Chào mừng bạn đến với DanLuat. Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và bạn bè, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN. Xem Hướng Dẫn Sử Dụng.

tranh chấp di sản là nhà tình nghĩa

Chủ đề   RSS   
  • #321150 30/04/2014

    tranh chấp di sản là nhà tình nghĩa

    Tôi tên Trương Quán              Sinh năm 1940

     

    Thời gian năm 1990, Nhà nước có chủ trương xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình liệt sỹ. Khi đó thím của tôi tên là Lê Thị Châu là vợ của chú ruột tôi tên Trương Kiệt (Trương Kiệt là em ruột của ba tôi là Trương Lực) có một người con trai tên Trương Độ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ được Nhà nước công nhận Liệt Sỹ, hoàn cảnh của thím Châu lúc này ở một mình (chú tôi Trương Kiệt đã chết) tại vùng đất giữa cánh đồng thuộc thôn Hy Tường nên được Đảng ủy, Chính quyền xã chọn là đối tượng để xây dựng nhà tình nghĩa theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Lúc bấy giờ thím Châu còn có hai người con gái nữa, một người tên là Trương Thị Quận đã rời khỏi quê hương và đi đâu không rõ, một người tên là Trương Thị Đạt có chồng sống tại thôn Túy Sơn, xã Hoài Sơn, thím của tôi ở một mình.

    Khi chính quyền địa phương chọn thím của tôi là đối tượng được cấp nhà tình nghĩa, có liên hệ với em Trương Thị Đạt là con ruột của thím Châu, nhưng em Đạt lúc này có chồng ở Túy Sơn có bàn với gia đình chồng là từ chối đứng ra cùng lo với Nhà nước xây dựng nhà tình nghĩa cho mẹ (lúc này họ không nghĩ đến chuyện giánh đất sau này mà trốn tránh trách nhiệm trước mắt đó là đứng ra bỏ thêm tiền để xây, rồi phải lo cúng giỗ, nên họ đã từ chối). Khi đó, tôi Trương Quán là con cháu họ Trương, là anh con nhà chú bác với liệt sỹ Trương Độ xin đứng ra lo cùng với Chính quyền để xây dựng nhà tình nghĩa cho thím và đã được nhân dân thôn Hy Tường, Chính quyền thôn, xã đồng tình ủng hộ. Tuy không có thể hiện bằng văn bản nhưng giữa tôi và vợ chồng em Trương Thị Đạt thống nhất là giao nhà tình nghĩa để tôi xây dựng và tôi sẽ hưởng thừa kế, lo phần nhan khói, cúng giỗ cho ông bà sau này; vì liệt sỹ Trương Độ và chú tôi Trương Kiệt là người họ Trương, thím tôi không có con trai, còn con gái theo phía chồng không lo giỗ, thờ cúng được.

    Chính quyền địa phương đã chọn thửa đất thuộc xóm 1, thôn Hy Tường ở gần nhà của tôi để tôi thuận tiện trong việc cùng với nhà nước xây dựng nhà tình nghĩa và tôi lo nhan khói, cúng giỗ cho liệt sỹ Trương Độ và chú của tôi Trương Kiệt, thím của tôi lúc này đã già yếu rồi. Trước khi xây dựng giữa tôi và Chính quyền có sự thõa thuận là tôi sẽ bỏ ra 5 phân vàng và 20 công để cùng với Chính quyền địa phương xây dựng nhà tình nghĩa, việc thõa thuận này có biên bản thể hiện. Nhưng thực tế quá trình xây dựng nhà tình nghĩa, bản thân tôi Trương Quán và gia đình bỏ ra công sức và đóng góp tài sản nhiều hơn thõa thuận rất nhiều để lo xây dựng nhà tình nghĩa, vì tôi Trương Quán đã thống nhất với em Đạt là nhà tình nghĩa sau khi xây dựng xong tôi sẽ hưởng thừa kế tuy việc này không thể hiện bằng văn bản nhưng đã có sự thống nhất và bằng chứng là tôi Trương Quán đã đứng ra lo toan việc xây dựng nhà tình nghĩa cho thím. Do đó trong quá trình xây dựng tôi đã đóng góp cùng Chính quyền rất nhiều để có ngôi nhà tình nghĩa khang trang hơn và con cháu sau này thuận tiện cho việc cúng giỗ, giá trị công sức và tài sản mà tôi và gia đình đã bở ra khi đó ước tính trên 4 triệu đồng tiền mặt (tiền công, tiền ăn uống cho thợ xây, tiền công gánh đất nâng mặt bằng). Gía trị tiền mà tôi và gia đình bỏ ra dù có bao nhiêu đi nữa cũng không thể so sánh với trách nhiệm, tình cảm của tôi đối với gia đình liệt sỹ của họ Trương, điều này được nhân dân thôn Hy Tường và Chính quyền địa phương ghi nhận.

