Tranh chấp tài sản và quyền cấp dưỡng cho con sau ly hôn ?

Chủ đề   RSS   
  • #385061 26/05/2015

    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Tranh chấp tài sản và quyền cấp dưỡng cho con sau ly hôn ?

    Một bạn có địa chỉ Mail : trieubay85@yahoo.com.vn hỏi :

     

    Anh trai tôi và chị dâu cưới nhau năm 2004, cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc , họ chuẩn bị làm đơn li dị nhưng đang gặp tranh chấp về tài sản cụ thể như sau :

    Từ khi cuối nhau đến bây giờ anh chị sống chung cùng ba mẹ tôi, tất cả tài sản trong nhà đều do tôi và chị gái mua sắm, họ ko có một tài sản gì riêng .

    Mẹ tôi là chủ hộ của gia đình, nhưng trước khi ba tôi mất ( năm 2013 )có chở mẹ tôi qua ủy ban nhân dân xã để làm giấy di chúc, nội dung trên đó là để lại tất cả đất đai cho con trai và con dâu, tức là anh trai và chị dâu của tôi. Từ khi có tờ di chúc chị dâu tôi bắt anh trai phải chuyển tất cả đất đai cho chị đứng tên nhưng bên phía gia đinh tôi ko chịu .

    Sau đó anh trai tôi đã đi đến ủy ban nhân dân xã chuyển tên đát do anh đứng tên và chị dâu tôi cũng có viết giấy cam kết là để toàn quyên cho anh trai tôi và không tranh giành gi về phần đất này nữa.

    Nhưng hôm nay khi viết đơn li dị chị đòi gia đinh tôi phải đưa 100 triệu hoẵc là phải chia phần đất đó ra làm hai.

    Luật sư cho tôi hỏi, nếu anh tôi viết đơn li hôn, thì phần đất này có phải chia đôi không ? vì theo di chúc ba tôi để lại có giao quyền sử dung đất cho chị ấy. ? Hai người ko có tài sản chung nào vậy có phải trả cho chị ấy 100 triệu ko?

    Hai người có hai đứa con nên khi ly hôn mỗi người nuôi một người thì anh tôi có phải câp dưỡng theo pháp luật hay không?

    Mong Luật Sư cho tôi đáp án những thắc mắc trên.

    Chân thành cảm ơn.                                                                                                                                        

     

    Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới cho chúng tôi. Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn - Hãng Văn Phòng Luật Newvision trả lời như sau: 

     

    Về việc tranh chấp quyền sử dụng đất:

     

    Theo Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu (như nhà ở, quyền sử dụng đất…) thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng phải ghi tên của cả vợ chồng. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

    Như vậy, mảnh đất mà bố bạn để lại cho anh trai và chị dâu bạn theo di chúc sẽ được xác định là tài sản chung và sẽ được chia theo các nguyên tắc sau:

    - Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.

    - Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị, bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    - Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

    Tùy vào hoàn cảnh và nhu cầu của gia đình bạn, hai bên có thể thương lượng với nhau và đưa ra hướng giải quyết thích hợp nhất.

     

    Về việc cấp dưỡng nuôi con:

    Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định: “2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”

    Như vậy, nếu anh bạn và chị dâu đều trực tiếp nuôi con thì không cần có nghĩa vụ cấp dưỡng nữa.

     

    Trân trọng !

     

     

     
    4942 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #385218   26/05/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Giành nuôi con vì tài sãn theo con hưởng ...khg phải vì thương con...mà giành nuôi con 

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |