tranh chấp lao động

Chủ đề   RSS   
  • #297700 16/11/2013

    chuppi

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/10/2013
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    tranh chấp lao động

     

    cho em hỏi nếu một người đơn phương chấm dứt HĐLĐ phù hợp với quy định tại khoản 3,điều 47. Họ đã báo trước cho công ty trước 2 tháng,rồi mới nghỉ việc mà theo quy định thì chỉ cần báo trước 45 ngày. Thì trong trường hợp này, HĐLĐ sẽ chấm dứt sau 45 ngày kể từ ngày báo hay tại thời điểm mà họ không làm việc nữa (2 tháng). Em xin cảm ơn!

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 17/11/2013 03:27:10 CH sửa cỡ font
     
    3094 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #297705   17/11/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn.

    Theo khoản 3, điều 37 luật lao động :

      3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    HĐ lao động sẽ chấm dứt tại thời điểm họ không tiếp tục làm nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #297774   18/11/2013

    hoada921
    hoada921

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 641
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    ngocloan1990 ơi, mình dự định hết ngày 31/12 sẽ chính thức nghỉ làm, đã thông báo (miệng) cho NSDLĐ từ ngày 30/10. Nhưng càng đến tháng cuối thì mình càng muốn nghỉ sớm, đến ngày 15/12 mình quyết định nghỉ luôn vào ngày hôm sau (đã hoàn thành hết nhiệm vụ, cũng hôm đó mình báo với bên nhân sự) thì liệu sau này NSDLĐ có căn cứ nào cho rằng mình tự ý bỏ việc không?

    Trường hợp khác, thông báo nghỉ làm của mình bằng văn bản, ghi rõ ngày sẽ nghỉ là 31/12, nhưng thực tế, cũng đến ngày 15/12 mình bàn giao công việc và nghỉ vào ngày 16/12 (chỉ thông báo miệng). Mình không được chấm công cho những ngày tiếp theo đó, nên quyết toán lương cho mình chỉ tính những ngày đi làm, nhưng liệu NSDLĐ có buộc mình chịu thiệt hại (chẳng hạn trừ một % lương nào đó) cho 15 ngày không đi làm kia không.

    Cả 2 trường hợp trên đều thỏa mãn điều kiện thông báo trước ít nhất 45 ngày rùi.

    “Tôi không có sự thông minh đặc biệt nào, tôi chỉ tò mò một cách đam mê.”

    _Albert Einstein_

     
    Báo quản trị |  
  • #297781   18/11/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn.

    Vì sao bạn lại gọi "ngocloan1990 ơi" vậy ? đây là diễn đàn chung nên các thành viên phải cùng tham gia chứ.

     Do không chuyên ngành về lao động nên không có nhiều văn bản về lao động để tham khảo nên tôi xin trao đổi trongi khả năng hiểu biết.

    -Thông báo bằng lời nói "miệng" và  thông báo bằng văn bản: bạn chia làm hai trường hơp nhưng tôi thì cho là như nhau vì không có quy định phải thông báo bằng văn bản. Tuy nhiên khi có tranh chấp thì NLĐ phải chứng minh là có thông báo, nếu không chứng minh được thì coi như là không có thông báo hoặc một nôi dung nào đó không có trong thông báo nếu người SDLĐ không thừa nhận. Căn cứ mà tôi nhận định như vậy là vì cho là quan hệ lao động cũng là quan hệ dân sự; Thông báo đơn phương chấm dứt HĐLĐ là một giao dịch dân sự (lao động).

    Theo luật dâm sự :

    Điều 121. Giao dịch dân sự

    Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

     

    -Có phải bồi thường do nghĩ trước thời hạn thông báo,dù sau 45 ngày. : Theo tôi là có vi phạm thời gian báo trước và phải bồi thường,

    Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

    1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

    b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

    c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

    2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

    Thông báo đơn phương chấm dứt HĐLĐ thoã mãn điều kiện trên nên có hiệu lực và việc vi phạm thì buộc phải bồi thường..

    Tóm lại, khi người lao động thông báo việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ sau 2 tháng thì họ đã cùng lúc thay đổi thời hạn HĐ từ không xác định thời hạn thành có thời hạn chấm dứt HĐLĐ và thay đổi thời hạn báo trước là 2 tháng (theo luật là ít nhất 45 ngày) 

     

    Cập nhật bởi ngocloan1990 ngày 18/11/2013 07:35:31 SA
     
    Báo quản trị |