.

     
    Báo quản trị |  
  • #499384   12/08/2018

    anhnguyen279
    anhnguyen279

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2018
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Tử tù có được hiến xác cho y học không?

    Tiền lệ tử tù đầu tiên làm đơn xin hiến xác để cứu người là vào ngày 25.10.2007 tử tù Nguyễn Phước Đỉnh đã làm đơn xin được hiến xác để cứu người. Tử tù thứ hai làm đơn xin hiến xác là Nguyễn Văn Hải. Năm 2017 là tử tù Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở Bình Phước, và năm 2018 đến lượt Tử tù Nguyễn Hữu Tình sát thủ máu lạnh 19 tuổi đã giết 5 người trong gia đình chủ ở quận Tân Bình (HCM) củng làm đơn xin được “Hiến xác cho y học”

    Đây là một trong số các tử tù có mong muốn sau khi thi hành án được hiến tạng cho y học để phần nào chuộc lại lỗi lần. Tuy nhiên, đến nay chưa có trường hợp nào được chấp nhận mặc dù trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác. Mặc dù, cả luật này lẫn Luật Thi hành án hình sự đều không quy định về hiến tạng, hiến xác đối với tử tù.

    Theo Luật Thi hành án hình sự, khi thi hành án tử đối với tử tù thì “Phải tiêm thuốc độc”, khi đã tiêm thuốc độc vào người thì liệu cơ thể có đảm bảo để hiến tạng, hiến xác hay không là cả một vấn đề mà y học phải nghiên cứu. Muốn hiến tạng, hiến xác thì phải là một cơ thể “sạch”, phải đảm bảo được các điều kiện khoa học nhất định. Vấn đề "tử tù muốn hiến xác" đã được mang ra bàn luận. Trước khi thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc thì không thể lấy bộ phận cơ thể người vì muốn lấy, người đó phải chết não. Khi thuốc độc tiêm vào cơ thể, vào các mạch máu thì cơ thể nhiễm độc, các bộ phận không thể sử dụng được.

    Hiện luật pháp không cấm tử tù hiến xác, nhưng lại không có một quy định pháp lý nào về quy trình hiến xác và các thủ tục để tử tù hiến xác. Nhiều tử tù có nguyện vọng này nhưng không được đáp ứng vì chưa có hành lang pháp lý cụ thể. Việc đồng ý để tử tù được hiến xác cho y học cũng khiến nhiều người lo ngại. Việc lấy mô, tạng sẽ diễn ra trước hay sau khi thi hành án phạt tử hình? Nếu diễn ra sau khi thi hành án phạt tử hình thì cần phải có một phương pháp tử hình khác ngoài tiêm thuốc độc (thậm chí không thể xử bắn vì xử bắn gây ra chấn động đến các mô tạng).

    Việc đồng ý cho tử tù hiến xác còn có thể gây ra nhiều hệ lụy xã hội khác nếu không có cơ chế quản lý chặt chẽ. Thực tế ở các quốc gia khác cho thấy có nhiều kẻ nhân danh hiến xác cho y học để có những hành vi trục lợi cá nhân trái pháp luật, buôn bán nội tạng...

    Tuy việc tử tù muốn hiến xác là quyền con người, là nguyện vọng chính đáng, nhân văn; nhưng việc đồng ý để tử tù hiến xác cần có những cơ chế chặt chẽ, những quy định của văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn để tránh những hệ lụy không mong muốn.

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #499429   12/08/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Vấn đề này đã được thảo luận vài lần
     

    https://danluat.thuvienphapluat.vn/tranh-luan-tu-tu-xin-hien-tang-trai-tim-khong-co-toi-166917.aspx

    https://danluat.thuvienphapluat.vn/quyen-hien-bo-phan-co-the-xac-cua-tu-tu-158904.aspx

    https://danluat.thuvienphapluat.vn/y-nguyen-hien-tang-cua-tu-tu-cau-chuyen-day-nan-giai-166852.aspx

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 12/08/2018 08:28:25 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #500007   18/08/2018

