Tranh chấp hợp đồng kinh tế

Chủ đề   RSS   
  • #30567 24/11/2008

    nghiasoros

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/07/2008
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tranh chấp hợp đồng kinh tế

    Công ty tôi ký một hợp đồng mua 1000 cái máy may trị giá 900 triệu, kèm điều khoản bên nào vi phạm sẽ bị phạt 8% giá trị hợp đồng. Nhưng tới thời hạn giao hàng bên bán chưa đủ hàng để giao và chỉ giao 500 cái máy may và hẹn 5 ngày sau sẽ giao tiếp. Khi đó, công ty tôi đã từ chối thanh toán tiền cho 500 cái máy.

    Vì công ty tôi đã ký hợp đồng với 2 khách hàng để bán 1000 cái máy may nên công ty tôi phải mua gấp 500 cái máy may của một công ty khác với giá mắc hơn là 30.000đ/1 máy may.

    Sau đó, công ty tôi có gửi công văn yêu cầu bên bán chịu phạt 72 triệu (8% x 900 triệu) và bồi thường 30 triệu (30.000đ x1000 cái) tiền thiệt hại do việc mua hàng giá cao (nhưng bên bán không đồng ý).

    5 ngày sau, bên bán giao tiếp 500 cái máy may còn lại và yêu cầu công ty tôi thanh toán đủ 900 triệu đồng, nhưng công ty tôi chỉ trả 500 triệu đồng, số còn lại yêu cầu giữ lại với lý do bên bán không chịu trả tiền phạt và tiền bồi thường hợp đồng như trên. Vì vậy, bên bán đòi sẽ kiện công ty tôi ra tòa.

    Xin các Luật sư & Luật gia & Thẩm phán... cho tôi hỏi việc cư xử của Công ty tôi có đúng luật không? Nếu là Thẩm phán thì anh/chị sẽ xử thế nào? Ai thắng, ai thua?

     
    12240 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #30568   24/11/2008

    lamminhnguyet
    lamminhnguyet

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2008
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt HĐ

    Do không trực tiếp có hồ sơ, trên cơ sở trành bày của bạn, tôi chỉ có thể có một số ý kiến mang tính chất tham khảo, như sau: $0Thứ nhất: Khi đối tác vi phạm nghĩa vụ giao hàng, Công ty bạn có động thái nào cho phía đối tác biết việc vi phạm và ý kiến của Công ty bạn hay không? Gỉa sử, phía bạn có thể chứng minh được việc vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thất cho phía bạn (khiến bạn phải mua gấp hàng khác để kg vi phạm HĐ với đối tác khác) thì theo quy định tại Điều 307 Luật Thương mại, Công ty bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm Hợp đồng (do HĐ có thỏa thuận phạt vi phạm).$0 $0Thứ hai: Khi phía đối tác giao hàng đợt 2 (05 ngày sau), bạn đã nhận hàng, như vậy theo tôi bạn phải thanh toán tiền cho số hàng đã nhận. Việc phạt HĐ hay bồi thường thiệt hại sau đó nêu hai bên không giải quyết được thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án phân xử. Đằng này, bạn nhận hàng nhưng không trả tiền, người ta đi kiện bạn là lẽ đương nhiên, còn bên trong đúng sai thế nào thì sẽ phân xử sau bạn à. Nhưng chắc chắn 1 điều là nếu có kiện tụng,  bạn sẽ bị bên kia tính tiền lãi trên số tiền chưa trả!$0 $0 Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên đem hồ sơ đầy đủ đến Luật sư, sau khi xem chi tiết hồ sơ, họ sẽ có câu trả lời chính xác hơn cho bạn.$0
     
    Báo quản trị |  
  • #30657   07/12/2008

    trihunglaw
    trihunglaw

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng sẽ được áp dụng luật nào?

    công ty tôi là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Vừa qua công ty tôi có nhận được dự thảo hợp đồng cung cấp nội thất văn phòng trị giá 2 tỷ đồng cho một công ty 100% vốn của nước ngoài đăng ký thành lập  hoạt động tại Việt nam. Tuy nhiên nhiên trong dự thảo hợp đồng mà phía đối tác gửi cho chúng tôi có điều khoản giải quyết tranh chấp như sau:"Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng sẽ được áp dụng luật của Anh để giải quyết và cơ quan tài phán là trung tâm trọng tài quốc tế SSA của (Sinh Ga Po) để gải quyết.
    Nhưng hiện tại công ty của tôi là doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như  chúng tôi không hiểu gì pháp luật của Anh và lại càng không hiểu về trung tâm trọng tài của Sinh kia và tôi muốn nếu có xẩy ra tranh chấp hợp đồng sẽ được giải quyết bằng cơ quan tài phán của Việt Nam và dùng Luật của Việt Nam nhưng phía đối tác cương quyết giữ điều khoản giải quyết tranh chấp mà họ dự thảo.
    Xin hỏi Luật sư chúng tôi phải làm cách nào mà vừa ký được hợp đồng nhưng nếu xẩy ra tranh chấp chúng tôi vẫn được xử tại Việt Nam và dùng Luật Việt Nam
    Trân trọng cám ơn Luật sư!
     
    Báo quản trị |  
  • #30658   07/12/2008

    Nguyentrilac
    Nguyentrilac
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (288)
    Số điểm: 1370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Luật áp dụng

    Chào bạn.

    Bạn cần phải cho biết rõ là việc mua bán này là bán cho đối tác tại Việt Nam hay xuất khẩu.
    Nếu bán cho đối tác tại Việt Nam thì bạn viện dẫn các điều luật sau để yêu cầu áp dụng pháp luật Việt Nam:

    1.Công ty 100% vốn nước ngòai thành lập tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam (Do đó khi có tranh chấp thì tranh chấp này không có yếu tố nước ngòai).
    2. Theo quy định tại điều 758 Bộ luật Dân sự thì : "Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.".
    3. Theo quy định tại khỏan 3 điều 759 Bộ luật Dân sự và khỏan 2 điều 5 Luật Thương Mại thì "Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam."

    Bạn trích dẫn các điều luật này và khuyến cáo đối tác rằng : " Quan hệ hợp đồng giữa hai bên theo quy định của pháp luật Việt Nam là không có yếu tố nước ngòai do đó điều khỏan áp dụng luật pháp nước ngòai là vô hiệu, như vậy trong mọi trường hợp hợp đồng này vẫn bị chi phối bởi Luật Việt Nam, vậy đề nghị áp dụng Luật Việt Nam"

    Chúc bạn thành công

     
    Báo quản trị |