     

    Năm 1993, sau khi xây dựng nhà tình nghĩa xong, người con gái của thím tôi tên Trương Thị Quận lâu nay đi khỏi địa phương, không rõ ở đâu nay tìm về quê hương và đúng vào lúc vừa xây xong nhà tình nghĩa cho thím của tôi. Thấy vậy, gia đình chúng tôi đã ngồi lại họp và thống nhất việc thừa kế nhà tình nghĩa. Tại biên bản cuộc họp gia đình ngày 29/8/1993 có sự tham gia của Trương Thị Quận, Trương Thị Đạt, tôi – Trương Quán và những người cháu trong gia đình, nội dung cuộc họp thể hiện vì hai người con gái không có điều kiện nên thống nhất việc giao thừa kế nhà tình nghĩa cho tôi Trương Quán và có trách nhiệm lo lắng tuổi già cho thím, lo cúng giỗ ông bà và tôi ủy quyền lại cho con trai lớn của tôi là Trương Thanh Bình ở cùng với thím của tôi lo phụng dưỡng tuổi già cho thím và lo nhan khói cho ông bà. Ngoài ra trong cuộc họp còn thống nhất giao khu đất mà thím của tôi đã ở trước đây tại vùng đất giữa cánh đồng thuộc thôn Hy Tường cho con gái của thím là Trương Thị Đạt toàn quyền sử dụng, khai thác cây trái trên mãnh đất này. Biên bản cuộc họp đã được các bên thống nhất ký xác nhận và việc này hoàn toàn đúng với ý chí, nguyện vọng của thím tôi – Lê Thị Châu.

     

    Đến năm 1998, thím tôi Lê Thị Châu mất và không để lại chúc thư. Tôi và gia đình cùng với hai người con gái lo tang lễ cho thím sau đó người con gái Trương Thị Quận tiếp tục ở lại nhà tình nghĩa cho đến năm 2002 để lo nhan khói và để tang cho mẹ. Đến năm 2002, người con Trương Thị Quận không tiếp tục ở lại nhà tình nghĩa nữa mà giao lại cho tôi Trương Quán để hưởng thừa kế như đã thõa thuận, tôi có trách nhiệm lo nhan khói, cúng giỗ liệt sỹ Trương Độ và chú, thím của tôi. Việc bàn giao nhà này thể hiện bằng biên bản cuộc họp có sự tham gia của Trương Thị Quận, tôi Trương Quán – trưởng họ tộc, Trương Dân – em con nhà chú bác với tôi và có sự chứng kiến xác nhận của chính quyền địa phương. Trong biên bản thể hiện Trương Thị Quận thống nhất giao nhà tình nghĩa cho tôi Trương Quán, và tôi có nghĩa vụ lo nhan khói, cũng giỗ liệt sỹ Trương Độ, chú, thím của tôi. Ngoài ra có thể hiện nội dung trong thời gian Trương Thị Quận ở tại nhà tình nghĩa để tang chế cho mẹ và có sửa chữa lại phần bếp với giá trị là 2.000.000 đồng (hai triệu đồng), Trương Thị Quận yêu cầu tôi hoàn trả lại số tiền này, tôi thống nhất trả trước 1.000.000 đồng còn 1.000.000 đồng hẹn đến tháng 4/2003 trả đủ, và đến ngày 26/5/2004 tôi đã trả đủ số tiền này cho Trương Thị Quận.

     

    Từ năm 2002 đến nay tôi giao nhà tình nghĩa cho vợ chồng con gái lớn là Trương Thị Non trông coi, quản lý, lo nhan khói và cúng giỗ ông bà, trong mỗi năm đã lo 03 lần cúng giỗ, cụ thể ngày 21/1 Âm lịch giỗ chú tôi – Trương Kiệt, ngày 16/2 Âm lịch giỗ liệt sỹ Trương Độ, ngày 22/4 Âm lịch giỗ thím tôi – Lê Thị Châu; điều này có nhân dân và chính quyền địa phương biết rõ. Mọi việc tưởng như diễn ra theo đúng đạo lý và công bằng đối với gia đình tôi, hơn nữa quan hệ giữa gia đình tôi và em Trương Thị Đạt vẫn không có gì xảy ra, hàng năm em Đạt vẫn về ăn giỗ bình thường. Thế nhưng từ khi Nhà nước có chính sách quan tâm đến gia đình liệt sỹ, hàng năm có tiền hương khói cấp cho gia đình liệt sỹ nhân ngày 27/7, số tiền 200.000 đồng. Thấy số tiền này cấp cho con gái tôi là người lo nhan khói cho liệt sỹ Trương Độ nên gia đình em Trương Thị Đạt có ý muốn đòi số tiền này. Vì thấy số tiền không có gì lớn, bản thân tôi và gia đình có thể lo nhan khói và cúng giỗ cho liệt sỹ được nên chấp nhận giao số tiền này và quà cho gia đình liệt sỹ hàng năm để em Đạt nhận. Tưởng như mọi việc sẽ dừng ở đấy, gia đình em Đạt có ý muốn vòi vĩnh gia đình của tôi thêm tiền vì biết nhà nước xây nhà tình nghĩa  cho mẹ mà mình không  hưởng (vì lý do tôi đã trình bày ở trên) . Nhưng chuyện đâu có lý do của nó, em Đạt và gia đình biết trước là mình không có tư cách đòi lại nhà tình nghĩa mà nhà nước đã xây cho mẹ, vì ngay từ đầu mình đã từ chối không nhận thừa kế, em Đạt và gia đình từ chối đứng ra cùng Nhà nước xây dựng nhà tình nghĩa cho mẹ, từ chối thừa kế lo nhan khói cúng giỗ liệt sỹ Trương Độ và ông bà, họ thấy cái thiệt trước mắt mà quên đi đạo lý của người con, người cháu. Việc tranh chấp thừa kế nhà tình nghĩa bắt đầu vào khoản giữa năm 2013, gia đình em Đạt đòi gia đình của chúng tôi đưa 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) để xây, sửa chửa lại mộ của chú tôi Trương Kiệt, nhưng gia đình chúng tôi không chấp nhận đưa bằng tiền mặt mà chỉ chấp nhận để số tiền đấy gia đình chúng tôi trực tiếp đứng ra xây dựng mộ cho Chú tôi.