    Theo quan điểm của mình thì tử tù hoàn toàn có quyền hiến xác cho y học. Đây là hành động vô cùng nhân văn và đáng được Nhà nước ta suy xét, phần nào bù đắp được những tội lỗi của người này thông qua góp phần phát triền ngành y và có thể cứu sống được một vài mạng người. Tử tù là những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội và bị Tòa án buộc phải "loại bỏ" khỏi xã hội. Hành vi của họ được thực hiện bởi não bộ hoặc mang tính bộc phát nhất thời nhưng nhìn chung chả ảnh hưởng gì tới việc họ hiến xác cả. Nếu họ có trái tim hoạt động bình thường thì có thể đem nó đi ghép cho những người bị bệnh tim, họ có cặp mắt tốt thì đem hiến cho những người mù lòa,... Tôi cũng đồng ý với quan điểm là khi hiến xác phải có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền thông qua những đạo luật cụ thể (ví dụ có thể quy định về hiến xác của tử tù trong bộ luật hình sự luôn chẳng hạn vậy) nhằm hạn chế tối đa những kẻ lợi dụng việc làm hết sức nhân văn này để trục lợi cho bản thân như những kẻ buôn bán nội tạng. Bên cạnh đó, biện pháp tử hình đối với tử tù cũng cần phải xem xét kỹ vì áp dụng cách thức nào mà ít ảnh hưởng nhất đến các cơ quan mà người đó muốn hiến tặng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #500032   19/08/2018

    Theo quy định của pháp luật thì không cấm tử tù được hiến xác. Tuy nhiên, để thực hiện được thì rất khó bởi tử tù sẽ bị tiêm chất độc khi thi hành án. Mà điều kiện để được hiến xác là phải có một cơ thể sạch,  phải đảm bảo được các điều kiện khoa học nhất định. Còn khi đã tiêm thuốc độc vào người thì các bộ phận cơ thể không đảm bảo để hiến tạng, hiến xác nữa. Bên cạnh đó, mục đích của việc thi hành án tử hình là nhằm trừng trị tội ác mà tử tù đã gây ra. Luật thi hành án hình sự chỉ quy định 1 phương thức tử hình đó là tiêm thuốc độc. Do đó, tử tù không thể hiến tạng trước khi tiêm thuốc độc.

    Theo Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định "mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật". 

    Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2016 cũng quy định "người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác"

    Như vậy, tuy pháp luật không ngăn cấm tử tù hiến xác nhưng với hình thức tiêm thuốc độc như hiến nay thì nguyện vọng hiến xác của tử tù khó lòng thực hiện được.

     
    Báo quản trị |  
  • #496948   15/07/2018

    Tranh luận ‘tử tù xin hiến tạng’: Trái tim không có tội!

    Trong một bài viết khảo sát của báo tuổi trẻ về vấn đề này. Thống kê như sau, "đồng ý" và "không đồng ý" có tỉ lệ gần như 50 – 50 (937/934). Chỉ có khoảng 2,1% (57) có ý kiến khác, trong khi có tới 21% (534) chọn phương án "nên bổ sung quy định cho phép tử tù được hiến xác, hiến tạng theo nguyện vọng".

    Sẽ bị ám ảnh?

    Ở phía những người không đồng ý, bạn đọc Min dứt khoát: "Tội phạm giết người bị tuyên án tử hình thì không cho phép hiến tạng. Hiến tạng chỉ áp dụng cho tội phạm khác mà thôi".

    Cùng quan điểm, bạn đọc Nguyên cho rằng "gieo nhân nào thì gặt quả nấy". Bạn đọc này đặt vấn đề: "Tội nhân đó có nhân đạo với nạn nhân mình không? Có 3 đứa trẻ đấy và tôi cho rằng không. Và nhất định là không nên nhân đạo với kẻ thủ ác tàn nhẫn này".

    Một bạn đọc khác cũng thẳng thừng: "Không ai muốn nhận tạng của người phạm tội cả cho dù đó là hành động nhân đạo".

    Bạn đọc Pham Dzoonl cho rằng vấn đề tâm lý rất quan trọng, dù có được hỏi ý kiến trước và đồng ý nhưng không phải ai cũng dễ chấp nhận mà không cảm thấy ám ảnh. Chưa kể người ngoài biết được và "cho rằng ông này, bà nọ mang tạng của thằng tử tù A, B, C thì sống khổ tâm, mặc cảm suốt đời".

    Và bạn này đề nghị đã loại vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội rồi thì không nên giữ bất kỳ thứ gì của tử tù, cho dù đó là hiến tặng.

    Độc ác là do suy nghĩ, không phải bởi tim, gan…

    Những bạn đọc đồng ý với việc cho tử tù được hiến xác, hiến tạng cho rằng việc tự nguyện hiến là suy nghĩ lương thiện cuối cùng của tử tù nên đáng được ghi nhận.

