Tranh chấp tài sản đất đai ngày 4/8/2009 dân sự.

Chủ đề   RSS   
  • #4985 06/08/2009

    cnguyendiephoangyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp tài sản đất đai ngày 4/8/2009 dân sự.

    Tôi tên Diệp. cha mẹ mất sớm không để lại di chúc.

    Hiện tại em tôi đang giữ một số tài sản nhà và đất và đã có ý định chiếm dụng riêng. Tôi muốn làm đơn tranh chấp xin luật sư tư vấn giúp.

    Xin cám ơn

     
    4507 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #4986   06/08/2009

    ls_lexuanhiep
    ls_lexuanhiep
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2008
    Tổng số bài viết (406)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 73 lần



    Chào bạn.

    Theo các quy định về thừa kế tại Bộ luật Dân sự, người chết không để lại di chúc định đoạt tài sản của mình, thì di sản của người đó sẽ được chia theo pháp luật.

    Những người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha, mẹ và con của người chết; hàng thứ hai gồm ông, bà, anh, chị em ruột của người chết... Những người ở cùng một hàng thừa kế được hưởng phần di sản ngang nhau.

    Như vậy, bạn và em bạn đều có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản do cha mẹ để lại. Di sản của cha mẹ bạn sẽ được chia đều cho 2 người.

    Bạn không nêu rõ tình trạng của mình nên tôi vận dụng thêm Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP để bạn tham khảo: Phần I mục 2 ý 2.4 của NQ 02/2004/NQ-HĐTP có quy định: "Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế”

    a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.

    Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

    a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

    a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

    a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

    b. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.

    * Khởi kiện: Bạn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi tài sản đang tọa lạc. Tốt nhất là bạn nên liên lạc đến Tòa án cấp huyện để họ hướng dẫn cụ thể.

    Nếu có gì cần trao đổi thêm, bạn lien hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.

    Chúc bạn may mắn.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Ls Lê Xuân Hiệp, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Ninh Thuận năm 2003. Luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM năm 2008.