tranh chấp quyền nuôi trẻ, xữ lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #133098 22/09/2011

    namphuongls

    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tranh chấp quyền nuôi trẻ, xữ lý thế nào?

    Xin LS tư vấn nội dung:

    Ông Trần Văn A trú tại TX Quảng Trị, là ông nội của cháu Trần Văn B- SN 2005. Do lâm bệnh nặng nên ngày 20/3/2011 Trần Văn C(là bố của B) chết. Sau khi lo tang đám xong cho chồng mình, chị Lê Thị Em trở về nhà ở Kiên Giang để sắp xếp công việc, cháu B ở lại Quảng Trị cùng ông nội(ông A). Sau đó đến ngày 23/7/2011 thì trở lại Quảng Trị để đón cháu B về ở với mình tại Kiên Giang, nhưng ông A không đồng ý cho chị Em dẫn cháu đi mà yêu cầu chị Em để cháu B lại cho ông A nuôi dưỡng( lý do ông A đưa ra là : vì ông là ông nội, ba đứa trẻ chết rồi nên cháu nội phải ở với ông nội) .Chị Em không đồng ý nên đã nhiều lần giải thích với ông A là cháu còn nhỏ phải ở với mẹ nhưng ông A vẫn không đồng ý. Đến ngày 25/7/2011 thì ông A tự ý đưa cháu B đi khỏi địa phương. Hiện nay mẹ cháu B không biết con mình đang ở đâu, và đa xlàm đơn tố giác gửi công an TX quảng trị để tố cáo hành vi chiếm đoạt trẻ em của ông A.
    Hỏi:
    - Ông A có phạm tội "chiếm đoạt trẻ em" theo quy định của BLHS không?
    - Nếu không phạm tội thì giải quyết tranh chấp trên như thế nào?
    Xin cảm ơn LS!
     
    3759 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #133222   22/09/2011

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    chào bạn,
    trong trường hợp này, ông nội đã lí luận sai hoàn toàn,
    theo luật hôn nhân và gia đình.

    Điều 47. Nghĩa vụ và quyền của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu

    1. Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. #ffff00;">Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 48 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

    2. Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại.

     

    Điều 48. Nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em

    Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau #ffff00;">trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
    #ffffff;">
    bạn hỏi rằng có thể kiện ông nội với tội danh chiếm đoạt trẻ em hay không? theo mình thì không, bởi vì để cấu thành tội phạm của tội này thì 
    #ffffff;">hành vi chiếm đoạt trẻ em thể hiện hành vi lén lút, dùng thủ đoạn, sức mạnh bắt trẻ em phải theo mình, không được sự đồng ý của bố mẹ, hoặc người nuôi dưỡng trẻ.
    đồng thời, quan hệ ông cháu là quan hệ huyết thống, được luật hôn nhân và gia đình thừa nhận.
    tuy nhiên, vì quyền và nghĩa vụ của chị Em được luật bảo vệ, do đó, chị này có thể yêu cầu các cơ quan chức năng dùng biện pháp cưỡng chế, nếu ông nội ko thực hiện thì sẽ áp dụng các chế định khác để xử lí.
    thân!


    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |