Tranh chấp nhà khi li dị

Chủ đề   RSS   
  • #82839 14/02/2011

    congdanh04

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp nhà khi li dị

    Xin chào luật sư,

    Tình hình là như sau: Trong hộ khẩu của gia đình em, chỉ có tên mẹ và 2 anh em của em. Ba em trước khi bỏ nhà đi, nay về lại được 1 thời gian đã lâu nhưng vẫn không có trong hộ khẩu. khi làm thủ tục cấp chủ quyền cho căn nhà đang ở, ba em đi khai thông tin thì ba em ghi tên ba và mẹ em đồng thời là chủ sở hữu. như thế có hợp lệ không?

    Nay ba mẹ em ly dị thì tài sản là căn nhà sẽ chia làm sao? Thực tế là toàn bộ nhà và đất là do 1 tay mẹ em làm nên trong thời gian ba bỏ đi. Ông về khi tất cả đã xong, và khi sửa nhà năm ngoái thì cũng 1 tay mẹ em làm vì ba không làm gì, ở nhà không làm gì cả.

    Mong luật sư giải đáp thắc mắc của em! Xin cảm ơn!
     
    4637 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #83866   19/02/2011

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần


    Về nguyên tắc đó vẫn là tài sản chung và khi ly hôn (ly dị - cách gọi thông thường) thì tài sản bị chia đôi

     

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
  • #84576   22/02/2011

    darknight1210
    darknight1210

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2010
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Đúng là về nguyên tắc tài sản hình thành trong hôn nhân (theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể) được coi là tài sản chung của vợ và chồng.
    Sau khi hôn nhân chấm dứt thì vấn đề sở hữu chung mang tính chất theo phần, việc thanh toán tài sản chung được xem xét, dựa vào công sức đóng góp của mỗi người vào việc duy trì và phát triển khối tài sản đó.
    Tòa án sẽ có thẩm quyền phân chia tài sản chung của ba mẹ bạn, nếu ba mẹ bạn không thể thỏa thuận khi ba mẹ bạn có yêu cầu.

    LÊ VĂN THANH

    Công ty Luật hợp danh Phúc Đức -- 65/1 CMT8, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM

    http://lawfirmonline.vn/

    lethanh2210@yahoo.com.vn

    ĐT: 0974313034

     
    Báo quản trị |