TRANH CHẤP TÀI SẢN THỪA KẾ

Chủ đề   RSS   
  • #508180 22/11/2018

    Cola2016

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/11/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    TRANH CHẤP TÀI SẢN THỪA KẾ

    Hiện tại căn nhà đang ở đang khỏi kiện tranh chấp, mình xin kể lại như sau: - Hồi ông bà nội mình còn sống thì có 5 người con ba mình anh cả, sau là 2 người con trai và 2 người con gái. Lúc đó gđ nhỏ của mình ở Cần Giờ sinh sống, sau thời gian chị e mình vào lớp 1 nên ông bà nội có kêu gđ mình về ở chung (gđ mình gồm ba, mẹ, chị và mình ), về ở chung thì ba mình vừa học vừa làm xây dựng, còn mẹ mình thì đi giúp việc. Nhờ công việc thuận lợi nên gđ mình có 1 số tiền dành dụm - Hồi đó căn nhà lụp xụp, chỉ là váng gỗ ở tạm. Trong ngôi nhà đó gồm: ông nội, bà nội, em ông nội, cô út, cô kế út, ba, mẹ, chị mình và mình ở chung. Một thời gian sau thì ông nội mất, rồi tới e ông nội mất. Rồi cô kế út lấy chồng về nhà chồng, nên chỉ còn bà nội với cô út và gđ nhỏ của mình ở trong căn nhà đó. Vì thấy căn nhà xuống cấp quá nên ba mình mới bàn với bà nội là xây lại căn nhà, bà có làm 1 giấy ủy quyền cho ba mình toàn quyền xây lại căn nhà và kêu 4 người e ký tên vào đó để ba mình toàn quyền quyết định xây lại căn nhà đó. Căn nhà đó do Mẹ mình đi xin giấy phép xây và ba mình bỏ tiền ra để xây căn nhà đó (lúc đó xây còn thiếu tiền nên vay mượn 4 người e, mà người nào cũng từ chối ko cho mượn nên Ba mình đã nhờ cty đứng ra vay mượn ngân hàng khi có tiền sẽ trả vào lại ) - Khi căn nhà đã hoàn thiện với 1 trệt và 1 lửng, mọi người dọn vào ở, chia ra làm 2 hộ khẩu ( hộ khẩu thứ 1 là bà nội và cô út, hộ khẩu thứ 2 là gđ mình ). Nhưng bên mình chưa hoàn thiện giấy quyền sử dụng đất. - Thời gian sau Ba mình đã trả hết nợ vay tiền xây nhà, bà nội kêu Ba mình đứng ra làm chủ hộ hay gì đó. Lúc đầu thì tên bà nội đóng tiền quyền sử dụng đất hằng năm và sau này thì ba mình đóng hết nào là tiền điện - nước - điện thoại - internet.v.v.v đều do Ba mình đóng hết. Và sổ quyền sử dụng đất bà nội mình đưa cho mẹ mình cất giữ. - Bà nội bị bệnh phải nhập viện thì Ba mình ko đủ tiền chi lại mượn 4 anh e thì lại bảo ko có tiền, Ba mình lại vay mượn người ngoài và trả lãi hàng tháng để lo cho bà nội. Bà nội xuất viện về nhà thì cũng 1 tay ba mẹ mình lo hết từ cái ăn cái mặc và lo luôn cho cả cô út. Sau cùng Ba mình cũng trả hết nợ. - Sau cùng thì C mình cũng lấy chồng và sang định cư bên Đức, gđ nhỏ của mình chỉ còn 3 người và bà nội với cô út. Vì đây là nhà thờ nên mẹ mình và bà nội thường hay cúng kiếng, thắp nhang. - Mấy năm sau bà nội mình nhập viện và mất đột ngột ( khoảng thời gian nằm viện Ba mình cũng chi đủ thứ tiền cho cô út đóng tiền viện, nhưng khi ký tên ở hóa đơn thì toàn là chữ ký của người e trai kế của ba mình. - Bà nội mất đc 49 ngày thì C mình về thăm gđ và thắp nhang cho bà nội, thì vô tình nghe cô kế Út nói vụ nhà cửa gì đó rồi nói ko chụp lại đc phần tiền mà bà nội mình trả tiền xây nhà lại cho ba mình (nhưng sự thật là ko có khoảng tiền nào cả ) - Sau đó mấy anh e kéo tới nhà và bắt Ba mình phải ký giấy đồng sở hữu trên ngôi nhà mà gđ mình đang sinh sống, Ba mình ko chịu ký vì cái nhà này do Ba mình xây dựng lên, nếu có ký thì ba mình chỉ ký là đồng sở hữu trên miếng đất thôi. Không ai chấp nhận thế là 4 người kia đem đơn lên tòa án Quận để giải quyết. - Trong đơn đòi chia tài sản là 1/4 tài sản tức là 400 triệu thì gđ tui sẽ ở lại căn nhà, hoà giải lần 1 ko đc, lần 2 bên mình chấp nhận thì 4 người kia ko chịu đòi định giá căn nhà này và chia đều cho 5 anh e (tức là mỗi người 550 tr), Ba mình ko chấp nhận vì căn nhà này do Ba mình xây lên (Ba mình phải lấy lại tiền xây) - Trong thời gian trước mình có lập gđ và mình với chồng mình cùng sống chung với ba mẹ mình trong căn nhà đó. Còn cô út thì cầm hộ khẩu qua bên nhà em trai kế của ba mình sinh sống. Trong đó chồng mình thì sống tạm trú tạm vắng ở nhà này, mình sinh con và ông ngoại cho cháu gia nhập hộ khẩu trong căn nhà đó luôn. Vậy cho mình hỏi là nếu chia tài sản thì như thế nào? Ba mình sẽ như thế nào khi gầy dựng sự nghiệp lên từ 2 bàn tay trắng cho tới giờ. Bây giờ 4 anh em kiện Ba mình ra tòa bắt chia tài sản thì Ba mình được gì và mất gì? Và theo pháp luật thì chia như thế nào? Riêng Ba mình thì chỉ muốn để căn nhà này lại để làm chỗ thờ cúng chứ ko muốn bán vì ở đây có rất nhiều kỷ niệm của ông bà nội. Xin hãy cho mình lời khuyên như thế nào để giải quyết?
     