    Từ khi thời điểm thím tôi mất cho đến năm 2013 đã hơn mười năm và không xảy ra tranh chấp gì. Nhưng sau đó, việc đòi hỏi ngày càng leo thang, và gia đình em Đạt bất chấp cả tình cảm anh em, tiếp tục đòi lại cái vốn không thuộc về mình, đã từ chối trách nhiệm ngay từ ban đầu và thừa nhận quyền sở hửu của tôi ngay từ đầu.

    Từ khi gia đình tôi được giao trách nhiệm thừa kế, đã làm tròn trách nhiệm đối với tổ tiên của họ Trương. Hơn nữa đây là nhà tình nghĩa mà Nhà nước đã cấp cho người có công với Tổ quốc để thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đây là nơi lo nhan khói cho người có công với Tổ quốc chứ không phải là thứ để đem ra tranh chấp, giành giật như vậy được. Nếu gia đình em Đạt có ý tốt với người có công, với họ Trương, tại sao không giành lấy trách nhiệm của mình ngay từ ban đầu, mà khi có sửa chữa hay làm cái gì cho tổ tiên là cũng qui ra tiền để bắt gia đình tôi bù lại tiền như tôi đã trình bày ở trên; điều này họ hoàn toàn ý thức được rằng nhà tình nghĩa này không phải thuộc về họ ngay từ ban đầu. Để rồi tôi – trưởng tộc họ đứng ra lo công việc của tổ tiên. Từ đó đến nay, gia đình chúng tôi bỏ ra không biết bao nhiêu công sức để cải tạo mãnh đất và nhà tình nghĩa trở nên như ngày hôm nay. Khi xưa mãnh đất mà Nhà nước cấp là vùng đất trũng ngang với mặt ruộng, gia đình tôi đã tu bổ cải tạo trở thành như ngày hôm nay, điều này chúng tôi không thể đổi bằng vật chất. Tôi – Trương Quán – kiên quyết giữ lại nơi thờ cúng tổ tiên của họ Trương, chúng tôi kiên quyết không mua bán, chuyển quyền sở hữu mãnh đất này cho ai cả mà giữ lại để thể hiện trách nhiệm của con cháu đối với tổ tiên họ Trương.

    Gia đình em Đạt từ bỏ tình cảm, từ chối trách nhiệm của mình; bây giờ đòi lại đất mục đích để làm gì, vì tiền thì điều đó hoàn toàn trái với mong muốn  của người đã khuất.

    Sau thời gian kể từ khi thím tôi mất, nếu họ có yêu cầu gì thì có quyền khiếu nại, nhưng họ biết rằng họ không thể nào thắng được về lý và về tình cảm. Bởi vì khi đó chính họ là những người ký giao quyền thừa kế cho tôi – Trương Quán và trong đó có cả trách nhiệm thừa kế của tôi; nhân dân và chính quyền địa phương thừa biết là họ không có trách nhiệm gì, tất cả là thuộc về gia  đình tôi.

    Bản thân tôi và gia đình đều xuất than từ chân lấm tay bùn và ngày hôm nay cũng vậy, không am hiểu nhiều về pháp luật, do đó tôi chỉ trình bày những gì mà mình hiểu được và làm như thế nào mới đúng đạo lý.

    Trên đây là bản trình bày của tôi về việc tranh chấp nhà tình nghĩa. Tôi rất mong  Thu viện pháp luật tư vấn để tôi có hướng giành lại công bằng. Tôi xin chân thành cảm ơn!

     
    6497 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #321228   02/05/2014

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần


    Tôi chỉ tư vấn cho ông về luật!

    Ông cần xem lại nhà trên đã được cấp sổ hồng (gCNQSDD( hay chưa. về nguyên tắc nhà trên vẫn thuộc về gia đình của Đạt, bởi việc từ chối ko có giấy tờ thể hiện, nói về tình thì sai nhưng tôi biết ông cũng có nhiều điều chưa đúng khi kể về công sức! cũng như số tiền bỏ ra, o6hg cần cung cấp chi tiết về giấy tờ hiện có của căn nah2 trên

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Nguyễn Đình Thái Hùng

Email: luatsuthaihung@gmail.com

Website: http://Vplsthaihung.com

Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

Điện thoại 0903.017977