TRANH CHẤP RUỘNG ĐẤT

Chủ đề   RSS   
  • #309142 12/02/2014

    thanhtan1992

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/02/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    TRANH CHẤP RUỘNG ĐẤT

    nhân dịp năm mới xin chúc diễn đàn tư vấn pháp luật và các luật sư mã đáo thành công , em cần hỏi đáp pháp luật như sau :

     

    Trong gia đình có hai vợ chồng ông A, bà B và ba đứa con C,E,F. Thời bao cấp ông A có một mẫu ruộng 10000m2 để lại cho bà C (có giấy tờ ủy ban chứng nhận)
    .Sau này ông A mất đi,nhà nước kêu gọi dân ra làm sổ đỏ ,bà B đã đứng tên mình trong sổ đỏ có mẫu ruộng 10000m2 đó ,bà C chẳng cần quan tâm gì lắm.Cho đến năm 2013 bà C xem lại giấy tờ của mình và phát hiện mẫu ruộng 10000m2 đó là của mình.bà C muốn xin lại đất từ bà B,nhưng bà B không chịụ (bà B chỉ muốn nhường lại cho ông F) .Vì vậy bà C quyết định đi kiện bà B và ông F về mẫu ruộng 10000m2 đó.vậy xin hỏi luật sư vài điều:
    1 Phần thắng sẽ thuộc về ai?
    2 Giả sử phần thắng thuộc về bà B,bà B muốn chuyển nhượng đất cho ông F trong khi đang tranh chấp được không(bà B đã già 85 tuổi)?
    3 nếu bà B mất đi mẫu ruộng đó được chia như thế nào?
    Xin chân thành cảm ơn!.

     
    2600 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #309255   13/02/2014

    tvthlu
    tvthlu

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/02/2012
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 951
    Cảm ơn: 68
    Được cảm ơn 44 lần


     

    Cần xác định rõ mẫu ruộng này giấy tờ của hai vợ chồng ông A, bà B hay là của riêng ông A.

    Trường hợp, mẫu ruộng 10000m2 là của hai vợ chồng ông A, bà B thì ông A muốn để lại cho bà C thì phải có sự thông qua nhất trí của bà B. Việc ông A để lại đất cho bà C (có giấy tờ ủy ban chứng khoán) là không hợp pháp.

    Ông A mất, phần đất di sản thừa kế ông A để lại sẽ chia cho người hưởng thừa kế. Nếu ông A để lại di chúc thì theo di chúc, còn nếu ông A không để lại di chúc thì chia theo pháp luật. Chia theo pháp luật phần đất di sản thừa kế ông A để lại chia cho B, C, E, F. Như vậy, bây giờ đồng sở hữu 10000 m2 đất hiện giờ là quyền lợi chung của B, C, E, F. Việc bà B làm sổ đỏ đứng tền mình với mẫu đất 10000 m2 là trái pháp luật, nếu không được sự nhất trí thỏa thuận của C, E, F.

    Theo vậy,  bà C có quyền khởi kiện bà B để đòi lại quyền lợi cho mình!

     

     
    Báo quản trị |