    1656 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #508241   22/11/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Để giải quyết được vấn đề một cách tốt nhất, thì bố bạn nên thỏa thuận với anh chị em của bố bạn là có đền bù ngôi nhà cho bố bạn hay không. Và đền bù bao nhiêu đối với nhà đó.

         Về mặt pháp luật, để chứng minh căn nhà đó là của bố mẹ bạn thì bố bạn cần phải chứng minh được sự đồng ý của ông bà bạn về việc cho phép bạn xây nhà trên đất của ông bà bạn; việc đồng ý đó phải được lập thành văn bản (giấy ủy quyền cho bố bạn toàn quyền xây lại căn nhà …) và công sức đóng góp xây dựng là của bố mẹ bạn thì khi đó căn nhà đó sẽ thuộc quyền sở hữu của bố mẹ bạn.

         Tuy nhiên khi xây nhà trên đất của ông bà bạn, bố bạn phải đăng ký quyền sở hữu ngôi nhà đó là căn nhà của bố bạn khi đó bố bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT:

        “ Trường hợp người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp riêng cho người sử dụng đất và cấp riêng cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận được ghi theo quy định như sau:

        a) Giấy chứng nhận cấp cho người sử dụng đất chỉ ghi thông tin về người sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

        b) Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chỉ ghi thông tin về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tiếp theo ghi “Sở hữu tài sản trên thửa đất…(ghi hình thức thuê, mượn,…) của… (ghi tên tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cho thuê, cho mượn)”.          

        Nếu bố bạn không có những giấy tờ như đã nêu trên, thì thực tế sẽ không thể chứng minh được căn nhà đó là của bố bạn như vậy cũng sẽ không có đền bù.

        Vấn đề tiếp theo, nếu đã chứng minh được căn nhà trên là của bố bạn có thể thỏa thuận với anh chị em của bố bạn về giá trị của căn nhà hoặc thỏa thuận lựa chọn hội đồng thẩm định giá. Nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ định giá căn nhà đó và yêu cầu những người được hưởng thừa kế bồi thường giá trị căn nhà đó cho bố bạn. Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

         “Điều 104. Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản

         Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.

        Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.

        Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản.

        Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

         a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;

        b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;

         c) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.”

    Trong trường hợp bố bạn không chứng minh được quyền sở hữu ngôi nhà thì ngôi nhà được coi là di sản thừa kế và được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất tức là 5 người con của bà nội bạn theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015. Cụ thể:

    “Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

    Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.