    Bạn đọc tên Nam nêu lý lẽ: "Hành động độc ác là do giáo dục, môi trường và do suy nghĩ của mỗi con người chứ nào phải cái tim, cái gan, cái thận... Nhân chi sơ tính bổn thiện, cho nên đừng nhìn nhận một cách phân biệt như vậy".

    Theo bạn đọc này, một cái máy hỏng không đồng nghĩa với con bulông, đai ốc của nó hỏng. Lọ thạch tín có độc hay không là do cách người dùng. "Đừng ích kỷ vì có thể bạn không cần nhưng không hẳn là tất cả không cần. Nếu là tôi, tôi sẽ chấp thuận yêu cầu của anh ta" - bạn đọc Nam nói.

    Bạn đọc Ngọc Phát cho rằng việc hiến tạng nếu được chấp nhận sẽ không phải chỉ cứu một mạng người mà có thể đem lại sự sống lại cho vài người cần ghép cần tạng.

    "Trường hợp ghép tạng cứu được một sinh viên giỏi chẳng phải là lợi nhiều cho xã hội, đất nước sao? Một kỹ sư, một nhà nghiên cứu đang đóng góp cho đất nước nhưng họ buộc phải dừng lại thành gánh nặng xã hội nếu được ghép tang và cứu sống thì sao? Cứu thất bại của một người bằng sự thành công của người khác chẳng lẽ không đáng giá?" - bạn đọc Ngọc Phát phân tích.

    Nguồn:https://tuoitre.vn/tranh-luan-tu-tu-xin-hien-tang-trai-tim-khong-co-toi-20180713155127111.htm

    Theo quan điểm của mình cho rằng, nên có quy định riêng về hiến bộ nội tạng đối với tử tù. Bởi vì như vậy sẽ được rất nhiều lợi ích.

    + Người tử tù sẽ cảm thấy đây là một hình phạt cho bản thân mình và ngoài ra còn có thể giúp ích được người khác trước khi chết, bớt ấy nấy.

    + Còn đối với xã hội. Hiện nay có rất nhiều người cần tim để thay nhưng có, cần gan nhưng không biết tìm ở đâu, … vì đây là sự sống của con người nên không đâu bán cả (trừ Trung Quốc).

    Vì vậy, theo mình nghĩ cần phải thay đổi hình thức tử hình hình nếu người tử tù muốn hiến nội tạng. Điều này sẽ giúp ích cho tất cả các bên.

     
    Báo quản trị |  
  • #496951   15/07/2018

    minhchau96
    minhchau96

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/06/2017
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 665
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 10 lần


    Mình được biết về nguyên tắc, muốn lấy tạng một người ghép cho người còn sống thì cơ quan đó phải còn nguyên vẹn và đảm bảo các yếu tố như tim ngừng đập hoàn toàn và phải thực hiện lấy tạng gấp rút trong vòng 45 phút. Tuy nhiên, với quy định thi hành án tử bằng hình thức tiêm thuốc độc thì các cơ quan cơ thể (tạng phủ) sẽ bị hủy hoại, không phục hồi được. Như vậy, khi thi hành án xong thì không lấy được bộ phận nào của cơ thể có thể tái sinh để ghép cho người được.

    Tuy nhiên thực sự mong muốn cuối của các tử tù cũng chỉ là một hành động cónhân tính cuối dùng để lương tâm được thanh thản.

    Nếu thật sự y học có thể sử dụng được nguồn bộ phận này thì thật sự tốt.

    Có thể một số đông sẽ không đồng ý. Nhưng có thể với những người còn lại bộ phận đó có thể giúp ích họ nào đó tạo nên kì tích.

     
    Báo quản trị |  
  • #496971   15/07/2018

    Mình lại không đồng ý như vậy. Pháp luật mình mang tính nhân đạo nếu thực hiện việc bắn đầu lấy nội tạn thì bản chất chính quyền mình không còn nhân đạo nữa, khác gì chính quyền Trung Quốc. 

    Quan điêm của mình cho rằng, hiến nội tạng là để cho người phạm tội giảm bớt tội lỗi đồng thời có thể giúp người bệnh được cứu sống. Do đó, khi thực hiện hiến nội tạng không nên bắt đầu mà sử dụng một hình thức khác để người phạm tội ra đi thanh thản và không hủy hoại đến nội tạn. Đặt biệt, quy định chi tiết không nên công bố ra ngoài để tránh gây phản cảm cho người dân.

     
    Báo quản trị |  
  • #496982   15/07/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Việc cho phép tử tù hiến tạng là một chính sách nhân đạo nếu có thể thực hiện được. Nhưng theo mình, xét về tính nhân đạo thì nếu cho phép hiến tạng, thì tử tù phải bị xử tử bằng một hình thức ít gây tổn hại nhất đến cơ quan nội tạng mà người tử tù có nguyện vọng hiến, tức là đảm bảo người hiến phải còn sống khi hiến, mà nếu vậy, các hình thức xử bắn hoặc tiêm thuốc độc thì không thể thực hiện hiến tạng.

     
    Báo quản trị |  
  • #497121   16/07/2018

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Mình thấy mọi người chủ yếu tranh luận xoay quanh có nên chấp thuận mong muốn của tử tù để học được hiến tạng không hay làm cách nào để tử tù hiến tạng mà không quá mất nhân đạo như bắn sau đầu chẳng hạn. 
    Đối với mình tất cả những thứ đó hãy để những người tử tù và những người đang chờ được ghép tạng quyết định, mình là người ngoài cuộc và không thể nói thay suy nghĩ của họ được.
     Thứ nhất về tử tù: Chúng ta sẽ nói cho tử tù biết rằng nếu muốn hiến thì sẽ phải chịu một cái chết khác chứ không phải cái chết thông thường của tử tù hiện nay là tiêm thuốc độc có thể là bắn từ sau đầu ..., sau đó họ quyết định như thế nào quyền của họ. Nếu họ thực sự chấp nhận cái chết không êm ái để được hiến tạng thì hoan nghênh họ thôi (tất nhiên vẫn mong muốn các cơ quan chức năng có thể nghiên cứu một phương thức dẫn đến cái chết nhẹ nhàng hơn việc bắn đầu hay lấy nội tạng sống thì càng tốt).

    Thứ hai đối với người đang chờ hiến tạng: Chúng ta phải hỏi ý kiến của những người đang chờ ghép tạng rằng họ có chấp nhận lấy tạng của tử tù không (rất nhiều người tôi tin chắc rằng họ sẽ yêu quý cuộc sống và mong muốn được sống, với sự mong chờ đằng đẵng có tạng để ghép sẽ như địa ngục và giờ họ có cơ hội được sống khỏe nhờ những người tử tù).

    Theo tôi, không cho tử tù hiến tạng là rất mất tính nhân đạo đối với tử tù và nhất là đối với những người chờ hiến tạng. Trong chúng ta ai dám dũng cảm cho người không quen biết quả thận của mình khi mình đã không giúp được người ta thì hay để họ tự quyết định cuộc đời của mình. 

    Chia sẻ quan điểm cá nhân!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #497122   16/07/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định "mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật". Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng quy định "người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác"

    Tuy nhiên, trên thực tế việc hiến mô, bộ phận cơ thể của tử tù là khó thực hiện. Vì:

    - Việc thi hành án tử hình hiện nay sử dụng biện pháp tiêm thuốc độc.M uốn hiến tạng, hiến xác thì phải là một cơ thể sạch, phải đảm bảo được các điều kiện khoa học nhất định. Còn khi đã tiêm thuốc độc vào người thì các bộ phận không đảm bảo để hiến tạng, hiến xác nữa và  như vậy quyền này của tử tù sẽ khó được thực thi

    - Mục đích của việc thi hành án tử hình là nhằm trừng trị tội ác mà tử tù đã gây ra. Luật thi hành án hình sự chỉ quy định 1 phương thức tử hình đó là tiêm thuốc độc. Do đó, tử tù không thể hiến tạng trước khi tiêm thuốc độc.

    Nên hiến tạng là một ước nguyện mang tính nhân văn, thể hiện sự sám hối, sự hướng thiện của con người trước khi chết, pháp luật không cấm nhưng khó thực hiện

     

     
    Báo quản trị |  
  • #497151   16/07/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Hành động nhân đạo được hiến tặng nội tạng của tử tù nên được đón nhận. Hành động này mang lại nhiều ý nghĩa, tạo cơ hội cho tử tù được làm điều có ích cho cuộc đời, bệnh nhân có thể được tiếp tục sống và làm việc. Nhân đạo hay không là do cách tiếp nhận của mỗi người, nhưng với tôi thì đây là hành động hướng thiện nên được đón nhận. 

     
    Báo quản trị |  
  • #497164   16/07/2018

    Pháp luật Việt Nam đang đề cao tinhsn hân dạo giảm thiểu án tử hình, và việc tử tù hiến nội tạng nếu họ chấp nhận điều đó là hoàn toàn có thể. Việc lấy nôi tạng, và xử lý cơ thể nạn nhân như thế nào thiết nghĩ cần phải thảo luận thêm với Bộ y tế, để có biện pháp tốt nhất. Vì việc hiến mô, cơ, bộ phần trên cơ thể là quyền của mỗi người, trong đó có cả tử tù.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #497168   16/07/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Về việc cho hay không cho tử tù hiến tạng đối với người bị tuyên án tử hình hay đối với xã hội đều sẽ dẫn đến 2 luồn quan điểm. Đối với xã hội thì như bài viết trên đã nêu còn đối với tử tù thì họ chắc chắn sẽ phải chấp nhận một sự thật rằng với phương pháp tử hình hiện nay, tức cho tử tù một cái chết nhân đạo (tiêm thuốc độc) thì họ dù có muốn đi chăng nữa cũng sẽ không thể hiến tạng bởi khi tiêm thuốc độc vào thì nội tạng của họ đã bị tổn thương và sẽ không đủ  điều kiện để hiến cho người khác, còn nếu chọn biện pháp thi hành án khác thì hiện tại pháp luật nước ta vẫn chưa có một hình thức tử hình nào khác thiết thực hơn mà vẫn đảm bảo tính nhân đạo đối với người bị tử hình. Có chăng để tử tù được phép hiến tạng thì cần phải cho phép quay trở lại biện pháp tử hình cũ trước kia là xử bắn vì chỉ có như vậy thì nội tạng cơ thể mới có thể còn toàn vẹn nhưng biện pháp này cũng có hạn chế và khó khăn bởi một số mô, bộ phận của con người cần phải được lấy khi chết não.

    Đối với quan điểm của cá nhân, tôi đồng ý việc cho phép tử tù hiến tạng bởi việc hiến tạng sẽ có thể mang đến cơ hội sống sót cho rất nhiều người khác. Tuy nhiên, việc hiến tạng trong trường này cần phải tuân thủ một số yếu tố như giữ bí mật về việc tạng được hiến là của tủ tù và luật cũng cần phải có sự thay đổi để phù hợp hơn với việc này.

     
    Báo quản trị |  
  • #497192   17/07/2018

    Mình đồng tình với quan điểm thứ nhất không chấp nhận việc người tử tù được hiến tạng. Bởi vì việc hiến tạng là một nghĩa cử cao đẹp đáng trân trọng nhưng với người tử tù hiến tặng thì người nhận có thể hồi phục sức khỏe nhưng sẽ bị ám ảnh suốt cuộc đời. Chưa kể  nếu có quy định cho tử tù hiến tặng thì Luật Thi hành án lại phải sửa đổi bởi khi tiêm thuốc độc thì các bộ phận trong cơ thể người tử tù đã không thể sử dụng được nữa. Nếu đồng ý cho tử tù hiến tạng vậy phải chuyển hình thức tử tù bằng tiêm thuốc độc sang 1 hình thức khác. Và liệu điều đó những kẻ phạm tội này có xứng đáng được hưởng hay không?.

     
    Báo quản trị |  
  • #504425   11/10/2018

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 87 lần


    Có lẽ đây là hành động đẹp nhất mà các tử tù có thể làm được. Bởi đã là tử tù thì tội ác trước đây của họ là rất lớn, cần tạo điều kiện để tử tù được làm những điều tốt đẹp cuối cùng trước khi ra đi. Những người được nhận nội tạng phải cảm thấy vui vì mình biết được người tử tù đó đã làm được một điều tốt đẹp. Mình thì nghĩ rằng việc hiến nội tạng của ai dù là tử tù hay người bình thường thì cũng nên công khai danh tính để người được nhận cảm thấy biết ơn người đã cho mình.

    Còn đúng là hiện nay, việc tử hình theo hình thức tiêm thuốc độc thì nội tàng còn sử dụng được hay không rất khó xác định. Có lẽ vấn đề này nên để cho ngành y tế quyết định.

     
    Báo quản trị |  
  • #504905   15/10/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Đây là quyền của tử tù, thể hiện sự hối cải, muốn khắc phục những lỗi lầm mà mình gây ra, tuy nhiên thực hiện được hay không lại rất khó. Do hình thức tử hình hiện nay là tiêm thuốc độc, cơ quan nội tạng đều nhiểm độc thì làm sao hiến được.

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |